Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 39 - 42)

Quản lý nói chung, quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc nói riêng phụ thuộc trƣớc hết và chủ yếu và trình độ, năng lực của ngƣời quản lý.

Bộ máy quản lý hành chính nhà nƣớc là cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý tài chính nói chung , Không những thế ở nhiều quốc gia

31

đây còn là cơ quan trực tiếp hay gián tiếp ban hành các chính sách, chế độ về quản lý tài chính tại các đơn vị HCNN. Bởi vậy, sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề, lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đƣa ra đƣợc những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra đƣợc những chính sách quản lý đúng đắn hay không? Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lƣơng tâm trách nhiệm hay không?

Mặt khác, quản lý tài chính tại chính cơ quan hành chính nhà nƣớc không chỉ là hoạt động của Thủ trƣởng cơ quan, của Kế toán trƣởng hoặc ngƣời phụ trách kế toán, ngƣời làm công tác tài chính, kế toán mà còn liên quan đến những cán bộ, công chức khác trong cơ quan. Trong khi mọi hoạt động quản lý chỉ thành công khi mỗi ngƣời tham gia vào quá trình quản lý phải có đủ trình độ, năng lực để quản lý.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tài chính tại các cơ quan HCNN là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằng tiền của cơ quan HCNN, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dƣới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của cơ quan HCNN nhằm phục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của cơ quan HCNN đối với xã hội (không vì mục tiêu thu lợi nhuận).

Quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc là hoạt động của chủ thể quản lý thông qua việc sử dụng có chủ định các công cụ quản lý và phƣơng pháp quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã định sẵn của chủ thể quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc.

32

Quản lý tài chính tại cơ quan quản lý HCNN là cần thiết, xuất phát từ những lý do cơ bản sau: xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quản lý của cơ quan HCNN; Tài chính của cơ quan HCNN là tài sản của Nhà nƣớc. Về bản chất, đó là tài sản của dân, của cộng đồng, của đất nƣớc mà Nhà nƣớc là ngƣời đại diện và Nhà nƣớc giao cho cơ quan HCNN quản lý và sử dụng. Nguồn tài sản đó cần đƣợc khai thác triệt để và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả; Hoạt động và quan hệ tài chính đƣợc thực hiện ở mọi cơ quan HCNN; Quan hệ tài chính tại cơ quan HCNN phản ánh quan hệ giữa cơ quan HCNN và các chủ thể có liên quan;…

Nội dung chủ yếu của quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc bao gồm: quản lý hoạt động thu, chi nguồn tài chính công tại cơ quan hành chính nhà nƣớc; quản lý hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ công tại cơ quan hành chính nhà nƣớc; quản lý kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm đƣợc theo một quy trình do pháp luật nhà nƣớc quy định.

Quản lý tài chính tại cơ quan HCNN chịu ảnh hƣởng của các nhân tố chủ yếu sau: thẩm quyền của cơ quan HCNN, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc và trình độ, năng lực quản lý của cán bộ quản lý trong cơ quan HCNN.

33

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phƣơng pháp nghiên cứu là tổng hợp các công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đƣờng, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Do đó, phƣơng pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà có ý nghĩa thực tiễn to lớn, góp phần quyết định thành công của mọi công trình nghiên cứu khoa học. Chƣơng 2 của luận văn sẽ xác định phƣơng pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng để tiếp cận các vấn đề cần nghiên cứu, bao gồm cả phƣơng pháp thu thập thông tin và phƣơng pháp nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)