Đo lường và dự báo nhu cầu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế (Trang 78 - 81)

- Công tác thu thập thông tin về thị trường, về đối thủ

3.3.1.Đo lường và dự báo nhu cầu

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và được các xem là nền kinh tế nóng của khu vực. Sự ổn định chính trị, sự tăng trưởng về kinh tế cùng với những ưu đãi trong đầu tư là môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân từ 7-8% năm. Riêng các vùng trung tâm kinh tế, văn hóa có tốc độ phát triển cao hơn. Tốc độ phát triển bình quân của Thừa Thiên Huế trong thời gian qua khoảng 9,6 %. Theo kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh từ đây đến năm 2010, tốc độ phát triển kinh tế hàng năm từ 14-16%, GDP bình quân đầu người khoảng 950 USD/năm. Với kinh tế tăng trưởng, mức sống người dân được nâng lên thì nhu cầu sử dụng nhiên liệu như xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu ngày càng cao. Theo kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn từ 2005 đến 2015, số lượng cửa hàng xăng dầu tăng từ 110 cửa hàng năm 2005 lên 149 cửa hàng năm 2015. Xu hướng giảm số lượng cây xăng ở địa bàn thành phố Huế, tăng số lượng cây xăng ở các địa bàn huyện như Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy... theo hướng đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế cũng như đảm bảo chất lượng mặt hàng xăng dầu, ổn định thị trường đòi hỏi các cơ quan quản lý phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm tình trạng gian lận.

STT Địa bàn 2005 2010 2015 +,- 10/05 +,- 15/10 1 Phong Điền 16 20 22 4 2 2 Quảng Điền 8 11 12 3 1 3 Hương Trà 10 16 18 6 2 4 TP Huế 20 17 17 -3 0 5 Phú Vang 20 20 22 0 2 6 Hương Thủy 13 15 21 2 6 7 Phú Lộc 19 25 27 6 2 8 Nam Đông 1 2 4 1 2 9 A Lưới 3 4 6 1 2 10 Tổng cộng 110 130 149 20 19

(Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế)

Theo kế quy hoạch của tỉnh từ đây đến năm 2015, số lượng cửa hàng được xây dựng mới là 39 cửa hàng. Trong đó ở thành phố Huế giảm 3, còn lại là tăng lên. Nhưng đáng chú ý là ở các địa bàn Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà có số lượng cửa hàng tăng nhiều. Trong giai đoạn 2006- 2010 có 3 địa bàn cần quan tâm là Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền là những nơi có lượng cửa hàng tăng lên đáng kể. Đây là những huyện có mức độ đầu tư lớn của tỉnh trong thời gian tới. Nhằm khai thác thế mạnh ở những vùng này, tỉnh đã xây dựng chính sách đầu tư phát triển trong những năm tới tập trung ở khu vực này, đặc biệt là phát triển công nghiệp khai thác, chế biến, dịch vụ. Cùng với sự đầu tư phát triển kinh tế thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng tăng. Đây là một trong những cơ hội để Công ty phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu. Mục đích : vừa đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chất lượng xăng dầu cho quá trình công nghiệp theo chủ trương của nhà nước, vừa ổn định, chiếm lĩnh thị trường, tăng lợi nhuận kinh doanh xăng dầu.

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu từ 2007 – 2015

Năm Tổng nhu cầu (m3) Tốc độ phát triển (%)

2008 145000 106,622009 156000 107,59 2009 156000 107,59 2010 168000 107,69 2011 179000 106,55 2012 190000 106,15 2013 203000 106,84 2014 215000 105,91 2015 228000 106,05

(Nguồn : Sở Thương Mại Thừa Thiên Huế)

Theo dự báo của Bộ Thương mại trong đề án quy hoạch phát triển kho xăng dầu thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu bình quân giai đoạn 2006-2010 của cả nước là 6% năm. Dự báo đến sau năm 2010 nước ta vẫn phải dựa vào 40% lượng xăng dầu nhập khẩu. Nguồn cung xăng dầu trong nước được hình thành từ nhà máy lọc dầu số 1, số 2, nhà máy lọc dầu mini của Công ty Saigonpetro. Nguồn cung xăng dầu từ nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất với tổng công suất 6,5 triệu tấn / năm, trong đó xăng dầu là 5700 nghìn tấn, khí hóa lỏng 262 nghìn tấn, sản phẩm khác là 500 nghìn tấn. Nguồn cung từ nhà máy lọc dầu số 2 (Thanh Hóa) với công suất tương đương nhà máy lọc dầu số 1, dự kiến đi vào hoạt động năm 2008. Nguồn cung từ nhà máy lọc dầu mini khoảng 100 nghìn tấn/ năm.

Nhu cầu xăng dầu tăng trưởng khác nhau theo quy mô, mức tăng trưởng kinh tế ở mỗi địa phương. Căn cứ vào dự báo tốc độ tăng GDP của nền kinh tế thời kỳ 2006-2010, và tốc độ tăng trưởng bình quân nhu cầu xăng dầu các thời kỳ, nhu cầu sử dụng xăng dầu trên địa bàn tỉnh được dự đoán sẽ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,3% giai đoạn từ đây đến 2010. Mức độ sử dụng xăng dầu cho phương tiện ô tô, xe máy, các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế (Trang 78 - 81)