Khái niệm quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước và sự cần

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 25 - 28)

cần thiết phải quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước

1.3.2.1. Khái niệm quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước

Quản lý có thể đƣợc hiểu là một quy trình công nghệ đƣợc chủ thể quản lý thực hiện thông qua việc sử dụng các công cụ và phƣơng pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tƣợng bị quản lý hoạt động, phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt đƣợc các mục tiêu đã định của chủ thể quản lý.

Từ đó, có thể hiểu:

Quản lý tài chính là hoạt động của chủ thể quản lý tài chính thông qua việc sử dụng có chủ định các công cụ quản lý và phƣơng pháp quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã định sẵn của chủ thể quản lý.

Từ khái niệm trên về quản lý tài chính, chúng ta có thể hiểu về quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc nhƣ sau:

Quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc là hoạt động của chủ thể quản lý thông qua việc sử dụng có chủ định các công cụ quản lý và phƣơng pháp quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã định sẵn của chủ thể quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Trong hoạt động quản lý tài chính nói chung, quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc nói riêng, các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối

17

tƣợng quản lý, công cụ và phƣơng pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố cần phải đƣợc xác định đúng đắn.

Chủ thể quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc là bộ máy tài chính trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc (nhƣ Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nƣớc,…) và trực tiếp nhất chính là cơ quan nhà nƣớc sử dụng nguồn lực tài chính tại cơ quan nhà nƣớc đó và cơ quan nhà nƣớc cấp trên của cơ quan đó (nếu có) (ví dụ Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Bộ Y tế;…).

Đối tƣợng bị quản lý của tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc là các hoạt động tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc, hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ diễn ra trong các bộ phận cấu thành của tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Trong quá trình quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp quản lý và công cụ quản lý khác nhau.

Các phƣơng pháp quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc có thể là phƣơng pháp hành chính, phƣơng pháp kinh tế.

Phƣơng pháp hành chính là phƣơng pháp sử dụng các mệnh lệnh hành chính khi chủ thể quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc muốn các đòi hỏi của mình phải đƣợc các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện.

Phƣơng pháp kinh tế là phƣơng pháp sử dụng lợi ích vật chất để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý để đạt đƣợc mục tiêu quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Các công cụ quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc, trƣớc hết và chủ yếu phải kể đến là hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật tài chính nói riêng. Thông qua hệ thống pháp luật, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của cơ quan hành chính nhà nƣớc, cơ chế quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc (ví

18

dụ cơ chế tự chủ tài chính,…), chế độ kế toán, thống kê, các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục NSNN,…

Bên cạnh, hệ thống pháp luật, còn nhiều công cụ phổ biến khác đƣợc sử dụng trong quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhƣ: kiểm tra, thanh tra, giám sát, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc,…

Quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm: thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc; bảo đảm nguồn tài chính tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc sử dụng đáp ứng tốt nhất việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nƣớc, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nƣớc chủ động sử dụng NSNN nhằm thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao trên cơ sở nâng cao trách nhiệm, quyền hạn về quản lý biên chế và tài chính của các thủ trƣởng, lãnh đạo đơn vị; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực NSNN; thực hiện cải cách tiền lƣơng, thu nhập cho cán bộ, công chức nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả lao động, thu hút nhân tài, nâng cao chất lƣợng dịch vụ công của các cơ qaun nhà nƣớc.

1.3.2.2. Sự cần thiết phải quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước

Quản lý tài chính tại cơ quan quản lý HCNN là cần thiết, xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quản lý của cơ quan HCNN là thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao nhằm quản lý các hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan HCNN phải có nguồn tài chính và nguồn tài chính thì có hạn, do vậy đòi hỏi tài chính tại các cơ quan HCNN phải đƣợc quản lý;

Thứ hai, tài chính của cơ quan HCNN là tài sản của Nhà nƣớc. Về bản

19

ngƣời đại diện và Nhà nƣớc giao cho cơ quan HCNN quản lý và sử dụng. Nguồn tài sản đó cần đƣợc khai thác triệt để và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả;

Thứ ba, hoạt động và quan hệ tài chính đƣợc thực hiện ở mọi cơ quan

HCNN, việc sử dụng và quản lý sử dụng nguồn tài chính ở các cơ quan này liên quan trực tiếp đến hiệu quả, hiệu lực của tài chính nói chung, tài chính công nói riêng và của cả hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc. Từ đó đòi hỏi phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra, nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác, sử dụng tài chính, nhằm nâng cao hiệu quả của tài chính nói chung, tài chính công nói riêng;

Thứ tư, quan hệ tài chính tại cơ quan HCNN phản ánh quan hệ giữa cơ

quan HCNN và các chủ thể có liên quan. Thực hiện quản lý đối với tài chính cơ quan hành chính nhà nƣớc tạo nên sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc;…

Nhƣ vậy, quản lý tài chính trong cơ quan HCNN là tất yếu. Theo đó, một mặt tài chính là đối tƣợng quản lý của cơ quan HCNN. Ở khía cạnh này, Cơ quan HCNN vừa là chủ thể quản lý vừa là đại diện chủ sở hữu đối với nguồn tài chính của nhà nƣớc (nguồn tài chính công) . Mặt khác, cơ quan HCNN sử dụng tài chính, chủ yếu là tài chính công nhƣ là một công cụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đất nƣớc, quản lý xã hội đƣợc giao.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)