2.1.1.1. Mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh
Mạng lưới trường tiểu học ở huyện Đông Anh phát triển đồng bộ cả về quy mô lẫn chất lượng đào tạo. Thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa, hiện đại hóa trường học cụ thể năm học 2013 -2014 huyện đầu tư xây mới 01 trường tiểu học, cải tạo và nâng cấp nhiều phòng học, phòng chức năng, phòng bộ môn cho các trường. Cùng với đó là công tác triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện Chỉ thị 01 của Thành phố về “Năm trật tự và văn minh Đô thị 2014”;chỉ đạo các trường học chú trọng việc tu sửa khuôn viên nhà trường, đặc biệt khu vực cổng trường đảm bảo sạch, thoáng.
Đến nay huyện đã có 20/28 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia (đạt tỉ lệ 71,43%); Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được các truờng hưởng ứng tích cực bằng nhiều hoạt động thiết thực như: Sử dụng có hiệu quả nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh vào chương trình giảng dạy, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian…tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi đạo đức, phát huy vai trò tích cực của HS trong học tập và rèn luyện, làm cho nhà trường ngày càng an toàn, thân thiện.
Triển khai nhiều giải pháp cho công tác phổ cập giáo dục nhằm duy trì và nâng cao kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Năm học 2013- 2014, 24/24 đơn vị xã, thị trấn được công nhận Chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Mức độ II. Tổng số HS ngày càng tăng, tính đến nay năm học 2014- 2015 toàn huyện có 32.000 HS tiểu học, 99 HS trường chuyên biệt với số lớp: 760 được chia 5 khối lớp, và 9 lớp dạy chuyên biệt. Cụ thể:
42
+ Khối lớp 1: 172 lớp + Khối lớp 4: 147 lớp + Khối lớp 2: 162 lớp + Khối lớp 5: 139 lớp
+ Khối lớp 3: 140 lớp + Lớp dạy chuyên biệt: 9 lớp Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh
(Số liệu năm học 2014 – 2015)
STT Tên trường Số lớp Số học sinh
1 Trường Tiểu học Bắc Hồng 29 1201
2 Trường Tiểu học Cổ Loa 37 1796
3 Trường Tiểu học Dục Tú 33 1492
4 Trường Tiểu học Đại Mạch 24 1005
5 Trường Tiểu học Đông Hội 25 1034
6 Trường Tiểu học Hải Bối 29 1288
7 Trường Tiểu học Kim Nỗ 31 1259
8 Trường Tiểu học Kim chung 28 1273
9 Trường Tiểu học Lê Hữu Tựu 23 995
10 Trường Tiểu học Liên Hà 30 1144
11 Trường Tiểu học Liên Hà A 27 941
12 Trường Tiểu học Nam Hồng 29 1301
13 Trường Tiểu học Ngô Tất Tố 26 1026
14 Trường Tiểu học Tàm Xá 17 666
15 Trường Tiểu học Thị Trấn 33 1568
16 Trường Tiểu học Thị Trấn A 21 914
17 Trường Tiểu học Thụy Lâm 22 899
18 Trường Tiểu học Thụy Lâm A 22 940
19 Trường Tiểu học Tiên Dương 35 1641
20 Trường Tiểu học Tô Thị Hiển 18 556
21 Trường Tiểu học Uy Nỗ 37 1660
22 Trường Tiểu học Vân Hà 22 817
23 Trường Tiểu học Vân Nội 28 1083
43
25 Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc 30 1264
26 Trường Tiểu học Võng La 18 790
27 Trường Tiểu học Xuân Canh 17 600
28 Trường Tiểu học Xuân Nộn 29 927
29 Trường Chuyên biệt Bình Minh 9 99
Tổng 760 32099
(Nguồn: phòng GD&ĐT huyện Đông Anh)
Thực hiện chủ trương của Bộ GD& ĐT và Sở GD & ĐT Hà Nội, trong những năm gần đây, số HS được học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học đã tăng lên khá nhanh. Hầu hết các trường tiểu học đều cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất về CSVC để HS được học 2 buổi/ ngày.
