Phƣơng pháp so sánh

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 43)

Đây là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi để đánh giá, phân tích một vấn đề cụ thể. Việc so sánh các con số, các chỉ tiêu chi NSNN của từng năm trong một giai đoạn cụ thể (cả về số tƣơng đối và tuyệt đối) sẽ cho thấy chiều hƣớng biến động theo thời gian của các khoản chi, sau đó đem đối chiếu chiều hƣớng biến động này với các nguyên nhân thực tế làm phát sinh các khoản chi sẽ tăng tính thuyết phục cho các đánh giá đƣợc nêu trong luận văn. Phƣơng pháp này đặc biệt hữu ích khi sử dụng để đánh giá các khoản chi từ kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm đƣợc của Cục An toàn thực phẩm

Một cách so sánh khác đƣợc sử dụng trong luận văn là so sánh về tỷ trọng. Các khoản chi đƣợc tính toán tỷ trọng so với tổng chi hàng năm, từ đó xác định khoản chi nào có xu hƣớng tăng lên, tìm hiểu nguyên nhân của xu hƣớng tăng và đề xuất các giải pháp để xu hƣớng tăng này ở mức hợp lý và trong tầm kiểm soát.

35

2.4. Phƣơng pháp tổng hợp phân tích

Các vấn đề đƣợc nêu ra chỉ thực sự đƣợc giải quyết triệt khi tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp phân tích. Các số liệu thống kê, các con số, tỷ lệ đƣợc tính toán cần đƣợc đánh giá và phân tích tổng thể, có nhƣ vậy mới chứng minh đƣợc sự tăng/giảm của các khoản chi có tính xu hƣớng, từ đó các kết luận và đề xuất mới hợp lý và có ý nghĩa.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tóm lại, chƣơng 2 đã cho thấy việc lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu là rất cần thiết và quan trọng để định hƣớng cho hoạt động nghiên cứu. Với đề tài quản lý tài chính tại một cơ quan hành chính Nhà nƣớc tƣơng đối đặc thù là Cục An toàn thực phẩm, tác giả nhận thấy việc kết hợp nhuần nhuyễn các phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh , phƣơng pháp tổng hợp phân tích và phƣơng pháp phỏng vấn là tƣơng đối phù hợp và hiệu quả, là cơ sở quan trọng để tác giả có thể triển khai tốt công tác nghiên cứu

36

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM

Căn cứ cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính đã nêu ở chƣơng 1, chƣơng 3 của luận văn sẽ đƣa ra đánh giá về thực trạng quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm.

Chƣơng 3 sẽ bắt đầu với việc giới thiệu về Cục An toàn thực phẩm và tài chính của Cục An toàn thực phẩm. Trên cơ sở giới thiệu về dữ liệu tài chính giai đoạn 2012 đến 2014, bằng phƣơng pháp thống kê mô tả, kết hợp phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, nội dung tiếp theo của chƣơng là đƣa ra các đánh giá thực trạng quản lý kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ; quản lý nguồn kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ và quản lý nguồn kinh phí tiết kiệm trên cả khía cạnh ƣu điểm và nhƣợc điểm.

3.1. Khái quát về Cục An toàn thực phẩm và tài chính của Cục An toàn thực phẩm

3.1.1. Khái quát về Cục An toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm là cơ quan trực thuộc Bộ Y tế đƣợc thành lập theo Quyết định số 14/1999/QĐ-TTg ngày 4/2/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ. Cục An toàn thực phẩm là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Y tế quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong phạm vi cả nƣớc. Cục An toàn thực phẩm có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản riêng và có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.

Theo Quyết định số 4062/2012/QĐ-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trƣởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

37

chức của Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế (thay thế Quyết đinh số 48/2008/QĐ-BYT ngày 30/12/2008 của Bộ Y tế) quy định cụ thể nhƣ sau:

- Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án, dự án về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực đƣợc phân công quản lý của Bộ Y tế và tổ chức triển khai thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt.

- Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành:

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

+ Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

+ Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, khách sạn, khu nghỉ dƣỡng, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đƣờng phố;

+ Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

+ Danh mục phụ gia thục phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đƣợc phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; danh mục thực phẩm tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng; danh mục nhóm thực phẩm đƣợc phép chiếu xạ và liều lƣợng đƣợc phép chiếu xạ đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực đƣọc phân công quản lý của Bộ Y tế;

38

- Là cơ quan thƣờng trực của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ƣơng về vệ sinh an toàn thực phẩm và thƣờng trực của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm (Ủy ban Codex) Việt Nam.

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện việc quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nƣớc uống đóng chai, nƣớc khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm và phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm.

- Chủ trì, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện công tác giám sát, ngộ độc thực phẩm và xử lý các sự cố về an toàn thực phẩm.

