Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 105)

Các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học đã được nêu ở trên đều có vị trí quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà nội. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trò riêng, nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia, hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.

Biện pháp thứ nhất Nâng cao năng lực nhận thức cho CB, GV tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học là tiền đề để xây dựng và phát triển

các các biện pháp khác. Bởi nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì phải có nhận thức đúng.

Việc Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho CB, GV (biện pháp 2) Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT của GV trong dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT (biện pháp 3) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học (biện pháp 4) Tăng cường thanh tra, kiểm tra ứng dụng CNTT vào dạy học, tổ chức thi đua khen thưởng (biện pháp 5) là những biện

pháp không thể tách rời để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Cơ sở để phát triển ứng dụng CNTT trong nhà trường trước hết phải có con người có trình độ và khả năng ứng dụng CNTT, nếu không có nguồn lực CNTT có trình độ cơ bản thì chắc chắn quá trình quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học của hiệu trưởng sẽ không thành công. Khi GV đã có trình độ có trình độ tin học cơ bản, họ sẽ nhanh chóng đẩy mạnh các hoạt động có ứng dụng CNTT trong nhà trường. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa sẽ đảm bảo

99

hệ thống CNTT hoạt động ổn định, cung ứng được các dịch vụ cho người sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Và để khai thác tốt các ứng dụng CNTT trong dạy học không thể thiếu việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời. Kết quả của biện pháp này có thể là thông tin để điều chỉnh các nội dung, trình tự thực hiện của các biện pháp trước.

Các nhà trường cần phải có những nhận định vận dụng, phối hợp một cách linh hoạt, hài hòa, đồng bộ tất cả các biện pháp trên sẽ đạt được mục tiêu chung. Ta có thể mô tả mối quan hệ của các biện pháp

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá được sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên.

3.4.2. Nội dung và cách khảo nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng phiếu điều tra CBQL và GV của 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Trên mỗi phiếu ghi 05 biện pháp nêu trên với các cấp độ:

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Quy trình xin ý kiến được tiến hành thông qua các bước sau: Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến (xem phụ lục ...)

HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP BIỆP PHÁP 1 BIỆP PHÁP 2 BIỆP PHÁP 3 BIỆP PHÁP 4 BIỆP PHÁP 5

100

Đề tài đánh giá sự cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CTTT vào dạy học theo hai tiêu chí:

- Tiêu chí 1: Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

- Tiêu chí 2: Điều tra về tính khả thi sau khi thực hiện các biện pháp quản lý theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra

- Nguyên tắc lựa chọn: CBQL và GV các trường

- Số lượng khách thể điều tra: 168 gồm CBQL và GV 3 trường. Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu.

Việc đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học hiện nay và hiệu quả của các biện pháp đó bằng cách cho điểm như sau:

Về tính cần thiết: + Rất cần thiết: 3 điểm

+ Cần thiết: 2 điểm

+ Không cần thiết: 1 điểm

Về tính khả thi: + Rất khả thi: 3 điểm

+ Khả thi: 2 điểm

+ Không khả thi: 1 điểm

Cách tính toán:

Cách tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp bằng công thức sau:

1 2 3 1 2 3 (1. 2. 3. ) ( ) m m m F n m m m    

Trong đó: n = 1,2,...,5 đây là các biện pháp quản lý theo thứ tự từ biện pháp thứ 1 đến biện pháp thứ 5 (chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp)

101

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

3.4.3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học.

Bảng 3.1. Tính cần thiết các biện pháp mà nhà trường sẽ thực hiện nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học

STT Các biện pháp quản lý Tính cần thiết Trung bình Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần

thiết SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 123 73,2 43 25,6 2 1,2 2,7 1 2 Biện pháp 2 112 66,7 54 31,1 2 1,2 2,65 3 3 Biện pháp 3 102 60,7 65 38,7 1 0,6 2,6 5 4 Biện pháp 4 116 69 50 29,8 2 1,2 2,67 2 5 Biện pháp 5 110 65,5 56 33,3 2 1,2 2,64 4 2,65 Nhận xét: Qua bảng 3.1 ta thấy:

