Thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT của đội ngũ GV trong dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 60 - 65)

Bảng 2.8. Thực trạng các mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học

STT Nội dung Mức độ X Thứ bậc Thường xuyên Khá TX Rất ít Không thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng 79 47 51 30,3 33 19,7 5 3 3,2 2 2 Ứng dụng CNTT vào tổ chức giảng dạy trên lớp 76 45,2 52 30,9 36 21,5 4 2,4 3,19 3 3 Ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá HS 69 41,1 55 32,7 37 22 7 4,2 3,1 4 4 Ứng dụng CNTT vào lưu trữ sản phẩm dạy học 81 48,2 49 29,2 33 19,6 5 3 3,23 1 Trung bình 45,4 30,8 20,65 3,15 3,18

54 Nhận xét: Qua bảng 2.8 ta thấy:

Mức độ thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường tiểu học huyện Đông Anh đạt mức độ khá thường xuyên thể hiện điểm trung bình chung X

= 3,18 (Min = 1, Max = 4) cụ thể:

Mức độ thực hiện ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học không đồng đều ở

các khâu. Được xếp ở vị trí thứ 1 được đánh giá thường xuyên hơn cả là khâu ứng dụng CNTT vào lưu trữ sản phẩm dạy học (X = 3,23). Khi điều tra chúng tôi nhận thấy, có một số trường các nhà quản lý đều chỉ đạo các tổ, khối lưu trữ sản phẩm các bài giảng điện tử tuy nhiên kho dữ liệu này chưa phong phú và khoa học. Song, ở mỗi cá nhân GV khi tham gia thi GV dạy giỏi trong các đợt hội giảng, họ nhận thấy bài giảng của đồng nghiệp có sáng tạo, thu hút HS, họ đều muốn xin lại làm tư liệu. Vì vậy, hầu như các GV đều thực hiện công việc lưu trữ sản phẩm dạy học nhưng mang tính cá nhân mà không có kho tư liệu chung của tổ, khối.

Với điểm trung bình là X = 3,2, khâu ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng

được đánh giá ở vị trí thứ bậc 2. Để giải thích cho thực trạng này chúng tôi có

phỏng vấn cô giáo dạy lớp 1 N.T.H trường tiểu học Uy Nỗ, cô cho biết: Các GV trong trường hầu hết đều nhận thức được vai trò quan trọng của CNTT, và đã được nhà trường tạo điều kiện đi học tập huấn xây dụng giáo án powerpoint, xong bản thân nhận thấy trình độ tin học chưa vững, không tự tin mỗi khi đứng trên lớp giảng dạy khi sử dụng máy móc, do vậy khâu chuẩn bị bài giảng được chú ý hơn cả, có giáo án tốt trước khi lên lớp khiến yên tâm hơn rất nhiều.

Tiếp theo ở vị trí thứ bậc 3 là khâu ứng dụng CNTT vào tổ chức giảng dạy trên lớp (X = 3,19), Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy trên lớp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như trình độ tin học, đồ dùng dạy học hiện đại (máy tính, máy chiếu, phông chiếu, loa, ...), mà thực tế trình độ tin học đa số ở mức độ cơ bản, việc nắm vững các phần mềm và xử lý khi xảy ra tình huống hầu như chưa có kinh nghiệm, thêm vào đó việc trang bị đồ dùng không được đồng bộ trong các nhà trường. Đây là nguyên nhân khiến việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy không được diễn ra thường xuyên. Hơn nữa việc bồi dưỡng trình độ tin học cho các thầy cô giáo có được tổ chức nhưng họ không được thực hành thường xuyên dẫn đến việc tiếp

55

thu cái mới đã khó lại mau quên. Do vậy mỗi nhà trường cần phải chú ý hơn nữa cho việc sử dụng CNTT trong dạy học.

Được đánh giá xếp cuối là khâu ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá HS

với điểm trung bình X = 3,1. Thực tế tất cả các đề kiểm tra của HS đều được sử dụng bản in đánh máy và coppy, song gần 25% ý kiến vẫn cho rằng khâu này rất ít cũng như không được thực hiện, có lẽ việc ra đề chỉ tập trung ở Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn. Hầu hết các trường đều rất ít hoặc hầu như không có kế hoạch tổ chức tập huấn cách ra đề cho GV,vì vậy ngân hàng đề trong các trường chưa phong phú, và việc thu thập, sưu tầm đề cũng diễn ra ở góc độ cá nhân mỗi GV.

Biểu đồ 2.1. Thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học

Chúng ta có thể nhìn thấy mức độ thực hiện ứng dụng CNTT vào các khâu của quá trình dạy học không đồng đều ở biểu đồ trên. Nói chung khi điều tra nhận thấy mức độ thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học một cách thường xuyên chủ yếu ở những GV trẻ, có trình độ tin học cơ bản, họ nhận thức rõ được vai trò quan trọng của CNTT trong việc giảng dạy.

