2.3.2.1. Chuẩn bị lễ vật.
Để có lễ vật tiến dâng thần linh trong mười ngày diễn ra lễ hội, đặc biệt là trong sáu ngày đầu từ mồng 1 đến mồng 6. Dân làng Quyển Sơn thực hiện phân bổ theo giáp, theo đầu đinh. Là một làng quê lớn và đông dân vào loại nhất nhì tỉnh Hà Nam, Quyển Sơn có bốn giáp, mỗi giáp có mấy trăm xuất đinh, do một vị quan viên đứng đầu điều hành gọi là Giáp trưởng. vào hội mỗi giáp phải chuẩn bị một mâm lễ vật thịnh soạn bao gồm: thịt lợn (sỏ lợn thiến đen tuyền), thịt gà (là gà sống thiến hoặc gà mái tơ), xôi, oản, chè đỗ xanh, bánh trưng, bánh giày, hương hoa, rượu như lễ làng quy định, không được phép thiếu vắng, chậm trễ. Vì năm nào làng cũng mở hội, năm nào cũng phải có lễ vật dâng cúng thần linh, cho nên giáp trưởng phải lựa
chọn cách phân bổ sắm sửa lễ vật theo xuất đinh trong giáp theo vòng tròn. Mỗi lần mỗi lần một số đầu đinh của từng gia đình cụ thể, hết vòng lại phân bố lại từ đầu. Những gia đình goá bụa, không có con trai thì không phải gánh vác công việc trên.
Do thời gian tổ chức lễ hội theo đinh kì hàng năm cho nên ngay sau khi vãn hội, giáp trưởng đã phải thông báo danh sách những đầu đinh đến phiên phải đóng góp lễ vật cho hội làng vào năm sau, để họ cùng gia đình chuẩn bị nuôi gà, nuôi lợn, trồng cấy lúa nếp, đậu xanh…
Lễ vât đem dâng thần được quy đinh rất chặt chẽ, nghiêm ngặt. Lợn dâng thần phải là lợn ỷ thiến đen tuyền, béo nục, chứ không thể là lợn khoang đen trắng, loang nổ như lợn Thái Bình, hay lợn móng cái; gạo nếp phải là gạo nếp quýt hay nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, mười hạt như một chứ không có tình trạng hạt to hạt nhỏ; đậu xanh phải là đậu hạt tiêu, đều, nhiều bột, độ ngậy cao. Gạo nếp và đậu xanh dùng để gói bánh chưng, bánh giầy, đò xôi, nấu chè, đóng oản. Bánh chưng kích cỡ 20x20, phải được gói bằng lá dong bánh tẻ, to bản, màu xanh thẫm, không bị rách hay bị xước. Lạt buộc bánh phải đước chẻ tư ống giang bánh tẻ, dóng dài được luộc qua nước sôi, hong khô rồi đem nhuộm phẩm hồng. Nhân bánh chưng được làm bằng đậu xanh, thịt ba chỉ thái nát mỏng, có chộn thêm ít bột hạt tiêu. Bánh giày được chế biến công phu, khuôn hình bầu dục, màu trắng mịn, to bằng cái mâm đồng, bên trong co nhân đậu tằm và đường phèn màu nâu đậm. Vàng hương, rượu, trầu cau, phải được chọn lọc cẩn thận. Đầu đinh nào, gia đình nào vi phạm quy định đó sẽ bị trách phạt. Chỉ trường hợp có sự cố do thiên tai như lợn gà bị toi, dịch, lúa đậu mất mùa, gia đình phải trình báo với làng, được các quan viên làng xã cho phép mới được mua các thứ trên ở chợ, hay ở người khác, để thay thế.
Lễ hội Hát Dậm làng Quyển Sơn kéo dàii 10 ngày nhưng chỉ có hai ngày là quan trọng đó là ngày (Khai hội) là ngày mồng 1 tháng 2 âm lịch và ngày mồng 6 (ngày việc làng).
