quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học.
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học
STT Các biện pháp quản lý
Tính cần thiết Tính khả thi Hiệu số thứ bậc D = x – y D2 X Thứ bậc x X Thứ bậc y 1 Biện pháp 1 2,7 1 2,7 1 0 0 2 Biện pháp 2 2,65 3 2,64 2 1 1 3 Biện pháp 3 2,6 5 2,62 4 1 1 4 Biện pháp 4 2,67 2 2,63 3 -1 1 5 Biện pháp 5 2,64 4 2,59 5 1 1 ∑ D2 4
Để khẳng định mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất, đề tài sử dụng công thức tính tương quan thứ bậc Spierman để tính toán: 2 2 6 1 ( 1) D r N N
Trong đó: r là hệ số tương quan; D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh; N là số các biện pháp quản lý đề xuất. Giá trị của r càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt; r < 0: tương quan nghich; r > 0: tương quan thuận.
Theo kết quả ở bảng 3.3 thay giá trị vào công thức ta có: 2 6 4 1 0,8 5 (5 1) r
Kết quả r = + 0,8 cho thấy kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ; có nghĩa là giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động ứng CNTT vào dạy học tiểu học được đề xuất là phù hợp nhau. Các biện pháp quản lý
106
được đánh giá cần thiết ở mức độ nào (rất cần thiết, cần thiết hay không cần thiết) thì cũng có mức độ khả thi tương ứng.
Ví dụ: Ở biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CB, GV tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học. Theo ý kiến của phần lớn CB, GV,
biện pháp này rất cần thiết thể hiện ở điểm trung bình X = 2,7 – xếp thứ 1. Thực tế kiểm nghiệm, theo ý kiến của đối tượng được khảo sát, biện pháp 1 cũng có tính khả thi cao đứng thứ 1 với điểm trung bình X = 2,7.
Qua các phân tích ở trên cho thấy các biện pháp mà đề tài đưa ra là cần thiết và khả thi trong thực tế hiện nay.
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học
107
Kết luận chương 3
Trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo sự phát triển ổn định của nhà trường, đề tài đã đề xuất
được 5 biện pháp:
1. Nâng cao năng lực nhận thức cho CB, GV tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học.
2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho CB, GV.
3. Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT.
4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra ứng dụng CNTT vào dạy học, tổ chức thi đua khen thưởng.
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp được đề xuất bằng cách vận dụng tính hệ số tương quan thứ bậc Spierman cho kết quả r = 0.8. Điều đó cho phép khẳng định, những biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội là cần thiết và có tính khả thi cao.
Tuy vậy, các biện pháp được đề xuất mới được thực hiện qua khảo nghiệm nên được triển khai áp dụng cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và có các điều chỉnh thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý.
108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học là quá trình tác động của hiệu trưởng tiểu học thông qua các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra đến GV tiểu học, dạy học tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học.
Nội dung quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học: Lập kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học, tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học; chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học; kiểm tra đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học; quản lý cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT vào dạy học.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học bao gồm: yếu tố thuộc về nhà quản lý; yếu tố thuộc về giáo viên và yếu tố môi trường.
- Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học có hướng tích cực, đạt được những kết quả khả quan, bước đầu góp phần nâng cao chất lượng nhà trường. Song việc ứng dụng CNTT vào dạy học chưa được diễn ra thường xuyên, liên tục, kho tư liệu còn hạn chế, hiệu quả ứng dụng chưa cao, chưa khai thác hết được tính năng của các phần mềm dạy học.
Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học của các hiệu trưởng được
thực hiện theo các khâu: lập kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học; Tổ chức, chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học; Kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học; Quản lý CSVC phục vụ hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý hoạt động ứng dụng
CNTT vào dạy học là Người Hiệu trưởng, GV và yếu tố môi trường.
- Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn (chương 1 và chương 2) và trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo sự phát triển ổn định của nhà trường, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội như sau:
109
1. Nâng cao năng lực nhận thức cho CB, GV tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học.
2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho CB, GV.
3. Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT.
4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra ứng dụng CNTT vào dạy học, tổ chức thi đua khen thưởng.
Những biện pháp đã trình bày có thể chưa đầy đủ và hoàn chỉnh nhưng là những biện pháp mang tính cần thiết và khả thi để các nhà trường coi hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục.
Nếu sử dụng tốt các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT đã đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các nhà trường, tạo sự chuyển biến tích cực cho việc nâng cao từng bước chất lượng giáo dục hiện nay.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Phòng GD&ĐT
- Hoàn thiện website của Phòng GD&ĐT đăng tải hoạt động của giáo dục, các văn bản chỉ đạo của ngành, chính sách của địa phương về giáo dục.
- Lựa chọn thống nhất các phần mềm ứng dụng trong quản lý dạy học, có tiêu chí đánh giá thi đua cụ thể đối với các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, trên cơ sở đó các trường đưa vào kế hoạch năm học.
- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy tính cho các trường tiểu học để phục vụ tốt cho quản lý và dạy học.
- Mở thường xuyên hơn các lớp bồi dưỡng cho CB, GV, nhân viên về công tác ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học
- Tổ chức các chuyên đề ứng dụng CNTT nhằm phát hiện và phố biến kinh nghiệm hay về ứng dụng CNTT vào dạy học.
110
- Tham mưu với UBND huyện có chính sách ưu đãi thu hút CB, GV, giáo sinh tốt nghiệp thạc sỹ, bằng Đại học khá, giỏi về CNTT về công tác tại các trường trong huyện, xây dựng nguồn nhân lực CNTT cho các nhà trường.
