Biện pháp 1: Nâng cao năng lực nhận thức cho CB,GV tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 93 - 97)

của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Làm cho CB, GV thấy được tầm quan trọng, tính tích cực và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong nhà trường.

- Làm cho CB, GV hiểu đúng, sâu sắc về bài giảng có ứng dụng CNTT góp phần đổi mới tư duy quản lý, đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.

- Tạo được sự nhất trí, đồng thuận cao trong tập thể sư phạm nhà trường từ đó huy động được tối đa sức mạnh của tập thể nhà trường vào ứng dụng CNTT trong dạy học.

Nhận thức là cơ sở của hành động. Khi chúng ta nhận thức đúng thì hành động mới đem lại hiệu quả cao, như mong muốn. Nhận thức có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy biện pháp: “Nâng cao nhận thức cho CB, GV tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học” là biện pháp có vị trí quan trọng, quyết định hướng đi và hiệu quả của việc nâng cao chất lượng dạy học; là tiền đề cho các biện pháp còn lại.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Tổ chức quán triệt tuyên truyền làm cho toàn thể CB, GV, công nhân viên nhà trường thấy được sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trên thế giới và trong nước, thấy được lợi ích của CNTT đem lại, thấy được vị trí của mình trong thời đại mới, thời đại của CNTT, thời đại của công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức.

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền về quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của sở GD&ĐT, của PGD&ĐT về vai trò, lợi ích của CNTT mang lại để CB, GV trong nhà trường hiểu đúng, nhận thức đúng và trên hết là họ tự giác thực hiện.

-Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong ban lãnh đạo, chi ủy, công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường trên cơ sở đó tạo thành sự quyết tâm

87

trong tập thể CB, GV, công nhân viên và HS để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường về đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Thực hiện đổi mới tư duy trong giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức thực hiện, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục. Giúp cho CB, GV có ý thức tự học hỏi, có ý chí vươn lên với tinh thần trách nhiệm cao. Giúp cho người học tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và các yêu cầu của xã hội.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần xây dựng môi trường học hỏi giữa đội ngũ GV, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện và chuẩn hóa về cơ sở vật chất góp phần giúp nhà trường nhanh chóng thích ứng trước các yêu cầu đặt ra ngày càng cao của xã hội.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Việc đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT vào dạy học trong công tác quản lý ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội chỉ có thể thành công khi mục tiêu và tầm nhìn chung phải được thống nhất từ lãnh đạo, đến CB GV, nhân viên trong nhà trường.

Thực tế trong quá trình triển khai quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học nhiều trường tiểu học không tránh khỏi những khó khăn thách thức, trong số đó là sự không đồng thuận của CB và một số GV trong việc học tập và ứng dụng CNTT vào dạy học. Lý do của việc không đồng thuận là do GV không thông thạo tin học, ngại học tập để áp dụng công nghệ mới; cũng có thể do nhận thức của GV chưa cao về vai trò ứng dụng CNTT hay thấy rằng việc này không cần thiết trong môn mình giảng dạy. Cũng có thể là do chính các nhà quản lý, một vài trong số họ đã nhiều tuổi cũng ngại tiếp nhận cái mới, không thông thạo tin học, dẫn đến việc triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học chưa sâu sắc và hiệu quả.

Do vậy điều đầu tiên phải làm cho CB, GV hiểu được tại sao phải đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT trong dạy học, điều này sẽ mang lại lợi ích gì? CNTT sẽ giúp CB, GV thích ứng sự thay đổi và phát triển bắt kịp với xu thể phát triển của thời đại.

88

Lãnh đạo các nhà trường, trước hết là Hiệu trưởng các nhà trường cần tìm hiểu, nhận thức đúng đắn về các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT về CNTT trong lĩnh vực hoạt động giáo dục. Lãnh đạo nhà trường phải là người tiên phong, đi đầu trong học tập và ứng dụng CNTT, là tấm gương sáng cho CB và GV trong nhà trường noi theo, tạo ra và thúc đẩy các phong trào ứng dụng CNTT trở nên mạnh mẽ hơn.

Tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT về CNTT trong lĩnh vực hoạt động giáo dục nói chung và trong dạy học nói riêng đến CB, GV trong nhà trường. Việc triển khai, phổ biến các văn bản này có thể bằng nhiều hình thức như phổ biến trực tiếp trong các buổi sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chuyên môn tập trung toàn trường; gửi các văn bản cũng như kế hoạch ứng dụng CNTT của trường về cho các tổ, chuyên môn nghiên cứu và triển khai cho GV trong tổ; tổ chức hội thảo chuyên đề hướng dẫn GV tìm kiếm và xem các văn bản mới trên các trang web của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT và của trường...

Trong việc ứng dụng CNTT, trước hết phải làm thay đổi nhận thức, tư duy của CB, GV làm cho họ thấy được vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. GV phải hiểu được ứng dụng CNTT là một xu thế, là một phương tiện dạy học mới để phát huy phương pháp dạy học tích cực, phát huy khả năng sáng tạo của GV và HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Như vậy nhà lãnh đạo cần phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT vào dạy học một cách cụ thể và chi tiết cho từng nội dung, từng giai đoạn của năm học với các hình thức phù hợp với từng thành phần đối tượng, và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Như vậy trước hết người hiệu trưởng cần tìm hiệu đánh giá, mức độ nhận thức, hiểu biết, trình độ tin học và yếu tố tâm lý của các CB, GV trong nhà trường; Nắm bắt rõ tình hình nguồn lực kinh tế, số lượng CSVC của nhà trường và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học.

Hiệu trưởng cần xây dựng các kế hoạch, ra các văn bản, quyết định có tính chiến lược lâu dài, kết hợp triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho Phó hiệu trưởng, công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà

89

trường thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong lãnh đạo nhà trường và các tổ chức khác trong nhà trường.

Phân công Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn dựa vào kế hoạch chung của nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai truyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học bằng các nội dung cụ thể trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, hội thảo ...Tổ chức đi tham quan, học tập, rút kinh nghiệm các đơn vị bạn.

Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp nhất là những báo cáo có ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đồng thời phát động phong trào dạy học có ứng dụng CNTT, thiết kế bài giảng E-learning trong các kì hội giảng, chào mừng 20/11; 8/3.. Hàng năm giao cho các tổ, nhóm chuyên môn, cá nhân sưu tầm, tuyển chọn các tiết dạy, bài giảng E-learning hay để GV tham khảo, học tập.

Dựa vào kế hoạch ứng dụng CNTT của nhà trường, mỗi GV phải xây dựng riêng một kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học, đăng ký tiết dạy tốt có ứng dụng CNTT phù hợp với chuyên môn mình giảng dạy.

Tận dụng lực lượng GV trẻ trong trường là đoàn viên thanh niên thành lập một đội ngũ tiên phong trong việc học tập, nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng

CNTT trong dạy học. Tạo thói quen vào mạng, cập nhật thông tin, sưu tầm dữ liệu,

phần mềm giáo dục, thiết kế kho dữ liệu điện tử của nhà trường nhằm tạo điều kiện

đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.

Thành lập các đoàn kiểm tra, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, dự giờ thăm lớp, xếp loại GV nhất là các tiết dạy có ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.

Có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng, tuyên dương các cá nhân, tập thể ứng dụng hiệu quả CNTT trong công việc và đổi mới phương pháp dạy học nhất là các thầy cô giáo cao tuổi cố gắng học hỏi, say sưa tìm tòi tiếp nhận cái mới.

Tạo mọi điều kiện cho CB, GV đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực CNTT.

90

Tham mưu, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường để trang bị, mua sắm thêm về CSVC, máy tính, nâng cấp mạng cho nhà trường.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trước hết các nhà quản lý phải hiểu rõ xu thế phát triển tất yếu của thời đại đó là sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học – Công nghệ, phải thấm nhuần các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của bộ GD&ĐT về CNTT trong lĩnh vực giáo dục, bản thân CBQL tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói chung, tin học nói riêng, gương mẫu đi đầu trong việc ứng dụng CNTT vào công việc.

Tìm hiểu rõ tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của địa phương, điều kiện thực tiễn của ngành, của trường hiện nay.

Ban Giám hiệu nhà trường phải thực sự quan tâm, coi ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy là mục tiêu cốt lõi trong chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015 – 2020.

Cần cung cấp cho GV về tầm nhìn, mục đích bước đi, những cơ hội, thách thức và các giá trị mà trường sẽ đạt tới. Cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triển của cá nhân về chuyên môn, nghiệp vụ, phải tạo sự tin tưởng tôn trọng giữa các nhà quản lý và GV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)