Qua phiếu trưng cầu lấy ý kiến của CBQL và GV trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội về mức độ cần thiết của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra, chúng tôi nhận thấy về cơ bản ý kiến đưa ra đều cho rằng các biện pháp đề xuất là cần thiết và rất cần thiết (điểm trung bình chung đạt 2,65). Mức độ chênh lệch về tính cần thiết của biện pháp đánh giá cao nhất và biện pháp đánh giá thấp nhất ∆ = 0,1 (2,6 ≤ X ≤ 2,7) là con số tương đối nhỏ cho thấy sự phù hợp giữa các biện pháp được đề xuất với tình hình thực tế của các nhà trường. Cụ thể như sau:

Có điểm trung bình đạt 2,7 biện pháp 1: Nâng cao năng lực nhận thức cho cán bộ, giáo viên tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học,

đứng vị trí thứ 1 với đa số các ý kiến đều cho là rất cần thiết và cần thiết. Qua điều tra, phỏng vấn cho thấy trong những năm gần đây việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của CNTT trong các trường tiểu học huyện Đông Anh nói chung diễn ra rất tốt. Trong nhiệm vụ năm học của các trường đều nhấn mạnh việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và dạy học.

102

Vị trí thứ 2 là biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Trong quá trình điều tra cho thấy nhiều ý kiến cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học không được thường xuyên và phát triển mạnh là do cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Có lẽ vì vậy mà biện pháp này được đánh giá rất quan trọng với điểm trung bình: X = 2,67.

Vị trí thứ 3 là biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho cán bộ, giáo viên. Biện pháp này được đánh giá đứng sau biện pháp 4 cũng là

điều dễ hiểu, khi cơ sở vật chất được đảm bảo thì việc bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho CB, GV chắc chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Vị trí thứ 4 là biện pháp 5: Tăng cường thanh tra, kiểm tra ứng dụng CNTT vào dạy học, tổ chức thi đua khen thưởng (X = 2,64). Qua điều tra chúng tôi nhận

thấy trình độ CNTT của nhiều GV còn hạn chế. Có GV còn chưa biết tin học cơ bản chứ đừng nói đến thiết kế giáo án, bài giảng điện tử nên việc tăng cường kiểm tra, đánh giá các tiết dạy có ứng dụng CNTT sẽ khiến GV sợ và mất tự tin. Nhất là hoạt động ứng dụng CNTT lại được đưa vào tiêu chuẩn thi đua. Do vậy, đi đôi với việc kiểm tra, thanh tra Hiệu trưởng cũng cần tăng cường động viên, khen thưởng kịp thời đến các GV có tích cực tham gia các hoạt động, và quan tâm hơn tới những GV có tuổi trong trường.

Cuối cùng ở vị trí thứ 5 là biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT (X = 2,6) . Biện pháp này cũng được đánh giá là cần thiết, song khi áp

dụng thường gặp những khó khăn bởi lý do căn bản là cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng CNTT trong thực tế, và một số GV không thực sự tích cực thay đổi tiếp cận cái mới.

Như vậy chúng ta đều nhận thấy rằng các biện pháp được đề xuất đều rất cần thiết, nếu các trường biết vận dụng một cách linh hoạt và đồng bộ chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học.

3.4.3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học.

103

Bảng 3.2. Tính khả thi các biện pháp mà nhà trường sẽ thực hiện nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học

ST T Các biện pháp quản lý Tính khả thi Trung bình Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 117 69,6 49 29,2 2 1,2 2,7 1 2 Biện pháp 2 111 66,1 54 32,1 3 1,8 2,64 2 3 Biện pháp 3 106 63,1 60 35,7 2 1,2 2,62 4 4 Biện pháp 4 110 65,5 54 32,1 4 2,4 2,63 3 5 Biện pháp 5 104 61,9 60 35,7 4 2,4 2,59 5 2,64 Nhận xét: Qua bảng 3.2 ta thấy:

Hầu hết tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ khả thi cao thể hiện ở điểm trung bình chung là 2,64. Tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất được thể hiện rõ ở điểm trung bình dao động từ 2,59 đến 2,7. Trong đó xếp ở vị trí thứ 1 là biện pháp 1 với điểm trung bình cao nhất: 2,7. Thứ hai là biện pháp 2 (X = 2,64). Vị trí thứ 3 là biện pháp 4 (X = 2,63). Vị trí thứ 4 là biện pháp 3 (X = 2,62) và thấp nhất với điểm trung bình X = 2,59 là biện pháp 5.

