Thực trạng quy trình quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 52 - 54)

Công tác quản lý chi ngân sách tại Cục An toàn thực phẩm đƣợc thực hiện theo đúng trình tự lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm soát hoạt động thu chi ngân sách theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Cục. Trong năm ngân sách đơn vị tiến hành đồng thời ba khâu của chu trình ngân sách, đó là: chấp hành ngân sách của chu trình ngân sách hiện tại, quyết toán ngân sách của chu trình ngân sách trƣớc đó và lập dự toán ngân sách cho chu trình tiếp theo.

Về lập dự toán:

Hiệu quả sử dụng tài chính phụ thuộc rất lớn vào việc lập và phân bổ dự toán, lập và phân bổ dự toán đúng đắn và đầy đủ sẽ nâng cao tính công bằng trong sử dụng nguồn tài chính, tạo điều kiện để Cục hoàn thành nhiệm vụ.

Hàng năm căn cứ vào các văn bản hƣớng dẫn lập dự toán của Bộ tài chính và hƣớng dẫn của cơ quan quan lý cấp trên (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế) Cục An toàn thực phẩm căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trƣớc và dự kiến cho năm kế hoạch. Lập dự toán ngân sách của đơn vị trong đó xác định và thể hiện rõ dự toán chi ngân sách quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ và dự toán chi ngân sách giao không thực hiện tự chủ kèm theo thuyết minh chi tiết các nội dung công việc gửi cơ quan chủ

44

quản cấp trên (Vụ Kế hoạch - tài chính) thẩm định và tổng hợp gửi cơ quan tài chính (Bộ Tài chính) thẩm định.

Trên cơ sở tổng dự toán chi NSNN đƣợc Quốc hội phê duyệt, quyết định giao chỉ tiêu nhiệm vụ thu, chi NSNN của Thủ tƣớng Chính phủ giao dự toán NSNN năm cho các Bộ, ngành, cơ quan trung ƣơng và các địa phƣơng trong đó có Bộ Y tế. Căn cứ dự toán NSNN đƣợc Thủ tƣớng giao, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là đơn vị dự toán cấp I của Bộ Y tế, Vụ Kế hoạch - tài chính lập phƣơng án phân bổ dự toán NSNN cho các cơ quan.

Tổ chức chấp hành dự toán NSNN

Căn cứ vào dự toán ngân sách của cơ quan tài chính, Vụ Kế hoạch - Tài chính giao quyết định phân bổ dự toán cho đơn vị đồng thời gửi quyết định giao dự toán cho KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định. Vì vậy trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí, đơn vị chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp trên và KBNN.

Quyết toán kinh phí NSNN

Sau khi kết thúc năm ngân sách, theo quy định, đơn vị phải lập báo cáo tổng hợp quyết toán chi NSNN trong năm gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế thẩm định, xét duyệt và ra thông báo xét duyệt quyết toán.

Với yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý tài chính, việc đánh giá kết quả, chất lƣợng công việc với kinh phí sử dụng là rất quan trọng. Tuy nhiên công tác xét duyệt quyết toán của đơn vị cấp trên hiện nay mới chỉ xem xét các khoản chi có đảm bảo đúng dự toán đƣợc duyệt, tình hình chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức các nội dung, định khỏan, hạch toán nghiệp vụ… mà chƣa có các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc với việc sử dụng kinh phí.

45

Việc hạch toán kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Tuy nhiên chất lƣợng báo cáo quyết toán NSNN hàng năm của đơn vị còn thấp, chủ yếu đảm bảo số lƣợng biểu mẫu báo cáo, các nội dung thuyết minh còn sơ sài, chƣa phản ánh và đánh giá đầy đủ tình hình quản lý và sử dụng kinh phí, khối lƣợng và chất lƣợng các công việc, nhiệm vụ triển khai trong năm của đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)