- Cấp đình chỉ, thu hồi theo quy định của pháp luật: Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy xác nhận nội dung quảng cáo; Giấy đăng ký lƣu hành bộ xét nghiệm nhanh đối với các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận lƣu hành tự do, giấy chứng nhận y tế, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ đối với sản phẩm thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh

- Chỉ đạo và hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý an toàn thực phẩm; tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ về an toàn thực phẩm.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Y tế; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

39

3.1.2. Khái quát về tài chính ở Cục An toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm là cơ quan HCNN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 do Chính phủ ban hành. Nguồn tài chính tại Cục An toàn thực phẩm do NSNN cấp và nguồn thu phí, lệ phí đƣợc để lại, bao gồm hai nguồn kinh phí chủ yếu là kinh phí thƣờng xuyên và kinh phí không thƣờng xuyên.

Tại Cục An toàn thực phẩm kinh phí thƣờng xuyên bao gồm: kinh phí thực hiện tự chủ và nguồn thu từ phí, lệ phí cho hoạt động cấp một số giấy phép, thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm. Cục là đơn vị giao dự toán cấp 2 vì vậy nguồn kinh phí thực hiện tự chủ đƣợc Bộ Y tế cấp hàng năm. Còn nguồn thu phí, lệ phí là nguồn thu từ phí, lệ phí cấp một số giấy phép, thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm; các mức phí, lệ phí thu theo Quyết định 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính.

CỤC TRƢỞNG PHÓ CỤC TRƢỞNG PHÒNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM THƢ̣C PHẨM PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ ĐÀO TẠO AN TOÀN THƢ̣C PHẨM PHÒNG THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG PHÒNG QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆ M PHÒNG PHÁP CHẾ HỘI NHẬP VĂN PHÒNG CỤC PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG GIÁM SÁT NGỘ ĐỘC THƢ̣C PHẨM PHÒNG CÔNG TÁC THANH TRA

40

Kinh phí không tự chủ tại đơn vị là nguồn kinh phí đƣợc đƣợc giao để thực hiện một số nhiệm vụ và phải đƣợc phê duyệt cấp có thẩm quyền: mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị, nhiệm vụ đột xuất, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc duyệt; thực hiện các chuơng trình mục tiêu quốc gia; nghiên cứu khoa học. Các mức chi của nguồn kinh phí này tuân theo các văn bản, chế độ tài chính mà pháp luật quy định tùy theo từng mục chi.

Qua số liệu chi năm 2012-2014 của Cục An toàn thực phẩm cho ta thấy: tổng dự toán chi tại đơn vị đƣợc tăng lên hàng năm, dự toán chi năm 2012 là 66.418 trđ , năm 2013 là 71.980 trđ tăng 8,37% tƣơng đƣơng 5.562 trđ so với năm 2012, năm 2014 là 92.520 trđ tăng 28,53% tƣơng đƣơng 20.540 trđ . Số chi thực hiện năm 2012 số chi thực hiện là 63.008 trđ, số thực chi năm 2013 là 70.820 trđ tăng so với năm 2012 là 12,4% tƣơng đƣơng số tuyệt đối là 7.812 trđ.

41

Bảng 3.1. Tổng chi các nguồn kinh phí giai đoạn 2012 - 2014 của Cục An toàn thực phẩm Đơn vị: triệu đồng TT NỘI DUNG 2012 2013 2014 Dự toán phân bổ Thực hiện TH/PB (%) Dự toán phân bổ Thực hiện TH/PB (%) Dự toán phân bổ Thực hiện TH/PB (%) 1 2 3 4=3/2 5 6 7=6/5 8 9 10=9/8 Tổng chi 66.418 63.008 94,87 71.980 70.820 98,39 92.520 92.385 99,53 1 Nguồn NS cấp 58.718 56.408 96,07 62.470 62.370 99,8 82.677 82.665 99,98 2 Nguồn khác 7.700 6.600 85,71 9.510 8.450 88,85 9.843 9.720 98,75 Tỷ trọng NS/Tổng 90,61% 88,41% 86,79% 88,07% 89,36% 89,48% Tỷ trọng khác/Tổng 9,39% 11,59% 13,2% 11,93% 10,64% 10,52%

42

Từ bảng 3.1 trên ta thấy tổng chi tại Cục An toàn thực phẩm tăng qua từng năm cả về quy mô lẫn cơ cấu nguồn kinh phí sử dụng. Trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách cấp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của Cục. Dự toán chi năm 2012 từ nguồn ngân sách của Cục là 58.718 trđ chiếm 88,41% trong tổng số dự toán chi năm 2012 và tổng chi thực hiện năm 2012 là 56.408 trđ chiếm 89,53% tổng chi thực hiện năm 2012. Năm 2013 dự toán chi từ nguồn ngân sách là 62.470 trđ chiếm tỷ trọng là 86,79% trong tổng số dự toán chi năm 2013, trong năm này tổng chi thực hiện của đơn vị là 62.370 trđ chiếm 88,07% tổng chi thực hiện trong năm.Dự toán chi năm 2014 từ nguồn ngân sách của Cục là 82.677 trđ chiếm 89,36% trong tổng số dự toán chi năm 2014 và tổng chi thực hiện năm 2014 là 82.665 trđ chiếm 89,48% tổng chi thực hiện năm 2014.

