Năm 1986, nền kinh tế - xã hội nƣớc ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Thực tế đặt ra cho Đảng ta những thách thức to lớn, đòi hỏi Đảng phải đƣa ra chủ trƣơng, chính sách đúng đắn để xoay chuyển tình thế, đƣa đất nƣớc vƣợt qua khó khăn. Với tinh thần đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đƣờng lối đổi mới kinh tế, tạo tiền đề cho nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Những thành tựu đất nƣớc đạt đƣợc trong quá trình đổi mới đẫ chứng minh đƣợc sự đúng đắn của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc vẫn còn đang tiếp tục bao gồm cả hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc trong đó có quản lý tài chính công cần có những chuyển biến phù hợp để thích ứng với hoạt động kinh tế và không cản trở sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội.
Triển khai thực hiện cải cách hành chính nhà nƣớc là một công việc hết sức quan trọng và quyết định tới mức độ đổi mới, cải cách nền hành chính nhà
64
nƣớc. Từ khi thành lập, Cục An toàn thực phẩm đã quan tâm đến việc thực hiện cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý, đồng thời thực hiện cả 4 nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy; đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công. Ngoài ra còn từng bƣớc hiện đại hóa nền hành chính và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành.
Về thể chế hành chính:
Cải cách thể chế là việc làm thiết thực để từng bƣớc hình thành nên định mức, tiêu chuẩn chế độ cho thực hiện các công việc của đơn vị và tự nó sẽ xóa bỏ đi những tiêu chuẩn, chế độ, định mức quá lạc hậu và những tồn tại trong quản lý, sử dụng kinh phí.
Hàng năm Cục ban hành chƣơng trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Chú trọng các văn bản liên quan đến thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc. Loại bỏ những thủ tục rƣờm rà, chồng chéo. Công tác quản lý kinh phí hành chính đối với các đơn vị HCNN đƣợc Chính phủ ban hành giúp cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Cục An toàn thực phẩm phù hợp với thực tế và giản tiện hơn; đây là khía cạnh lớn trong việc thực hiện quy chế dân chủ trong các phòng ban thuộc Cục.
Về tổ chức bộ máy hành chính:
Cục An toàn thực phẩm đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban thuộc Cục. Phân định rõ trách nhiệm của từng phòng ban, trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm của Cục trƣởng, trƣởng các đơn vị. Thực hiện theo nguyên tắc “một việc chỉ giao cho một tổ chức thực hiện” luôn đƣợc tôn trọng và xuyên suốt trong quá trình soạn thảo các quy định này.
Rà soát, điều chỉnh, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hƣớng tinh giản, gọn nhẹ, đồng bộ và chuyên môn hóa cao, hƣớng vào mục tiêu chung nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc.
65
Đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan thông qua việc bố trí, sắp xếp đội ngũ lại đội ngũ CBCC, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng CBCC trong khi thực thi nhiệm vụ, tác phong, thái độ của CBCC khi làm việc với các tổ chức, đơn vị và với nhân dân; bố trí đầy đủ diện tích làm việc và cải thiện điều kiện làm việc của CBCC, từ đó góp phần tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả quản lý nhà nƣớc.
Về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC:
Ngay từ khi mới thành lập Cục An toàn thực phẩm đã tập trung nhận xét, đánh giá năng lực từng cán bộ để bố trí công việc phù hợp để đội ngũ CBCC phát huy hết khả năng, tinh thần trách nhiệm và năng lực chuyên môn cũng nhƣ tính tự giác trong giải quyết, xử lý công việc.
Chú trọng việc cử CBCC, viên chức đi đào tạo, bồi dƣỡng nhằm chuẩn hóa và nâng cao trình độ đội ngũ CBCC.
Từng bƣớc nâng cao đời sống của CBCC để tạo động lực, khuyến khích CBCC yên tâm công tác, tâm huyết với ngành.
Về cải cách tài chính công:
Cục An toàn thực phẩm đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật Ngân sách Nhà nƣớc, thực hiện cơ chế sử dụng ngân sách theo đúng chế độ. Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan HCNN. Chú trọng việc giảm bớt thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc.
Ngoài ra bên cạnh công tác cải cách hành chính đơn vị còn chú trọng đến công tác hiện đại hóa nền hành chính Nhà nƣớc: Cục đã tiến hành triển khai Đề án 112 của Chính phủ, xây dựng trang web của Cục, thực hiện hệ thống thông tin xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong Cục. Đồng thời
66
Cục An toàn thực phẩm cũng đang chuẩn bị các điều kiện để có thể cấp phép qua mạng một số sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Cục.
Công tác cải cách hành chính tại Cục An toàn thực phẩm tạo ra động lực thúc đẩy cho việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, từng bƣớc đi vào chiều sâu, tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận của nền hành chính. Cải cách hành chính từng bƣớc đi vào nền nếp gắn với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, rà soát lại quy chế dân chủ trong đội ngũ CBCC, tổ chức quản lý công tác tài chính công phù hợp với cơ chế của Nhà nƣớc và đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành.
Để thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình, Cục An toàn thực phẩm vẫn đang tiếp tục thực hiện cải cách hành chính với đầy đủ các nội dung: cải cách về thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công theo định hƣớng của Chính phủ, của Bộ Y tế.