2.1.1.2. Đội ngũ giáo viên
Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục luôn được Ngành coi trọng. Trong năm 2013 – 2014, phòng GD&ĐT đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và GV như: Tổ chức cho CB, GV cốt cán học bồi dưỡng chính trị đầu năm. Tập huấn sử dụng các phần mềm quản lý GV và HS cho CB, GV. Tổ chức tập huấn theo chuyên đề cho CBQL và cốt cán; tập huấn Tổ trưởng chuyên môn. Mở các lớp tập huấn về sử dụng các phần mềm ứng dụng vào công tác quản lý và giảng dạy.
Đội ngũ CBQL và GV được củng cố, kiện toàn đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Tỉ lệ CBQL và GV đạt chuẩn là 100% trong đó trên chuẩn 96,5%.
(Nguồn báo cáo tổng kết năm học 2013-2014 của phòng GD&ĐT huyện Đông Anh) 2.1.2. Chất lượng giáo dục
Có thể nói, số lượng và chất lượng giáo dục tiểu học đã có những chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng và chất lượng so với mặt bằng chung của toàn thành phố 100% các trường tập trung thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Việc ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy luôn được các nhà trường quan tâm và áp dụng. Quan tâm công tác giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập, tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ tự kỷ. Trong năm học 2013 –
44
2014 nhiều GV và HS đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp Thành phố và cấp Huyện.
2.1.2.1. Chất lượng HS
* Về hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 30683 em - 99,98% Chưa thực hiện đầy đủ: 6 em - 0,02%
* Về văn hóa:
Bảng 2.2.Thống kê kết quả học lực học sinh Xếp loại Giáo dục học sinh Giỏi Khá TB Yếu SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 22974 74,86 5425 17,68 2203 7,18 87 0,28
(Nguồn tổng hợp chất lượng giáo dục HS năm học 2013 – 2014 của phòng GD&ĐT huyện Đông Anh)
Chất lượng GD Chuyên biệt được duy trì và phát triển tốt với 9 lớp và 109 HS. Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.
* Kết quả các cuộc thi:
- Hội thi viết chữ đẹp cấp huyện có 280 HS dự thi; đạt 158 giải; trong đó có 09 giải
Nhất; 39 giải Nhì; 56 giải Ba; và 54 giải Khuyến khích
- Cuộc thi giải toán qua Internet được HS hưởng ứng tích cực; với 349 HS dự thi
cấp huyện đạt 190 giải; trong đó có 08 giải Nhất; 49 giải Nhì; 58 giải Ba và 75 giải Khuyến khích. Cấp Thành phố có 50 HS tham gia; đạt 21 giải (01 giải Nhất; 03 giải Nhì; 05 giải Ba và 12 giải Khuyến khích). Cấp Quốc gia: 01 HS tham dự thi đạt Huy chương Vàng.
- Thi Olympic Tiếng Anh cấp Huyện có 34 HS đạt giải: 2 giải Nhất, 8 giải Nhì, 9
giải Ba và 15 giải Khuyến khích. Cấp Thành phố đạt 01 giải Khuyến khích.
- Thi giao lưu HS giỏi lớp 5 cấp huyện với 98 HS dự thi; đạt 51 giải; trong đó
03 giải Nhất; 11 giải Nhì; 15 giải Ba và 22 giải Khuyến khích.
45
2.1.2.2. Chất lượng giáo viên - Thi giáo viên Giỏi
+ Số GV đạt giải GV dạy giỏi cấp Huyện: 81 GV bao gồm 4 giải Nhất, 26 giải Nhì, 25 giải Ba và 26 giải Khuyến Khích.
+ Số GV đạt giải GV dạy giỏi cấp Thành phố là 3 GV trong đó 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích.
- Thi GV Chủ nhiệm giỏi cấp Huyện có 6 GV đạt giải: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải
Ba.
- Thi thiết kế bài giảng E-learning cấp Huyện có 60 bài giảng tham dự thi trong đó 32 bài được giải: 2 giải Nhất, 8 giải Nhì, 9 giải Ba và 13 giải Khuyến khích.
