Thực trạng nhận thức vai trò quản lý trong đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 65)

của hiệu trưởng ở các trường tiểu học, huyện Đông Anh, TP Hà Nội

2.3.1. Thực trạng nhận thức vai trò quản lý trong đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học dạy học

Bảng 2.10. Vai trò của quản lý trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Rất quan trọng 135 80,3

2 Quan trọng 24 14,2

3 Bình thường 7 4,2

4 Không quan trọng 2 1,3

Biểu đồ 2.2. Vai trò của quản lý trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học

Nhận xét: Qua bảng 2.10 và biểu đồ 2.2 ta thấy:

Phần lớn ý kiến (80,3%) đều thừa nhận vai trò rất quan trọng của quản lý trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học. Có 24 ý kiến tương ứng với 14,2 % đánh giá là quan trọng, 4,2% đánh giá bình thường và tỷ lệ rất nhỏ 1,3 % ý kiến cho rằng không quan trọng. Điều này chứng minh về cơ bản các khách thể được khảo sát đều không phủ nhận được vai trò quan trọng của quản lý đổi với việc

59

đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học. Thực tế trong mỗi trường việc quản lý này đều được lên kế hoạch rõ từ đầu năm và thực hiện xuyên suốt trong năm học, số ít ý

kiến cho rằng vấn đề này không quan trọng có lẽ không nhận thức đúng được tầm

quan trọng của công tác quản lý trong nhà trường hoặc họ đánh đồng với ý kiến cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học không quan trọng. Như vậy thách thức đặt ra ở đây với các nhà quản lý phải làm thế nào để họ thực sự nhận ra tác dụng của việc ứng dụng CNTT nhất là trong thời điểm xã hội phát triển như ngày nay. Khi đi khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng nên hiểu rõ hơn nữa về thực trạng các mức độ thực hiện biện pháp quản lý và hiệu quả thực hiện hiện các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học trong các truờng tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội ra sao?

2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

60

Bảng 2.11. Thực trạng biện pháp xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học STT Biện pháp xây dựng kế hoạch Mức độ thực hiện X Thứ bậc Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Xác định mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kì.

69 41,1 93 55,3 6 3,6 2,38 4

2 Kế hoạch về đầu tư CSVC cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học

82 48,8 81 48,2 5 3,0 2,45 1

3 Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL.

73 43,5 89 52,9 6 3,6 2,39 3

4 Kế hoạch về chỉ đạo xây dựng một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các tiết dạy khác. 64 38,1 98 58,3 6 3,6 2,34 5

5 Kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT

76 45,2 87 51,8 5 3 2,42 2

61

Nhận xét: Theo bảng 2.11 ta thấy:

Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học huyện Đông Anh được đánh giá ở mức độ khá tốt nhưng chưa thực sự thường xuyên thể hiện ở điểm trung bình chung: X = 3,39

Trong đó các biện pháp nhỏ trong hệ thống biện pháp xây dựng kế hoạch đều được đánh giá thực hiện theo thứ bậc như sau:

Đứng ở vị trí thứ 1 là Kế hoạch đầu tư về cơ sở vật chất cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học.( X = 2,45). Đứng ở vị trí thứ 2 là Kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT (X = 2,42 ). Đứng ở vị trí thứ 3 là:- Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và cán bộ quản lý (X = 2,39 ). Tiếp đến ở thứ bậc 4 là: Xác định mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kì (X = 2,38) .Cuối cùng là Kế hoạch về chỉ đạo xây dựng một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các tiết dạy khác (X = 2,39)

Như vậy việc lập kế hoạch đầu tư về cơ sở vật chất đã được quan tâm và đưa vào kế hoạch năm học, đây chính là cơ sở để đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học bởi lẽ không thể ứng dụng CNTT tốt được nếu không có đủ CSVC tối thiểu như: máy tính, máy chiếu vật thể, máy chiếu projector ... Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng máy móc chưa đáp ứng được hết nhu cầu dạy và học, do vậy người Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch bổ sung liên tục trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó ta thấy có 45,2 % ý kiến cho rằng hiệu trưởng đã có kế hoạch thường xuyên dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT; Nhưng có

tới 51,8 % ý kiến cho rằng kế hoạch này được thực hiện ở mức độ đôi khi. Thực tế

này cho thấy cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác này, bên cạnh đó người hiệu trưởng cũng cần xây dựng thêm các kế hoạch xây dựng ngân hàng các giáo án điện tử để làm kho tư liệu, tham khảo và tự học hỏi cho GV trong trường.