56

Bảng 2.9. Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện của ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học

STT Nội dung Đánh giá mức độ X Thứ bậc Tốt Khá TB Không đáng kể SL % SL % SL % SL % 1 Ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng 72 42,8 38 22,6 41 24,5 17 10,1 2,98 3 2 Ứng dụng CNTT vào tổ chức giảng dạy trên lớp 82 48,8 32 19 44 26,3 10 5,9 3,10 2 3 Ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá HS 68 40,5 39 23,2 42 24,9 19 11,3 2,92 4 4 Ứng dụng CNTT vào lưu trữ sản phẩm dạy học 86 51,2 31 18,5 42 24,9 9 5,4 3,15 1 Trung bình 3,03 Nhận xét: Qua bảng 2.9 ta thấy:

Nhìn chung CB, GV trường tiểu học huyện Đông Anh đểu thừa nhận mức độ thực hiện của ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học ở mức độ khá thể hiện ở điểm trung bình chung X = 3,03.

Sau khi điều tra nhận thấy GV đều công nhận nếu đã soạn được 1 tiết học bằng máy tính chu đáo và ưng ý thì việc lên lớp thấy nhẹ nhàng hơn mà không phải mất thời gian viết bảng nhiều, song họ cũng đều thừa nhận rằng họ chưa thực sự chịu khó và cũng chưa đủ tự tin về trình độ tin học khi xây dựng bài giảng cũng như những tình huống xảy ra trong quá trình giảng dạy. Và một số GV (8,2 % ý kiến cho rằng tác dụng không đáng kể) rơi vào những trường hợp không biết sử dụng tin

57

học, họ thấy rằng rất lúng túng và không tự tin dùng máy tính, nhớ được thao tác máy tính thì quên bài giảng.

Đi tìm hiểu thống kê sâu hơn vào từng khâu của quá trình giảng dạy có ứng dụng CNTT chúng ta thấy:

Đứng ở vị trí thứ bậc 1 (X =3,15 ) là khâu ứng dụng CNTT vào lưu trữ sản phẩm dạy học được xem là khâu giúp giờ dạy đạt hiệu quả cao với 69,7% ý kiến

đánh giá có mức độ thực hiện khá tốt. Có lẽ khi mỗi GV đã có kho tư liệu các sản phẩm, tư liệu trong máy tính, thì họ sẽ nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho khâu chuẩn bị, thiết kế bài giảng.

Được đánh giá đứng ở vị trí thứ 2 với điểm trung bình X = 3,10 cùng với

67,8% ý kiến coi trọng mức độ thực hiện của khâu ứng dụng CNTT vào tổ chức giảng dạy trên lớp. Nghệ thuật sư phạm và cách truyền tải nội dung kiến thức đến

với HS có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả giờ dạy. Thêm vào đó một GV có sức hút về truyền tải kiến thức lại được hỗ trợ giảng dạy bằng các phương tiện đồ dùng hiện đại thì chắc chắn sẽ mang đến một giờ học thực sự hấp dẫn.

Thực trạng mức độ thực hiện của khâu ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng được đánh giá sau khâu tổ chức giảng dạy ở vị trí thứ 3 (X = 2,98). Điều này khớp với thực tế, một GV có khâu chuẩn bị tốt với trình độ tin học thành thạo mà không có sức truyền tải nội dung bài học hấp dẫn đến HS thì không phát huy được hết tác dụng của CNTT.

Ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá HS được đánh giá ở vị trị cuối cùng

thể hiện ở điểm trung bình X= 2,92, điều này chứng tỏ rằng khâu xây dựng ngân hàng đề trên máy tính của các trường thực hiện chưa tốt, phải chăng các nhà lãnh đạo nên có những buổi tập huấn cách thức ra đề cho toàn bộ GV trong trường. Thực tế hiện nay việc ra đề thường chỉ tập trung vào những CB quản lý và tổ trưởng chuyên môn, do vậy chưa tạo ra sự phong phú cho ngân hàng đề thi và kiểm tra.

Nhìn lại kết quả điều tra qua 2 bảng 2.8 và 2.9 ta thấy mặc dù khâu ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng được đánh giá thực ở mức độ thực hiện thường xuyên hơn khâu ứng dụng CNTT vào tổ chức giảng dạy trên lớp, nhưng khâu thực hiện của ứng dụng CNTT vào tổ chức giảng dạy trên lớp lại được đánh giá tốt hơn, cao

58

hơn so với ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng.Như vậy chúng ta tin rằng nếu

khâu chuẩn bị được chu đáo hơn nữa thì chắc chắn hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn. Phải chăng các nhà quản lý nên chú trọng hơn đến vấn đề bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho CB, GV trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 60 - 65)