(Nguồn phòng GD & ĐT huyện Đông Anh – Hà Nội)
Nhìn chung, về cơ bản, đội ngũ CBQL và GV tiểu học còn rất trẻ, yêu nghề và được đào tạo bài bản, phù hợp với yêu cầu phát triển của toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục tiểu học nói riêng. Đây là điều kiện tốt để đẩy mạnh chất lượng giáo dục tiểu học. Phong trào viết SKKN và làm đồ dùng dạy học được hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt, là phong trào tham gia xây dựng và thiết kế bài giảng điện tử, giáo án điện tử E-learning được diễn ra rầm rộ nhất là trong 2 năm học vừa qua. Nhiều trường tiểu học trong địa bàn thường xuyên mời thầy giáo về dạy và phổ biến ứng dụng CNTT trong dạy học.
Nhận xét: Bên cạnh những thuận lợi đó, các trường tiểu học vẫn có những hạn
chế nhất định. Đội ngũ GV hầu hết là nữ, rất ít thầy giáo nên cũng gây những khó khăn nhất định khi có các hoạt động phong trào trong nhà trường. Nhận thức của GV tiểu học về đổi mới hoạt động dạy học chưa đồng đều giữa các trường trong huyện. Việc đánh giá, xếp loại GV về hoạt động dạy học trong các trường chưa thật đảm bảo sự chính xác và tính khách quan. Do đó, đã hạn chế tới động lực thúc đẩy GV tham gia nhiệt tình, sáng tạo trong quá trình hoạt động dạy học. Việc đánh giá chất lượng học tập văn hóa của HS còn biểu hiện chưa đảm bảo tính công bằng, thực chất. Hơn nữa, do lượng HS tăng nhiều nên có trường không đủ phòng học cho HS, khiến lớp học được phân bố không đều, có lớp 50 – gần 60 HS.
Tuy nhiên trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn đó, các trường tiểu học huyện Đông Anh đã và đang tiếp tục thực hiện đúng mục tiêu mà Bộ GD&ĐT đặt
46
ra – đó là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.
2.2. Thực trạng về hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học, huyện Đông Anh, TP Hà Nội học, huyện Đông Anh, TP Hà Nội
Để nắm được thực trạng tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học và nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp tổ chức triển khai việc ứng dụng hoạt động CNTT trong quản lý dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh – TP Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn CB, GV của 3 trường tiểu học trong huyện - đây là 3 trường tiểu học có số CB, GV tương đối đông, có phong trào ứng dụng CNTT trong dạy học và đã thu được những thành tích đáng kể, thông qua mẫu phiếu điều tra với các nội dung sau:
- Phiếu điều tra số 1: Về việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học
huyện Đông Anh, TP Hà Nội
- Phiếu điều tra số 2: Về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu
học huyện Đông Anh, TP Hà Nội
- Phiếu điều tra số 3: Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
2.2.1. Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ CB, GV của các trường tiểu học huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Bảng 2.3. Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ CB, GV của trường
TT Đối tượng Trình độ về tin học
Số lượng Chưa biết Cơ bản Trung cấp Cao đẳng, Đại học Sau đại học 1 Cán bộ quản lý 22 01 21 0 0 0 2 Đội ngũ GV 162 41 115 1 5 0 3 Nhân viên 24 02 13 6 3 0 Tổng 208 012 182 7 8 0
47 Nhận xét: Qua bảng 2.3 ta thấy:
Số CBQL, GV và nhân viên có trình độ tin học cơ bản là 182/208, chiếm 87,5% cụ thể:
- Về cán bộ quản lý: (Bao gồm Hiệu trưởng, hiệu phó, các tổ trưởng chuyên môn của 3 trường) có trình độ tin học cơ bản chiếm 95,5, còn 1/22 CBQL (chiếm 4,5 %) chưa qua đào tạo trình độ tin học cơ bản, tuy nhiên cũng không có CBQL nào có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học hay sau đại học. Qua tìm hiểu nhận thấy các cán bộ đều trong độ tuổi còn trẻ, tuy phần đa họ có trình độ tin học cơ bản nhưng một vài trong số họ ngại cập nhật những thông tin mới về CNTT, đặc biệt là chưa thấy được hết hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