Kế hoạch xác định mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kì và kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

62

trình độ CNTT cho GV và CBQL được đánh giá ở mức độ song song cùng nhau. Hầu hết các trường trong huyện đều có 1 đến 2 GV tin học có trình độ từ trung cấp trở lên được đào tạo bài bản, và có khả năng tiếp cận phần mềm mới nhanh chóng. Song thực tế ở các trường lại không biết tận dụng nguồn lực này. Như đã nói ở trên, mỗi năm một trường cử 2 đồng chí đi tập huấn phần mềm dạy học mới, thì đa phần các trường cử các đồng chí GV cơ bản đi, mà không sử dụng GV tin học đi tiếp thu rồi về tập huấn lại cho GV còn lại trong trường. Bên cạnh đó 55,3% ý kiến cho rằng việc xác định mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT trong dạy học đã có trong kế hoạch đầu năm học nhưng chưa được diễn ra thường xuyên, ít được bổ sung và thực hiện trong kế hoạch tháng.

58,3% ý kiến đánh giá là đôi khi thực hiện và 3,6% ý kiến cho rằng hầu như

không thực hiện đối với kế hoạch về chỉ đạo xây dựng một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các tiết dạy khác. Sau khi nói chuyện với các GV và tổ trưởng chuyên môn, chúng

tôi được biết: các trường thường tập trung xây dựng chuyên đề vào tháng 8 hàng năm khoảng 2 - 3 tiết/1 tuần, sau đó trong năm thì cứ 1 tháng 1-2 tiết chuyên đề. Song các tiết chuyên đề này thường được thực hiện chủ yếu tập trung sâu ở chuyên môn và tích hợp giáo dục giao tiếp và nếp sống văn minh cho HS, rất ít chuyên đề hay hội thảo khai thác đi sâu, mổ xẻ ứng dụng CNTT thế nào cho hiệu quả trong tiết dạy giúp HS chủ động lĩnh hội kiến thức, hay kĩ năng soạn giảng giáo án điện tử nhanh và hiệu quả....

63

2.3.2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học

Bảng 2.12. Thực trạng biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học STT Biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện Mức độ thực hiện X Thứ bậc Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % 1

Quán triệt tới các tổ, khối chuyên môn mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kì.

85 50,6 78 46,6 5 3 2,48 1

2

Chỉ đạo các tổ khối xây dựng các giáo án điện tử, bài giảng E-learning để dự thi cấp trường và cấp Huyện.

76 45,2 84 50 8 4,8 2,4 3

3

Tổ chức hội giảng, hội thảo chuyên đề ứng dụng CNTT vào dạy học.

61 36,3 96 57,1 11 6,6 2,29 5

4

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL.

62 36,9 97 57,7 9 5,4 2,3 4

5

Thực hiện dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT.

81 48,2 81 48,2 6 3,6 2,45 2

64 Nhận xét: Theo bảng 2.12 ta thấy:

Kết quả khảo sát thể hiện mức độ thực hiện biện pháp này của hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội được đánh giá ở mức khá và gần tương đương với biện pháp thứ nhất ( với điểm trung bình chung X = 2,38), 43,4 % ý kiến cho rằng thực hiện biện pháp thường xuyên, 51,9% ý kiến cho rằng là đôi khi và 4,68% ý kiến đánh giá không thường xuyên thực hiện.

Đi sâu vào từng biện pháp nhỏ thấy rằng biện pháp xác định mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy cho từng giai đoạn, từng học kì trong

kế hoạch đầu năm học đều được hiệu trưởng các trường triển khai về tới các tổ, khối chuyên môn (50,6% ý kiến đánh giá thường xuyên). Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm triển khai trực tiếp đến các tổ viên trong khối. Do vậy hầu hết GV đều nắm được kế hoạch trong năm học, tuy nhiên tồn tại số ít 3% ý kiến đánh giá không cao công tác này và biện pháp nhỏ này vẫn được đánh giá ở thứ bậc 1.

Do đã xây dựng tiêu chí đánh giá tiết dạy về chất lượng bài dạy, phân bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học, mức độ thành thạo của GV trong việc sử dụng đồ

dùng dạy học hiện đại, nên công tác thực hiện dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT được đánh giá đứng thứ 2 trong hệ thống biện pháp này

(48,2% ý kiến cho rằng thực hiện thường xuyên). Qua điều tra cho thấy, việc dự giờ, thanh tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT không được diễn ra thường xuyên theo kế hoạch mà chỉ tập trung thường xuyên vào các đợt hội giảng, thi GV giỏi cấp Trường ... Hầu hết các tiết dự giờ đột xuất không sử dụng thiết bị đồ dùng hiện đại có ứng dụng CNTT, chủ yếu là theo phương pháp dạy học truyền thống. Nhưng chúng ta cũng nên nhìn vào thực trạng CSVC để đánh giá, việc không sử dụng được CNTT thường xuyên vào giờ dạy có lẽ do CSVC còn hạn chế, việc mang vác máy móc không thuận tiện, mất thời gian, cộng thêm trình độ tin học của GV không cao, với sự e ngại mất thời gian để soạn một giáo án hiệu quả.

