Tổ tôm điếm.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 53 - 57)

Trong số các trò chơi trong lễ hội hát Dậm Quyển Sơn, sau các trò chơi: bơi chải, leo dây múa rối, đấu vật, đấu cờ người phải kể đến trò tổ tôm điếm. Những người cao tuổi trong làng thường xem trò tổ tôm điếm là một thú chơi tao nhã, thể hiện qua câu ca dao mà không người Việt Nam nào là không thuộc:

Làm trai biết đánh tổ tôm

Khác với trò đấu vật là môn thi đấu đòi hỏi phải có sức khỏe, vừa đòi hỏi trí tuệ thì trò tổ tôm điếm hầu như chỉ đòi hỏi trí tuệ. Vì vậy mà có rất nhiều nhà nho xưa đều thích chơi tổ tôm. Tại các làng quê vào dịp làng lở hội, hay khao vọng, hiếu, hỉ chủ sự cũng cố gắng bố trí mấy bàn tổ tôm để các bô lão, quan viên giải trí, tạo nên không khí đông vui cho đình đám. Đặc biệt là trong hội làng như hội hát Dậm làng Quyển Sơn, hội vật làng Thanh Nộn. hội đền Ba dân làng Thuỵ Sơn….người ta tổ chức chơi tổ tôm điếm ngay tại sân đình, sân đền, nơi công cộng, để nhiều người đi hội có cơ may được xem, được tham dự cho vui.

Tổ tôm điếm trong lễ hội hát Dậm được tổ chức vào buổi sáng, buổi chiều những ngày không có tế lễ, từ ngày mồng 2 đến ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch. Địa điểm diến ra tại sân đình Trung, cũng có khi ở sân chùa Trung, cách đình khoảng vài trăm mét.

Thể lệ và cách thức chơi tổ tôm điếm như sau: gồm có năm người và một người chạy bài. Người tham dự chơi tổ tôm cố định, vì vậy làng đã cho lập năm cái điếm, cột bằng tre, bọc và lợp lều bằng cót, có thể tránh được mưa nắng, đó là điếm Đông, điếm Tây, điếm Nam, điếm Bắc, điếm Trung (ở giữa). Mỗi điếm là một cái chòi không cao lắm, mỗi chòi có một cái thang cho người chơi tôm lên xuống. Giữa năm điếm có một khoảng trống rộng, cho người xem đi lại xem đánh bài. Bài tổ tôm điếm cũng có 120 quân gồm hàng Văn, hàng Sách, hàng Vạn như bài tổ tôm điếm thường. Chỉ khác ở chỗ quân tổ tôm thường có chữ và hình chữ nhật, còn quân tổ tôm điếm có hai mảnh gỗ mỏng hình chữ nhật, có thể mở ra khép lại được. Trong hai mảnh gỗ ấy có một mảnh in chữ và hình minh hoạ. Cách cấu tạo bài như vậy có thuận lợi là khi chia bài thì đậy nắp, đảm bảo bí mật cho cả năm người chơi tổ tôm, khi đánh bài mới mở nắp ra. Trong mỗi điếm, người ta trang bị một cái bàn nhỏ, một cái ghế cho người chơi tổ tôm ngồi, có một cái trống con để gõ khi ra hiệu ăn quân hay không ăn quân.

- Một tiếng trống “ tùng” là ăn quân.

- Một tiếng trống “ Cắc” là không ăn quân. (Gõ tang trống) - Hai tiếng trống “ tung tung ” là phỗng.

- Hai tiếng “ tùng cắc” là hỏi lại cho rõ (Gõ mặt trống và tang trống) - Trống “ tung tung ” một hồi dài là ù.

- Trống “ tung tung” hai hồi dài là ù liền.

- Trống “ tung tung ” ha hồi dài là ù thông tôm chi chi nảy (ù to nhất). Mở đầu ván tổ tôm, người chạy bào hô to. “ Trình năm điếm xong chưa? Xin lổi trống để tôi đưa cây bài đầu ạ!”.

Nếu đã xong cả, thì cả năm điếm gõ một hồi trống dài. Nhận rõ cả năm điếm đã sẵn sàng, người chạy bài ra quân đánh. Chẳng hạn điếm Trung (điếm cái) đánh quân bát sách, người chạy bài rao:

- Bốn điếm đã xong, ngài ra quân này là quân bát sách ạ!

Cả bốn điếm đều gõ tang trống “cắc”, người chơi tổ tôm ở điếm Trung rút quân bài nọc rồi người chạy bài rao: “ Bốn điếm đã xong, ngài ra quân này là quân thất văn a!”

Trình tự ván bài cứ như vậy diễn ra theo quy ước cho đến khi kết thúc. Diễn biến các ván bài sau cũng như vậy diễn ra.

Cũng như trò bỡi chải, trò đấu vật, trò tổ tôm điếm ở trong hội Dậm cũng có phần thưởng. Người chơi tôm nào ù liền tam hiệp (ù liền ba ván), ù thông tôm chi chi nảy thì làng sẽ có phần thưởng bằng vài quan tiền, vài vuông lụa. Cố nhiên phần thưởng này chỉ mang tính tượng trưng là chính. Nhưng người thắng cuộc không vì thế mà giảm đi niềm vui, niềm tự hào. Trò chơi tổ tôm điếm là trò thu hút rất nhiều người tham dự, tạo nên sự vui nhộn, thanh nhã cần thiết cho lễ hội hát Dậm làng Quyển Sơn, góp phần tạo nên sự thành công cho hội làng.

Tiểu kết chương II

Lễ hội vừa mang nét tín ngưỡng dân gian vừa đậm chất nhân văn giữa

đồng có thể nói “ Lễ hội là tấm thảm muôn màu. Mọi sự ở đó đều đan quện vào nhau thiêng liêng mà tần tục, nghi lế mà hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khổ, cô đơn và đoàn kết, trí tuệ và bản năng” (1). [ 26; Tr 5]

Các nghi lễ dân gian đặc biệt là lễ hội làng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống của mỗi địa phương. Vì vậy việc tìm hiểu lễ hội truyền thống là rất quan trọng trong việc tìm hiểu tâm hồn và văn hoá của người dân mỗi làng quê.

Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn gắn với tín ngưỡng bản địa về các thiên thần liên quan đến nông nghiệp về cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, sản vật dồi dào. Đồng thời lễ hội còn gắn với việc thờ phụng những bậc tiền nhân đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong lễ hội hát Dậm nhân dân đã diễn lại sự tích của tướng quân Lý Thường Kiệt nhằm tôn vinh chiến công đánh giặc ngoại xâm của người anh hùng dân tộc, vị tướng tai ba của vương triều Lý nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung, đồng thời qua đó phản ánh nếp sống của dân làng với mối quan hệ nhiều chiều giữa các tầng lớp người trong làng và giữa các dòng họ. Lễ hội là sinh hoạt văn hoá, văn nghệ đa dạng , phong phú nhất của toàn thể dân làng Quyển Sơn.

Song song với những hoạt động tế lễ thì không thể thiếu các hoạt động tạo nên không khí đông vui cho ngày hội đó là các trò chơi như: đấu vật, bơi chải, đấu cờ người, tổ tôm điếm, múa lần, diễn hát chèo…. Đó là các hoạt động thu hút sự tham gia của rất nhiều người, tạo nên không khí đông vui cho ngày hội.

Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn, mang ý nghĩa chính trị, văn hoá, xã hội sâu sắc. Nó đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá vật chất, và tinh thần của nhân dân làng Quyển Sơn. Nhân dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nói riêng.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 53 - 57)