- Về đội ngũ GV: Có 115/162 GV có trình độ tin học cơ bản, chiếm 70,9%; 1 GV có trình độ trung cấp, 5 GV có trình độ cao đẳng, đại học, không có GV nào có trình độ cao hơn. Còn 41 GV (chiếm 25,3/%) chưa qua đào tạo tin học chủ yếu là những người đã có tuổi khó tiếp thu cái mới, số ít rơi vào những GV bộ môn không nhận thức được vai trò quan trọng của ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Chúng tôi đã phỏng vấn một thầy giáo dạy bộ môn Thể dục trường tiểu học Việt Hùng về sự
cần thiết phải có kiến thức CNTT trong dạy học, thầy nói rằng: “Không cần ứng dụng CNTT vào bộ môn này, lúc cần dùng máy tính thì nhờ người làm hộ”. Điều
này thể hiện sự quan tâm, tổ chức quản lý, động viên của ban giám hiệu trong trường này tới công tác bồi dưỡng đội ngũ còn hạn chế. Việc bồi dưỡng, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ tin học cho GV là công việc hết sức cần thiết.
- Về đội ngũ nhân viên: Có thể nói đội ngũ nhân viên hiện nay tuổi đời còn trẻ, số nhân viên nhiều tuổi đã về hưu nhiều. Họ là những người trực tiếp tác nghiệp phục vụ công tác quản lý của hiệu trưởng, thậm chí họ còn là những người trợ giúp tích cực cho GV trong việc chuẩn bị ứng dụng CNTT vào dạy học. Điều này phản ánh đúng thực tế qua kết quả điều tra 13/24 nhân viên có trình độ tin học cơ bản, 6 nhân viên trình độ tin học trung cấp, 3 nhân viên trình độ tin học cao đẳng, đại học. Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường.
48
2.2.2. Thực trạng nhận thức của đội ngũ GV tiểu học huyện Đông Anh với hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học động ứng dụng CNTT vào dạy học
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV trong các trường tiểu học
STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Rất cần thiết 119 70,8 2 Cần thiết 46 27,4 3 Chưa cần thiết 02 1,2 4 Không cần thiết 01 0,6 % Nhận xét: Qua bảng 2.4 ta thấy:
Có 98,2 % cho rằng rất cần thiết và cần thiết, 1,2 % cho rằng chưa cần thiết và 0,6% CB, GV chọn mức độ không cần thiết.
Như vậy đa số CB, GV có nhận thức cao về sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy.
Bảng 2.5. Thống kê thực trạng ưu thế của việc sử dụng CNTT trong dạy học tiểu học
STT Ưu thế Số
lượng
Tỉ lệ (%)
1 Bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn 141 83,9
2 Nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học tích cực có sử
dụng CNTT 98 58,3
3 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS 131 77,9 4 Dễ dàng mở rộng kiến thức trong thực tế đến với HS 120 71,4 5 Hoàn thiện kĩ năng sử dụng máy tính của trẻ 102 60,7 6 Đưa trẻ tiếp cận gần hơn với công nghệ hiện đại 148 88,1 7 Nâng cao tinh thần hỗ trợ và hợp tác trong nhóm làm
việc. 128 76,1
Nhận xét: Qua bảng 2.5 ta thấy:
Ưu thế sử dụng ứng dụng CNTT và dạy học rất cao thể hiện các lợi ích (ưu thế) ứng dụng CNTT trong dạy học đều có số ý kiến từ 58,3 % đến 88,1%.
49
Ưu thế lớn nhất (chiếm 88,1%) là đưa trẻ tiếp cận gần hơn với công nghệ hiện đại. Việc sử dụng CNTT trong dạy học sẽ giúp bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn
(chiếm 83,9 %), điều này thúc đẩy tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS (77,9%), và nâng cao tinh thần hỗ trợ và hợp tác trong nhóm làm việc (chiếm 76,1%). Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT trong dạy hoc còn thể hiện ưu thế ở