Ngay từ chiều ngày 30 tháng giêng và mồng 5 tháng 2 âm lịch những gia đình thuộc diện đóng góp lễ vật cho làng đã xem giờ để chế biến thực phẩm với tinh thần khẩn trương và cầu kì nhất. Sáng mồng 1 và mồng 6 các gia đình cử người đội các mâm lễ vật ra đình. Tại đình đã có các vị quan viên, chức sắc, chức dịch như tiên chỉ, lý trưởng, phó lý…tiếp nhận đặt lễ lên ban thờ trung tâm trình diện Thành Hoàng làng. Thông thường người ta chỉ dâng tiến Thành Hoàng làng mâm xôi, sỏ lợn, bánh chưng, bánh giày, rượu, trầu cau và vàng hương mà thôi.
Những mâm cỗ dâng cúng, phải để ở đó chừng ba giờ. Khi các quan viên dâng cúng, tế lễ xong, mới được hạ ban. Lúc đó các chức sắc, chức dịch chấm cỗ đinh thứ bậc, nhì, ba, tư. Sau đó giữ lại một số để khao vọng các quân viên và họ Dậm, còn những lễ vật khác thì cho gia chủ đem về. Dưới sự hướng dẫn của giáp trưởng các gia đình đem chia đều cho các đầu đinh, gọi là “ thụ lộc thánh”, cầu may, cầu phúc. Người dân trong làng tin rằng, được hưởng những thứ đó thì trong năm đó họ sẽ gặp may mắn, thuận lợi. Những ngày tiếp theo ở đình Trung và đền Trúc quan viên chỉ dâng lễ vật chay tịnh, không kèm theo đồ mặn. Lễ vật nói chung không cầu kì linh đình như hai ngày lễ trọng mồng 1 và mồng 6.
2.3.2.2 Luyện tập tế lễ, rước kiệu, múa hát Dậm
Khi tiến hành lễ hội dù ở Quyển Sơn hay bất kì một làng xã nào khác ở đồng bằng Bắc Bộ thì việc tế lễ, rước kiệu bao giờ cũng được coi là một việc quan trọng. Hoạt động tế lễ và rước kiệu bao giờ cũng được coi là một hoạt động đặt ra yêu cầu là phải nghiêm chỉnh, thành thạo. Do đó phải luyện tập trước khi tổ chức lễ hội.
Ở làng Quyển Sơn việc luyện tập cho lễ hội diễn ra từ rất sớm, một số tổ hội, nhóm hội như các quan viên trong ban tế lễ, phường bát âm, phường trống, họ Dậm, phường chèo, phường bơi chải đã luyện tập từ đầu tháng Giêng.
Luyện tập tế lễ.
Trong lễ hội Quyển Sơn, khi mở hội Dậm, công việc tế lễ Thành Hoàng làng và các thần linh luôn được nhìn nhận là công việc hệ trọng. Công việc đó từ hàng ngàn năm nay vẫn do các quan viên Kỳ mục như Tiên chỉ, Chánh hội, Thứ chỉ, Lý trưởng, Phó lý và các thành viên hội tư văn đảm nhiệm. Thông thường, ban tế của làng có trên 20 người, đều là nam giới, tuổi từ bốn mươi tuổi trở nên bao gồm: chủ tế, bồi tế, đông xướng, tây xướng, nội tán và các chấp sự. Chủ tế thường do tiên chỉ đảm nhiệm, trong trường hợp tiên chỉ ốm đau,vắng mặt, thì thứ chỉ thay thế. Đây là người có vai trò chủ chốt trong buổi tế lễ, cho nên ngoài động tác đi đứng khoan thai, đĩnh đạc, còn phải thêm điều kiện vợ chồng xong toàn, con trai, con gái đầy đủ. Sau chủ tế có một đến hai bô lão làm bồi tế. Theo quy ước bồi tế đứng sau chủ tế mà làm theo. Đi sau chủ tế và bồi tế có hai người làm đông xướng và tây xướng, đứng hai bên nghi án để xướng lễ nghi. Dân làng thường gọi hai người này là (thông xướng)và (hoạ hưng). Bên tả và hữu của chủ tế có hai vị quan viên làm trợ tán, có nhiệm vụ dẫn chủ tế đi ra đi vào chi nhịp nhàng, đúng quy cách tăng vẻ long trọng. Phía sau chủ tế và bồi tế có 16- 20 chấp sự, đứng cách đều ở hai bên, theo hàng thẳng, ngoài sân đình, mặt hướng vào chủ tế và hương án thờ Thành Hoàng làng. Họ có nhiệm vụ dâng rượu, dâng hương chuyển văn tế.