2.2. Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường tiểu học
- Tham mưu, tranh thủ, huy động các nguồn lực tập trung cho ứng dụng và phát triển CNTT trong nhà trường.
- Xây dựng cổng thông tin điện tử của nhà trường nhằm công khai kế hoạch và các hoạt động giáo dục trong nhà trường, xây dựng kho tư liệu điện tử dùng chung.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để CB, GV tiếp cận và sử dụng máy tính. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT tại trường.
- Tăng cường chỉ đạo, giao kế hoạch, kiểm tra, đánh giá các cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn ứng dụng CNTT trong dạy học. Có những hình thức động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ, nhóm thực hiện tốt, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường.
2.3. Đối với giáo viên
- Học tập nâng cao trình độ về Tin học và Ngoại ngữ.
- Nhiệt tình tham giam các hoạt động, hưởng ứng các phong trào của nhà trường, tăng cường mức độ ứng dụng CNTT trong các giờ giảng.
- Tích cực khai thác mạng, internet về các phần mềm hỗ trợ dạy học để nâng cao hiệu quả công việc.
- Tăng cường thiết kế bài giảng E-learning, tích cực đóng góp vào kho dữ liệu dùng chung.
111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Danh Ánh (2003), Những nẻo đường lập nghiệp. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo, Tập bài giảng về Quản lý nhà trường dành cho lớp cao học Quản lý giáo dục.
3. Nguyễn Thanh Bình (2006),Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng CNTT trong dạy học. Kỷ yếu hội thảo khoa học. NXB Đại học Sư phạm.
4. Bộ Chính trị (Khóa VIII), Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 55/ 2008/CT-BGD&ĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 4119 /BGDĐT-GDTH, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2014-2015.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung mốt số điều của Luật Giáo dục. Tr 65,66.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Toán và phương pháp dạy học toán ở tiểu học. NXB Giáo dục.
10. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020.
12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2007), Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
13. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 04/8/93 về phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90.
112
14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Quyết định số 246/2005/QĐ – TTg về Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
15. Vũ Cao Đàm (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Giáo dục
Việt Nam.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X. NXB chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
17. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học. NXB Giáo dục.
18. Phạm Minh Hạc và các cộng sự (1989), Tâm lý học tập 1,2. NXB Giáo dục,
Hà Nội.
19. Nguyễn Kế Hào (1985),Sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học. NXB Giáo
dục, Hà Nội.
20. Harold Knoontz, Cyrill O’donnell, Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
21. Phó Đức Hòa – Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực. NXB Giáo dục, Hà Nội
22. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thế Ngữ (1988), Giáo dục học tập 1,2. NXB Khoa học
Kĩ thuật Giáo dục, Hà Nội.
23. Bùi Văn Huệ, Phạm Thị Thanh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2008), Giáo trình tâm lý học. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
24. Đặng Thành Hưng (tháng 9/2010), Bản chất của quản lý giáo dục. Tạp chí
Khoa học giáo dục, số 60.
25. Vương Thanh Hương (2007), Hệ thống thông tin quản lý giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm.
26. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục. NXB Đại học
Sư phạm.
27. Trần Khánh (2007), Tổng quan về ứng dụng CNTT - Truyền thông trong giáo dục. Tạp chí Giáo dục số 161.
28. Đào Thái Lai (2006), Những yêu cầu đối với người giáo viên về ứng dụng CNTT trong hoạt động nghề nghiệp.Nghiên cứu khoa học số 5.
113
30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề về lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Trọng Hậu, Tập bài giảng về Lý luận Quản lý và Quản lý giáo dục.
32. L.X. Vưgốtxki (1997), Tuyển tập tâm lý học. NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.
33. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên 2006), Giáo dục học. NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
34. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,, Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009.
35. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Công nghệ thông tin. NXB Tư pháp.
36. Trần Quốc Thành (2010), Khoa học quản lý đại cương. Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
37. Phạm Văn Thuần (2013), Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trong giáo dục (Tài liệu dùng cho học viên cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục).
38. UBND Thành phố Hà Nội (2012), Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 11/6/2012 về đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đến năm 2015.
39. Phạm Viết Vượng (2009), Giáo dục học. NXB ĐH quốc gia, Hà Nội.
40. Wikipedia-Bách khoa toàn thư mở, http://vi.wikipedia.org/wiki/công nghệ thông tin.
114 PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1
Về việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học ở các trường tiểu học – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội
(Phiếu dành cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học)
Để phát huy hết tính năng, tác dụng của CNTT, góp phần đổi mới phương pháp dạy học của đơn vị, đồng chí vui lòng cho biết những ý kiến đóng góp quý báu, giúp chúng tôi đề ra được biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của đơn vị.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các đồng chí.
Đồng chí vui lòng cho biết các nội dung sau bằng cách đánh dấu X vào ô trống phù hợp hoặc điền thông tin vào các phần trả lời:
Câu 1: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV trong các trường tiểu học.
Rất cần thiết Chưa cần thiết
Cần thiết Không cần thiết
Câu 2: Thực trạng trang bị CSVC cho ứng dụng CNTT tại trường đồng chí đang công tác.
TT Tên trang thiết bị Số lượng và chất lượng trang thiết bị Số lớp được sử dụng thường xuyên Số lớp không được sử dụng thường xuyên Số lượng Loại A (Tốt) Loại B (còn sử dụng được) Loại C (kém, không sử dụng được) 1 Máy tính 2 Máy in 3 Máy photocopy 4 Máy chiếu hắt 5 Máy chiếu đa năng 6 Máy chiếu vật thế