Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân làng Quyển Sơn nói riêng nhân dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nói chung.
Trước hết, là những hoạt động mang nghi lễ nhằm nhắc lại sự kiện, cuộc đời Lý Thường Kiệt một anh hùng dân tộc, một vị tướng quân sự tài ba, một người có công lao to lớn đối với triều Lý nói riêng nước Đại Việt nói chung. Đây chính là biểu hiện của của truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”; “ăn quả nhớ kẻ trống cây” của nhân dân làng Quyển Sơn. Qua đó thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với nước, với làng thông qua hoạt động lễ hội. Đây chính là nền tảng cơ sở để giáo dục chân- thiện- mỹ cho quần chúng nhân dân, nhắc nhở các thế hệ con cháu ôn lại truyền thống của cha ông nhớ on những người có công với nước, với làng. Lễ hội có những nội dung và hình thức khác nhau nhưng đều mang trong mình những nét ứng xử văn hoá với người có công với làng xóm, quê hương. Biểu hiện cụ thể là tục thờ Thànhg Hoàng làng.
Lễ hội là nơi tạo nên cho mỗi thành viên trong cộng đồng làng xã ý thức, trách nhịêm, tăng thêm niềm tự hoà về quê hương đất nước càng thêm yêu quý mảnh đất nơi mình đã được sinh ra và lớn lên. Do đó trong lễ hội vai trò của cá nhân được khẳng định rất cao mỗi người dân đều tự nguyện tự giác hoàn thành tốt phần việc của mình khi được làng xã giao cho. Họ còn lấy đó là điều hãnh diện tự hào.
Đây cũng là dịp để dân làng biểu dương lực lượng và sức mạnh tổng hợp của mình. Tính cộng đồng là yếu tố quyết định, là sợi dây liên kết thống nhất và bến vững trong quá trình phát triển của làng xã Việt Nam, gắn kết giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Nó chi phối một tầng lớp trong một không gian văn hoá vốn thuộc về cộng đồng. Tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là đặc trưng cơ bản, là nét giá trị tiêu biểu của lễ hội hát Dậm Quyển Sơn.
Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn góp phần tìm hiểu diện mạo cuộc sống của người xưa, đồng thời cũng thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc được bảo lưu phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước. Thông qua lễ hội hát Dậm Quyển Sơn các phong tục, tập quán tốt đẹp của cha ông được bảo lưu và gìn giữ một cách tốt nhất.
Đặc biệt, trong lễ rước kiệu đã tái hiện lại những nét tiêu biểu về cuộc đời sự nghiệp của Lý Thường Kiệt và vương triều Lý. Những truyền thuyết được lưu truyền tại nơi đây cùng với các hình thức diễn xướng lễ hội rất phong phú, sinh động, trang nghiêm, thành kính. Lễ hội đã chứng minh mỗi quan hệ gắn bó giữa những giá trị truyền thống và việc bảo lưu các giá trị truyền thống.
Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn mang những nét văn hoá độc đáo của truyền thống văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc của vùng quê đồng bằng chiêm trũng chuyên canh tác nông nghiệp lúa nước giàu truyền thống văn hoá lịch sử. Đồng thời lễ hội cũng là nơi phản ánh nét tiêu biểu của văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung.
Lễ hội là dịp để nhân dân vui chơi, giải trí một cách tự nhiên. Trong lễ hội có tổ chức các trò chơi dành cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia vui chơi giải trí, là dịp để mọi người hoà cái riêng của cá nhân vàp cái chung của cộng đồng. Hội làng cũng là dịp để những người con xã quê hương trở về quê thăm họ hàng, làng xóm. Hội làng còn là dịp để mọi người so tài, đọ sức. Người đi xem hội không thấy mình ở ngoài cuộc. Họ như thấy mình đang hiện thân trong các trò chơi, vai diễn. Những trò chơi dân gian với công cụ mộc mạc dân dã do chính tay mình làm ra càng tăng thêm sự hứng thú của mọi tầng lớp nhân dân.
Khi hoà mình đắm say vào trong không khí của lễ hội con người thức sự cảm thấy mính được bình đẳng, tự do. Những người có mặt trong lễ hội là một tập thể đoàn kết, cùng hướng về cõi tâm linh cao cả với niềm tin chân thành. Ai ai cũng tham gia vào những cuộc vui với không khí cởi mở bình
đẳng, dân chủ. Lễ hội cũng là dịp mọi người cùng nhận lộc, hưởng phước làng của đức Thánh ban cho mọi người.