Như đã nói ở trên nhận thức là cơ sở của hành động nên dễ nhận thấy biện

pháp 1 Nâng cao năng lực nhận thức cho cán bộ, giáo viên tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học (X = 2,7), và biện pháp 2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho cán bộ, giáo viên (X = 2,64) được đánh giá rất khả thi, chứng tỏ nếu thực hiện hai biện pháp này sẽ giúp GV tích cực tham gia các hoạt động có ứng dụng CNTT của nhà trường.

Biện pháp 4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh cộng tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Mặc dù

được đánh giá có tính khả thi cao với điểm trung bình (X = 2,63) nhưng thực tế cho thấy không thể một sớm một chiều có thể làm tốt được biện pháp này bởi sự nhận thức của cá nhân mỗi người, mỗi tổ chức, ... về xã hội hóa giáo dục chưa đầy

104

đủ. Để biện pháp này có tính khả thi cao hơn, có hiệu quả thiết thực hơn, cần phối kết hợp mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức liên quan. Tổ chức nhiều hoạt động về giáo dục và mời các cấp, các ngành, các đoàn thể cùng tham gia để hiểu và sẵn sàng ủng hộ tinh thần cũng như vật chất cho hoạt động giáo dục và bồi dưỡng GV.

Cũng như ở biện pháp 3 Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học, đẩy mạnh đổi mới dạy học theo hướng ứng dụng CNTT và biện pháp 5 Tăng cường thanh tra, kiểm tra ứng dụng CNTT vào dạy học, tổ chức thi đua khen thưởng. Khi được hỏi thì một vài người còn do dự về tính khả thi bởi đây là vấn để

không hề đơn giản, vì cơ sở vật chất và nội dung tin học được đưa vào nhà trường hiện nay còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của đông đảo GV và HS. Mặt khác do chưa có văn bản, quy định ràng buộc GV về việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Phần lớn con số đánh giá khả thi này là ở CB và GV trẻ có thể tiếp cận nhanh với CNTT. Hơn nữa đối với những GV tâm huyết tìm tòi sáng tạo chưa được động viên khích lệ và đánh giá cao. Do vậy để các biện pháp này có tính khả thi cao hơn thì các nhà quản lý cần tìm hiểu và nắm bắt hơn về tâm lý, tâm tư nguyện vọng của CB, GV trong trường.

Qua 2 bảng 3.1 và 3.2 ta thấy có sự tương đồng giữa tính cần thiết và tính khả thi ở cả 5 biện pháp được đề xuất thể hiện ở điểm trung bình và thứ bậc không dao động nhiều.

105

3.4.4. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học. quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học.

Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học

STT Các biện pháp quản lý

Tính cần thiết Tính khả thi Hiệu số thứ bậc D = x – y D2 X Thứ bậc x X Thứ bậc y 1 Biện pháp 1 2,7 1 2,7 1 0 0 2 Biện pháp 2 2,65 3 2,64 2 1 1 3 Biện pháp 3 2,6 5 2,62 4 1 1 4 Biện pháp 4 2,67 2 2,63 3 -1 1 5 Biện pháp 5 2,64 4 2,59 5 1 1 ∑ D2 4

Để khẳng định mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất, đề tài sử dụng công thức tính tương quan thứ bậc Spierman để tính toán: 2 2 6 1 ( 1) D r N N    

Trong đó: r là hệ số tương quan; D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh; N là số các biện pháp quản lý đề xuất. Giá trị của r càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt; r < 0: tương quan nghich; r > 0: tương quan thuận.

Theo kết quả ở bảng 3.3 thay giá trị vào công thức ta có: 2 6 4 1 0,8 5 (5 1) r       

Kết quả r = + 0,8 cho thấy kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ; có nghĩa là giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động ứng CNTT vào dạy học tiểu học được đề xuất là phù hợp nhau. Các biện pháp quản lý

106

được đánh giá cần thiết ở mức độ nào (rất cần thiết, cần thiết hay không cần thiết) thì cũng có mức độ khả thi tương ứng.

Ví dụ: Ở biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CB, GV tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học. Theo ý kiến của phần lớn CB, GV,

biện pháp này rất cần thiết thể hiện ở điểm trung bình X = 2,7 – xếp thứ 1. Thực tế kiểm nghiệm, theo ý kiến của đối tượng được khảo sát, biện pháp 1 cũng có tính khả thi cao đứng thứ 1 với điểm trung bình X = 2,7.

Qua các phân tích ở trên cho thấy các biện pháp mà đề tài đưa ra là cần thiết và khả thi trong thực tế hiện nay.

Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)