Dưới sự chỉ dẫn của tiên chỉ, các quan viên trong ban tế chăm chú tập từng bước đi, từng dáng đứng, từng động tác, cử chỉ dù nhỏ nhất, trên tinh thần cẩn trọng, nghiêm túc. Mỗi buổi tập ở sân đình, các thành viên ban tế lễ chỉ nghỉ giải lao ít phút, sau đó lại tiếp tục tập tiếp. Việc luyện tập kéo dài hai ba tuần lễ, từ mồng 10 tháng Giêng cho đến hết tháng Giêng. Khoảng 5 ngày trước khi hết tháng, các quan viên luyện tập tế lẽ đan xen với múa hát Dậm, bởi vì trong hai ngày đại lễ vào mồng 1 và ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch, lệ làng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa tế lễ và múa hát thờ thần ở mức hoàn thiện nhất có thể để khi vào lễ hội không bị mắc lỗi.
Luyện tập múa hát Dậm.
Để hội làng diễn ra thành công, cũng như các quan viên trong ban tế
lễ, họ Dậm cũng tổ chức luyện tập, thời gian luyện tập khoảng ba tuần, từ mồng 6 tháng Giêng cho đến hết tháng, chủ yếu là vào buổi chiều. vào những ngày cuối tháng họ Dậm múa đan xen với tế lễ, dưới sự chỉ đạo của tiên chỉ tại đình làng.
Tham dự luyện tập, ngoài bà Trùm (là một phụ nữ đứng tuổi), hát hay, thuộc nhiều làn điệu, từng trải, lịch lãm, kinh tế gia đình khá giả, họ Dậm còn có từ 16 đến 20 cô gái son trẻ, thanh tân, mới được múa hát nơi cửa đình, cửa đền. Vì vậy năm nào bà Trùm hát Dậm cũng phải tuyển chọn thêm những cô gái mới lớn thay thế cho những cô gái đã đi lấy chồng. Việc luyện tập diễn ra rất nghiêm túc ở đền Trúc, do ở đình đã có quan viên tập tế lễ. Vào những buổi tập luyện, Bà Trùm phải chỉ bảo từng lời ca điệu múa, uốn nắn từng động tác cho các cô gái .
Luyện tập bơi trải, rước kiệu và một số trò chơi khác.
Là một hội làng có quy mô tương đối lớn, lễ hội hát Dậm không chỉ có tế lễ, rước kiệu, múa hát Dậm mà còn có bơi trải, múa lân, tổ tôm, múa rối…Vì vậy muốn lễ hội thành công, các phường hội phải luyện tập.