Vào dịp lễ hội quang cảnh xóm làng cũng khác ngày thường. Đường thôn ngõ xóm làng được quét dọn sạch sẽ, nơi nơi rực rỡ sắc màu của cờ hoa, biểu ngữ, của ánh đèn được trang hoàng lộng lẫy. Ai cũng chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đi dự hội. Ai cũng muốn góp sức mình, vật chất của mình cho ngày hội cổ truyền của quê hương. Từ không khí đó mọi người thêm thương yêu, đoàn kết tha thiết gắn bó với quê hương. Họ sẽ nhân ái mở rộng tấm lòng mình hơn trong cuộc sống.
Lễ hội còn có ý nghĩa cổ động tuyên truyền nhanh nhất mọi đến mọi người dân. Nó không cần hô hào thúc ép nào mà nhất loạt mọi người đều tuân theo. Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn được tổ chức long trọng, trang nghiêm đã thu hút nhiều khách thập phương và nhân dân quanh vùng đến tham dự lễ hội. Vì vậy không gian lễ hội không chỉ dừng lại ở một làng mà âm vang của lễ hội lan toả ra khắp vùng miền của tỉnh Hà Nam, đồng bằng Bắc Bộ, ra nhiều địa phương trong cả nước.
Tiểu kết chương III
Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn là hoạt động sinh hoạt động văn hoá, văn
nghệ đa dạng, phong phú nhất của nhân dân làng Quyển Sơn từ ngàn xưa cho đến nay. Ngày nay ở khắp nơi trên mọi miền của Tổ quốc đình, đền, miếu…thờ các vị anh hùng dân tộc đã được xây dựng ở khắp nơi. Góp phần vào công cuộc xây dựng và củng cố ý thức dân tộc, truyền thống của cha ông, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam.
Gần một nghìn năm qua, lễ hội hát Dậm Quyển Sơn vẫn giữ được những nét nguyên sơ, với những nghi lễ, những trò diễn được tái hiện hàng năm. Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn phản ánh những nét chung của lễ hội dân gian truyền thống Việt Nam. Những trò chơi dân gian vừa để giải trí, vừa để thực hiện một phong tục tín ngưỡng thông qua các biểu tượng và hành động mang tính tượng trưng. Những yếu tố đó không ngừng được bổ xung, hoàn
thiện, vận hành cùng tiến trình phát triển của lịch sử của địa phương trong sự phát triển chung của lịch sử dân tộc
Hát Dậm Quyển Sơn là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc và độc đáo. Vì vậy, việc gìn giữ và phát huy nét đặc sắc của văn hoá dân gian là hết sức cần thiết đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.
Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn đã đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế chính trị, văn hoá của nhân dân làng Quyển Sơn. Lễ hội đã tạo nên sợi dây gắn kết, nêu cao sức mạnh cộng đồng, xây dựng và giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là cho thế hệ trẻ hiểu biết thêm về truyền thống yêu nước của địa phương. Từ đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ.
Tóm lại, “lễ hội cổ truyền là một hoạt động văn hoá dân gian mang tính dân tộc sâu sắc. Đây là một hoạt động văn hoá có bề dầy lịch sử, đa dạng, phong phú và phức tạp. Lễ hội cổ truyền gồm ba thành tố: lễ, hội và phong tục. Chúng đan xen vào nhau, hoà quện gắn bó với nhau cùng phát triển trong mối tương giao chặt chẽ” (1). [ 17; Tr 34]
KẾT LUẬN
Trong lễ hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội, hai phần này đan quện vào nhau, hoà hợp với nhau tạo nên không khí đông vui, náo nhiệt của ngày hội.
Phần lễ: Bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo cùng các đồ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh thiêng dược chuẩn bị chu rất đáo, nghiêm túc, kính cẩn, pha chút huyền bí. Thông qua các nghi lễ này con người giường như được giao cảm với thần linh, thế giới siêu nhiên, thần thánh. Họ cầu mong các vị thần, thánh phù hộ cho cuộc sống tương lai của mình.
Phần hội: Bao gồm các trò vui, trò diễn và các dạng diễn xướng dân gian, cụ thể là các trò chơi, các đám rước, ca,múa nhạc dân gian…Các hình thức diễn xướng mang tính vui nhộn song thường vẫn chưa thoát khỏi mục đích của việc thờ cúng. Tuy là hai phần song trên thực tế chúng không tấch bạch nhau mà kết hợp vớ nhau tạo ra không khí đông vui của ngày hội.