Việc đánh giá trình độ, cũng như quá trình tự trau dồi kiến thức ứng dụng CNTT của GV cũng được cụ thế hóa qua biện pháp nhỏ được đánh giá xếp thứ bậc

thứ 3 là: Chỉ đạo các tổ khối xây dựng các giáo án ĐT, bài giảng E-learning để dự thi cấp Trường và cấp Huyện, có 45,2% ý kiến đánh giá công tác này được thực

65

hiện ở mức độ thường xuyên, thực tế đi khảo sát chúng tôi thấy trong 2 năm trở lại đây, phong trào thiết kế bài giảng E-learning được diễn ra sôi nổi trong địa bàn huyện, tuy nhiên kết quả nhận được trong cơ cấu giải của cuộc thi đều thuộc về GV tin học và những GV trẻ của các trường. Khi trao đổi cụ thể với GV trong trường được biết nhà trường có triển khai các cuộc thi soạn giáo án điện tử, thiết kế bài giảng E -learning đến toàn bộ GV trong trường, tuy nhiên một số GV lại xin không làm bài giảng và thay bằng một tiết dạy với PPDH truyền thống với lý do không biết tin học, thêm vào đó có một số GV biết ít tin học hoặc không thành thạo sử

dụng nhờ những GV giỏi tin học làm giúp. Như vậy rõ ràng công tác Tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL càng cần được đẩy mạnh và diễn

ra thường xuyên hơn. Và qua khảo sát cũng chứng minh rõ ý kiến này: Có 36,9% ý kiến đánh giá công tác này thực hiện thường xuyên; 63,1% ý kiến cho rằng đôi khi thực hiện và rất ít thực hiện.

Cuối cùng công tác tổ chức hội giảng, hội thảo chuyên đề ứng dụng CNTT vào dạy học được đánh giá thấp nhất trong biện pháp này. Như chúng ta đã thấy qua

khảo sát biện pháp xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học ở trên thấy rằng kế hoạch về chỉ đạo xây dựng chuyên đề các tiết có ứng dụng CNTT để rút kinh nghiệm cũng chưa được thường xuyên, điều này kéo theo công tác tổ chức, chỉ đạo cũng được nhiều ý kiến đánh giá chỉ ở mức đôi khi (57,1% ý kiến).

66

2.3.2.3.Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học

Bảng 2.13. Thực trạng biện pháp kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT vào dạy học

STT Biện pháp kiểm tra, đánh giá Mức độ thực hiện X Thứ bậc Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % 1

Kiểm tra các tổ, khối trong việc quán triệt đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kì.

76 45,2 73 43,5 19 11,3 2,33 3

2

Kiểm tra việc các tổ, khối xây dựng các giáo án điện tử, bài giảng E- learning để dự thi cấp Trường và cấp Huyện.

80 47,6 76 45,3 12 7,1 2,40 2

3

Kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào dạy học thông qua dự giờ các chuyên đề, thanh tra, kiểm tra các tiết có ứng dụng CNTT.

83 49,4 76 45,3 9 5,3 2,44 1

4

Kiểm tra việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT của GV và CBQL. 72 42,9 49 29,1 47 28 2,15 5 5 Điều chỉnh những sai lệch trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học 75 44,6 64 38,1 29 17,3 2,27 4 Trung bình 77,2 45,9 67,6 40,3 23,2 13,8 2,32

67 Nhận xét: Theo bảng 2.13 ta thấy:

Bất cứ một kế hoạch nào đưa ra cũng cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra, đánh giá này có thể tiến hành thường xuyên, đôi khi hoặc không thường xuyên. Theo bảng 2.12 ở trên việc kiểm tra đánh giá được diễn ra không thường xuyên. Qua bảng khảo sát 2.13 cho chúng ta càng thấy rõ điều ấy.

Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp nhỏ trong hệ thống biện pháp kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT vào dạy học xếp thứ bậc lần lượt như sau:

- Kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào dạy học thông qua dự giờ các chuyên đề, thanh tra các tiết có ứng dụng CNTT (X = 2,44)

- Kiểm tra việc các tổ, khối xây dựng các giáo án điện tử, bài giảng E- learning để thi cấp trường và cấp Huyện (X = 2,40)

- Kiểm tra các tổ, khối trong việc quán triệt đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kì (X = 2,33)

- Điều chỉnh những sai lệch trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học (X = 2,27)

- Kiểm tra việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT của GV và CBQL (X = 2,15)

Công tác KT, ĐG của hiệu trưởng không được diễn ra thường xuyên trong năm chủ yếu tập trung ở các đợt hội giảng và thi GV dạy giỏi. Sau khi hết đợt thi hoặc hội giảng, ban giám hiệu đều nhìn nhận thấy rõ những GV có năng lực, hoặc ham học hỏi tích cực trau dồi kiến thức ứng dụng CNTT vào giảng dạy và những mong muốn của họ được thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhưng không đủ điều kiện đáp ứng. Một phần do CSVC chưa đáp ứng được nhu cầu nên trên thực tế xảy ra tình trạng lớp học được lắp đặt đẩy đủ máy tính và máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy thường xuyên có ứng dụng CNTT thì GV lớp đó lại

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)