Tại hội Dậm Quyển Sơn, bơi trải được xem là trò chơi, trò thi đấu thể thao vào loại đông vui, náo nhiệt đứng sau rước kiệu. Thiếu trò bơi trải hội Dậm sẽ không đông vui và được xem là không thành công. Do đó ngay từ mồng 10 tháng Giêng hàng năm, bốn thuyền đua của bốn giáp, dưới sự chỉ dẫn của bốn quan viên thạo nghề sông nước, đã luyện tập ở khúc sông Đáy trước cửa đền Trúc. Tham dự luyện tập trên mỗi thuyền đua là các đinh tráng, ai nấy đều khoẻ mạnh, tháo vát, nhanh nhẹn. Họ luyện tập rất hăng say, từ tư thế ngồi, vị trí ngồi, động tác sải thay chèo, động tác bẻ lái, lách trườn, tất cả đều được thế hệ trước chỉ bảo, uốn nắn tận tình, tỉ mỉ, chu đáo. Nhằm mục đích để thăm dò địa hình, chỗ nông, chỗ sâu, chõ nước chảy xiết, chỗ nước chảy yếu, phát hiện các trướng ngại vật để tháo gỡ như bèo tây,
rau muống, rong đuôi chó, rong tóc tiên…Ngoài ra luyện tập là để cho quen tay, đều nhịp, đẩy thuyền đua nhanh hơn.
Công cụ để bơi chải, để đấu chải là những con thuyền và những chiếc dầm, gọi là tay chèo. Tất cả đều được làm bằng gỗ tốt, có khả năng chịu nước. Vì mỗi năm làng tổ chức lễ hội một lần vào thời gian và địa điểm đã định sẵn, cho nên ngay từ tháng 10 âm lịch, các giáp đã chủ động đóng thuyền mới hoặc sửa chữa thuyền cũ. Mỗi giáp một thuyền, cộng với một thuyền của giám khảo là năm thuyền. Cả năm con thuyền đều được ghép bằng ba tấm gỗ dài, nên có tên là (thuyền tam bản). Phía mũi các con thuyền đều trang trí hoa văn hình đầu rồng - một biểu tượng rất gần gũi của các cư dân lúa nước và sông nước.
Cũng như tế lễ, múa hát Dậm, việc tập luyện bơi chải đến cuối tháng Giêng là tạm ổn. Sức người đã dẻo, tay dầm đã đều, các chàng trai bơi sải đã sẵn sàng cho một cuộc thi đấu hào hứng quyết liệt.
Cùng thời điểm trên, một số phường hội như phường chèo, phường đồng văn (phường trống), phường bát âm, phường hát tuồng, hội cờ…cũng bắt đầu tổ chức diễn tập. Phường chèo thường luyện tập các vở Lưu Bình – Dương Lễ, Trương Viên, Suý Vân giả dại, Quan Âm Thị Kính..; phường đồng văn tập đánh trống rước, trống đổ hồi, trống tế…phường bát âm luyện tập các làn điệu lưu thuỷ hành vân phục vụ cho rước kiệu và tế lễ.
Từ ngày 27 tháng Giêng, Hội tư văn và các Kì dịch đã bắt đầu tổ chức rước kiệu, đây là công việc to lớn và phức tập hơn cả. Nó chỉ được tiến hành sau khi công việc tế lễ, múa hát Dậm, bơi chải đánh trống, hát tuồng, hát chèo đã tương đối thành thục, công việc này có ý nghĩa như là một cuộc tổng diễn tập. Mục đích của việc rước kiệu là cho nghi lễ hoàn chỉnh, đảm bảo tính chất trang trọng, thiêng liêng, đông vui, tránh những thiếu xót xảy ra khi lễ hội diễn ra.