Các số liệu trên cho thấy nguồn kinh phí từ ngân sách cấp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó việc giải ngân kinh phí nguồn kinh phí ngân sách cấp cũng rất cao, năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Trong năm 2012 số chi thực hiện số chi thực hiện là 56.408 trđ (chiếm 89,53% tổng chi) giải ngân 96,07% dự toán cấp năm 2012. Năm 2013 số chi thực hiện là 62.370 trđ (chiếm 88,07% tổng chi) quyết toán ngân sách lên đến 99,8%. Năm 2014 số chi thực hiện là 82.665 trđ (chiếm 89,48% tổng chi) quyết toán ngân sách lên đến 99,98%. Vì vậy yêu cầu về tăng cƣờng công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách tại Cục An toàn thực phẩm cần đƣợc hoàn thiện để đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí đƣợc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm nhằm phục vụ và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, nâng cao vai trò của cơ quan HCNN trong lĩnh vực đƣợc giao quản lý.

Bên cạnh nguồn kinh phí ngân sách cấp thì đơn vị cũng có nguồn thu từ phí, lệ phí đƣợc để lại theo quy định của Nhà nƣớc, nguồn kinh phí này không

43

lớn, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số chi của đơn vị nhƣ: tổng chi năm 2012 là 6.600 trđ (chiếm 10,47% tổng chi cả năm), năm 2013 tổng chi nguồn này là 8.450 trđ (chiếm 11,93% tổng chi) và năm 2014 tổng chi là 9.720 trđ (chiếm 10,52%). Tuy tỷ trọng của nguồn này thấp nhƣng đã bổ sung phần nào kinh phí hoạt động chi thƣờng xuyên của đơn vị, giảm bớt gánh nặng của kinh phí NSNN đồng thời tạo điều kiện cho đơn vị có đủ nguồn tài chính giúp chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

3.2. Thực trạng quản lý tài chính ở Cục An toàn thực phẩm

3.2.1. Thực trạng quy trình quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm

Công tác quản lý chi ngân sách tại Cục An toàn thực phẩm đƣợc thực hiện theo đúng trình tự lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm soát hoạt động thu chi ngân sách theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Cục. Trong năm ngân sách đơn vị tiến hành đồng thời ba khâu của chu trình ngân sách, đó là: chấp hành ngân sách của chu trình ngân sách hiện tại, quyết toán ngân sách của chu trình ngân sách trƣớc đó và lập dự toán ngân sách cho chu trình tiếp theo.

Về lập dự toán:

Hiệu quả sử dụng tài chính phụ thuộc rất lớn vào việc lập và phân bổ dự toán, lập và phân bổ dự toán đúng đắn và đầy đủ sẽ nâng cao tính công bằng trong sử dụng nguồn tài chính, tạo điều kiện để Cục hoàn thành nhiệm vụ.

Hàng năm căn cứ vào các văn bản hƣớng dẫn lập dự toán của Bộ tài chính và hƣớng dẫn của cơ quan quan lý cấp trên (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế) Cục An toàn thực phẩm căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trƣớc và dự kiến cho năm kế hoạch. Lập dự toán ngân sách của đơn vị trong đó xác định và thể hiện rõ dự toán chi ngân sách quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ và dự toán chi ngân sách giao không thực hiện tự chủ kèm theo thuyết minh chi tiết các nội dung công việc gửi cơ quan chủ

44

quản cấp trên (Vụ Kế hoạch - tài chính) thẩm định và tổng hợp gửi cơ quan tài chính (Bộ Tài chính) thẩm định.

Trên cơ sở tổng dự toán chi NSNN đƣợc Quốc hội phê duyệt, quyết định giao chỉ tiêu nhiệm vụ thu, chi NSNN của Thủ tƣớng Chính phủ giao dự toán NSNN năm cho các Bộ, ngành, cơ quan trung ƣơng và các địa phƣơng trong đó có Bộ Y tế. Căn cứ dự toán NSNN đƣợc Thủ tƣớng giao, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là đơn vị dự toán cấp I của Bộ Y tế, Vụ Kế hoạch - tài chính lập phƣơng án phân bổ dự toán NSNN cho các cơ quan.

Tổ chức chấp hành dự toán NSNN

Căn cứ vào dự toán ngân sách của cơ quan tài chính, Vụ Kế hoạch - Tài

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)