Xác định mức chi phí quản lý hành chính đủ để thực hiện nhiệm vụ ngày

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 86 - 92)

ngày càng cao của Cục An toàn thực phẩm

Theo Nghị định số 130 việc xác định định mức ngân sách giao thực hiện cơ chế tự chủ chủ yếu căn cứ vào biên chế, vì vậy các Bộ, ngành ở Trung ƣơng và địa phƣơng luôn có xu hƣớng đề nghị tăng biên chế để đƣợc giao tăng kinh phí tự chủ, bên cạnh đó việc giao tự chủ về biên chế chƣa xem xét đến lao động hợp đồng. Vì vậy cần có cơ chế phù hợp cả về chỉ tiêu và kinh phí đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.

78

Thực tế ở Cục An toàn thực phẩm trong quá trình hoàn thiện bộ máy, số cán bộ vẫn tiếp tục tăng lên do vậy, số lao động hợp đồng và thử việc trên tổng số biên chế là rất lớn (23 lao động hợp đồng và 92 biên chế), nhƣng đơn vị lại không có kinh phí. Mặt khác, tiêu chí phân bổ định mức chi thƣờng xuyên cũng tỏ ra chƣa hợp lý vì tiêu chí theo Bộ, ngành là không phù hợp vì số lƣợng các đơn vị trực thuộc các Bộ là khác nhau và số lƣợng cán bộ trong một đơn vị cũng là khác nhau, với điều kiện hiện nay, định mức chi theo biên chế chỉ hơn 19 triệu đồng/năm là không đáp ứng đủ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Ngoài ra trong việc chi tiêu của đơn vị phải thực hiện các nội dung chi không vƣợt quá quy định của nhà nƣớc ban hành, nhƣng có một số định mức chi hiện thời không còn phù hợp với tình hình thực tế do biến động về giá cả. Vì vậy các mức chi trong quản lý hành chính cần cập nhật kịp thời tình hình hoặc đặt ra cơ chế mức chi phù hợp theo tình hình thực tế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Dựa vào kết luận về ƣu, nhƣợc điểm của công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm, chƣơng 4 đã đƣa ra những đề xuất, gợi ý đối với công tác quản lý tài chính, theo đó, có 5 đề xuất, gợi ý, bao gồm: (1) Nâng cao nhận thức về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chín; (2) Kiện toàn tổ chức bộ máy; Ổn định và thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ CBCC làm công tác quản lý tài chính; (3) Xây dựng, ban hành chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị; (4) Tăng cƣờng và quán triệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; (5) Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ. Ngoài ra phần cuối cùng của chƣơng 4 còn đề xuất các khuyến nghị đối với các cấp Lãnh đạo, các cơ quan ban ngành, xác định mức chi phí quản lý hành chính hợp lý... nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa các đề xuất, gợi ý đã nêu.

79

KẾT LUẬN

Tài chính tại các cơ quan HCNN là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằng tiền của cơ quan HCNN, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dƣới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của cơ quan HCNN nhằm phục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của cơ quan HCNN đối với xã hội (không vì mục tiêu lợi nhuận).

Quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc là hoạt động của chủ thể quản lý thông qua việc sử dụng có chủ định các công cụ quản lý và phƣơng pháp quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã định sẵn của chủ thể quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Quản lý tài chính tại cơ quan quản lý HCNN là cần thiết, xuất phát từ những lý do cơ bản sau: xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quản lý của cơ quan HCNN; Tài chính của cơ quan HCNN là tài sản của Nhà nƣớc. Về bản chất, đó là tài sản của dân, của cộng đồng, của đất nƣớc mà Nhà nƣớc là ngƣời đại diện và Nhà nƣớc giao cho cơ quan HCNN quản lý và sử dụng. Nguồn tài sản đó cần đƣợc khai thác triệt để và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả; Hoạt động và quan hệ tài chính đƣợc thực hiện ở mọi cơ quan HCNN; Quan hệ tài chính tại cơ quan HCNN phản ánh quan hệ giữa cơ quan HCNN và các chủ thể có liên quan;…

Nội dung chủ yếu của quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc bao gồm: quản lý hoạt động thu, chi nguồn tài chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc; quản lý hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tại cơ quan hành chính nhà nƣớc; quản lý kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm đƣợc theo một quy trình do pháp luật nhà nƣớc quy định.

Quản lý tài chính tại cơ quan HCNN chịu ảnh hƣởng của các nhân tố chủ yếu sau: thẩm quyền của cơ quan HCNN, cơ chế quản lý của Nhà nƣớc và trình độ, năng lực quản lý của cán bộ quản lý trong cơ quan HCNN.

80

Từ các số liệu và tình hình thực tế tại Cục An toàn thực phẩm đã cho thấy công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm đã đạt đƣợc những thành tựu chủ yếu nhƣ: Thực hiện các khoản thu, chi tài chính theo các quy định hiện hành, thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn, định mức; nguồn tài chính đƣợc sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu của cơ quan; quy chế chi tiêu nội bộ đã đƣợc xây dựng và thực hiện; Công tác lập, phân bổ, giao, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, thủ tục , thời gian.