Thông thường mộ lễ hội bao gồm nhiều công đoạn, trong đó công đoạn rước kiệu được coi là một công đoạn phức tạp nhất. Ý thức được điều
đó hội tư văn và các kì dịch, kì lão trong làng Quyển Sơn đã cắt cử một quan viên thông hiểu phong tục để để điều hành là người điều hành chương trình (tạm thời). Để công việc thành công, trong những buổi tập người ta dùng đầy đủ các nghi tượng như rước kiệu thực. Dưới sự chỉ huy của quan viên, thường là tiên chỉ hay thứ chỉ trong làng, cuộc diễn tập diễn ra theo trình tự: đi đầu là đội múa kì lân, tiếp theo là phường đồng văn, với các loại trống, tiếp đến là các đội vác chấp kích, bát bửu và kiệu hình bầu dục, có thêu dòng chữ “ Thượng đẳng tối linh thần”, sau đó là phường bát âm, sau đến kiệu long đình, cuối cùng là các quan viên, bô lão và dân làng. Đám rước Quyển Sơn có tới bốn kiệu long đình, một kiệu rước thần vị Lý Thường Kiệt, một kiệu rước chân nhang chư Phật từ chùa Giỏ, một kiệu rước chân nhang song thân Lý Thường Kiệt, một kiệu rước chân nhang Phật từ chùa Trung Hoà, hoà nhập thành dòng, hướng về đình Trung (đình Cháy) ở giữa làng. Về đến Đình thì hội tế cầu phúc, cầu an, cầu thịnh. Việc luyện tập thường kéo dài 3- 4 ngày thì thành thạo. Dân làng Quyển yên tâm bắt tay vào mở hội.
2.3.2.3 Công tác sửa sang.
Ngay từ cuối tháng Chạp, nhân dân làng Quyển đã lo sửa sang lại, sắm sửa thêm một số thứ cần thiết cho lễ hội như: các đình, chùa, đền, miếu .. đặc biệt là đình và đền các quan viên Kì mục, Kì dịch cho người xem xét, tìm hiểu cho quét lai vôi trên tường, mại ngói chỗ nào bị dột cho đảo lại, cờ quạt nếu thiếu chiếc nào thì cho may mới thêm, đồ thờ được lau chùi cẩn thận, kiệu được sơn lại cho mới…
Trong các phường hội cho sắm thêm đạo cụ, quần áo, mũ…Ở các gia đình thì may trang phục đồ trang sức. Nhìn chung không khí làng Quyển trước và sau tết Nguyên Đán đông vui, náo nhiệt, sôi động. Đây là một không khí phổ biến của nhiều lễ hội ở các làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ
Đối với người dân làng Quyển lễ hội bao giờ cũng là một cái gì đó rất thiêng liêng. Do đó khi mở hội, tất cả cộng đồng làng xã từ già đến trẻ, từ quan viên kì dịch đến người nông dân, già, trẻ, nam, nữ đều nhiệt tình tham dự. Nếu vì một lí do nào đó, một thành viên làng xã không tham dự được trong lễ hội, thì suốt năm ấy họ sẽ thấy day dứt không yên.
Tham dự nghi lễ Thành Hoàng làng ở đình Trung, ở đền Trúc có các quan viên như: Tiên chỉ, Thứ chỉ, Chánh hội, Lí trưởng, Phó lí và các thành viên hội tư văn, tầng lớp trí thức làng xã…
Tham sự trức tiếp múa hát Dậm có bà Trùm và hai mươi cô gái chưa chồng, số lượng linh hoạt nhưng là số chẵn. Tất cả tụ họp thành họ gọi là “ họ Dậm”. Bên cạnh những người tham dự tế lễ và múa hát Dậm, còn có một số người tham gia các trò chơi. Số người này đông đảo, thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Bô lão và trung niên thì chơi tổ tôm, đấu cờ người. nam thanh niên trai tráng thì thi đấu vật, bơi chải, leo dây múa rối, chọi gà. Nữ giới thì hát chèo, cổ vũ các trò thi đấu
• Lễ mộc dục.
Cuối tháng Giêng, các kì mục, kì dịch, kì lão, chọn ngày tốt, cử người sắm sửa vàng hương, rượu, xôi gà cáo yết Thành Hoàng làng, xin làm lễ mộc dục (tức là tắm rửa cho thần, tượng, thần vị). Trước khi làm lễ mộc dục, tiên chỉ xin âm xem thần cho phép ai trong số quan viên được làm công việc quan trọng đó. Khi đã xác định được người mà thần chọn rồi, thì dùng