Bên cạnh những mặt tích cực, kết quả đạt đƣợc thì trong quá trình quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm còn một số hạn chế nhƣ sau: Việc tạo lập và sử dụng các quỹ chƣa rõ ràng, thiếu tính ổn định; Việc tính hệ số thu nhập tăng thêm cho CBCC còn mang nặng tính cào bằng; Lập và giao dự toán chƣa sát với thực tế; Công tác quyết toán còn đơn thuần mang tính kiểm tra tài chính, xem xét kinh phí đƣợc giao trong năm của đơn vị còn thừa hay thiếu, các nội dung chi, khoản chi có chấp hành theo đúng quy định của nhà nƣớc… mà chƣa đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí gắn với chất lƣợng, khối lƣợng công việc thực hiện và mức độ hoàn thành.

Thực trạng trên về quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nƣớc, có nguyên nhân từ phía Bộ Y tế, có nguyên nhân từ chính Cục An toàn thực phẩm.

Từ yêu cầu đạt ra và từ thực trạng quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm cho thấy sự cần thiết phải tăng cƣờng quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm. Tăng cƣờng quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm phải quán triệt các quan điểm sau:

- Hoàn thiện công tác quản lý tài chính phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Cục An toàn thực phẩm, phù hợp với tổ chức bộ máy của Cục và đồng bộ với chủ trƣơng cải cách hành chính của Nhà nƣớc;

81

- Đảm bảo Cục An toàn thực phẩm hoàn thành tốt nhất chức năng quản lý nhà nƣớc đƣợc giao;

- Quản lý tài chính trong Cục An toàn thực phẩm phải quán triệt quan điểm tiết kiệm và đánh giá hiệu quả theo đầu ra và kết quả đầu ra;

- Sử dụng lao động hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực CBCC; - Tạo điều kiện nâng cao đời sống cho CBCC.

Để hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Cục An toàn thực phẩm cần phải tiến hành đồng bộ một số giải pháp cơ bản sau:

- Nâng cao hơn nữa nhận thức về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của Cục An toàn thực phẩm;

- Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hƣớng tinh gọn, đổi mới quy trình xử lý công việc, tổ chức, sắp xếp lại lực lƣợng lao động; Ổn định và thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ CBCC làm công tác quản lý tài chính công;

- Xây dựng, ban hành chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý kinh phí; Nâng mức chi phí quản lý hành chính;

- Tăng cƣờng và quán triệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; - Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ.

Để các giải pháp đƣợc thực hiện trên thực tế cần một số điều kiện sau: (i) Tăng cƣờng sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, các cấp Lãnh đạo;

(ii) Môi trƣờng pháp lý phù hợp;

(iii) Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất và công nghệ thông tin;

(iv) Xác định mức chi phí quản lý hành chính đủ để thực hiện nhiệm vụ ngày càng cao của Cục An toàn thực phẩm.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số45/2006/TT-BTCngày 25 tháng 5 năm 2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số63/2002/TT-BTCngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí. Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 18/2006/TT-BTC v.v hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số28/2011/TT-BTCngày 28 tháng 2 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý

thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số85/2007/NĐ-CPngày 25 tháng 5

năm 2007 và Nghị định số106/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2010

của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. Hà Nội.

4. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số153/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 9 tháng 2012 hướng dẫn việc phát hành, sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước. Hà Nội.

5. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư 149/2013/TT-BTC quy định mức thu, nộp,

quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Hà Nội.

6. Bộ Tài chính, 2014. Thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 10/05/2014

về quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý tài chính đối với cơ quan nhà nước. Hà Nội.

7. Bộ trƣởng Bộ Tài chính, 2005. Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17

tháng 11 năm 2005 về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hà Nội.

83

8. Bộ trƣởng Bộ Tài chính, 2005. Quyết định số 57/2006/QĐ-BTCngày 19 tháng 10 năm 2006 về việc sửa đổi mức thu phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quyết định số80/2005/QĐ-BTCngày 17 tháng 11 năm 2005. Hà Nội.

9. Dƣơng Đăng Chinh, 2009. Lý thuyết tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính. 10.Chính phủ, 2013. Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm

2013 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Hà Nội.

11.Chính phủ, 2014. Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ

chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Hà Nội.

12.Phạm Văn Khoan, 2010.Quản lý Tài chính các cơ quan nhà nước và đơn

vị sự nghiệp công. Hà Nội: NXB Tài chính.

13.Văn Tuấn Kiệt, 2008. Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách tỉnh Kiên

Giang. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế.

14.Đào Xuân Liên, 2007. Hoàn thiện cơ chế phân cấp Ngân sách Nhà nước

cho các cấp chính quyền địa phương. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học

Kinh tế - ĐHQGHN

15.Nghị Quyết số 06/2011/QH13 sửa đổi năm 2013. Hà Nội.

16.Nguyễn Thị Thanh Tú, 2003. Hoàn thiện cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nước tại Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)