Lễ Hội cổ truyền, là một hiện tượng văn hoá, lịch sử dân tộc độc đáo và đa dạng. Lễ hội là sản phẩm của làng xã. Mỗi làng xã, mỗi địa phươngn ở mỗi vùng quê đều có những lễ hội truyền thống của địa phương mình, làng Quyển Sơn với lễ hội hát Dậm đây là lễ hội truyền thống của làng mang nét văn hoá độc đáo.
Lễ hội là một hình tức sinh hoạt văn hoá truyền thông lâu đời của người Việt. Trong nhiều thế kỉ lễ hội đã góp phần cổ vũ nhân dân ta giữ gìn bản sắc dân tộc, đoàn kết đáu tranh chống giặc ngoại xâm. Lễ hội góp phần quan trọng vào văn hoá truyền thống, lễ hội góp phần giữ gìn phong tục tập quán,các yếu tố của văn hoá cổ truyền của dân tộc.
Làng Quyển Sơn là một quê nằm trong vùng đồng bằng chiêm trũng của đồng bằng Bắc Bộ, có điều kiện tự nhiên thuận lợi là vùng bán sơn địa. Quyển Sơn là một làng lớn nhất nhì trấn Sơn Nam xưa và tỉnh Hà Nam
ngày nay. Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn là một trong những lễ hội tiêu biểu của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nói riêng và đồng bằng Bắc Bộ Nói chung. Đây là lễ hội văn hoá đặc sắc của làng xã Việt Nam vùng đồng bằng chiêm trũng Hà Nam.
Lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung, lễ hội làng Quyển Sơn nói riêng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng, được tôn sùng như: thần, thánh, phật, các nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc, những người có công chống thiên tai, chữa bệnh cứu người…lễ hội truyền thống là dịp để con người giao lưu cộng cảm thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống, sản xuất, tình yêu của con người đối với quê hương đất nước. Lễ hội là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại nhằm củng cố tinh thần đoàn kết, cộng cảm, niềm tự hào về quê hương đất nước. Vì vậy lễ hội có sức thu hút, hấp dẫn đông đảo nhân dân tham dự.
Những giá trị văn hoá trong lễ hội làng Quyển Sơn đến nay vẫn còn giữ được duy trì và góp phần tích cực trong xây dựng nền văn hoá tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Góp phần xây dựng làng văn hoá mới, một nông thôn mới. Lễ hội Quyển Sơn là dịp để nhân dân làng Quyển Sơn nói riêng và nhân dân cả nước nối chung nhớ về cội nguồn dân tộc, ghi nhớ công lao của người anh hùng Lý Thường Kiệt đã có công lao to lớn trong việc đánh quân Chiêm Thành.
Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn vừa có cái riêng vừa có cái chung của lễ hội dân ca ở Việt Nam. Mặt khác lễ hội Quyển Sơn vẫn có những nét độc đáo riêng mà các lễ hội dân ca ở Việt Nam không có. Hát Dậm Quyển Sơn có giá trị lịch sử, giá trị hiện thực, giá trị văn hoá sâu sắc. Thông quia lễ hội người xưa không chỉ nhằm tái hiện lịch sử, ca ngợi chiến công oanh liệt của người anh hùng Lý Thường Kiệt, mà còn phản ánh kinh nghiệm sản xuất, ước mơ cho mưa thuận gió hoà, nhân dân được an cư, lạc nghiệp của nhân dân trong vùng.
Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn là một lễ hội dân gian, là sản phẩm tinh thần của cư dân nông nghiệp lúa nước tại vùng bán sơn địa của trấn Sơn Nam. Trong đó dân ca, nghi lễ, âm nhạc chỉ là những yếu tố cấu thành, chứ không phải là chủ đạo trong lễ hội. Thông qua lễ hội thể hiện khát vọng của cư dân nơi đây, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người có công với nước, với làng. Lề hội hát Dậm Quyển Sơn góp phần điều chỉnh mối quan hệ làng xã theo hướng tích cực, góp phần gắn bó những người dân trong cộng đồng làng xãlại với nhau. Tạo nếnự gắn bó, cố kết trong cộng đồng làng xã thông qua quá trình chuẩn bị và tổ chức lễ hội.
Trải qua gần một nhìn năm lịch sử, sự tồn tại và phát triển của lễ hội hát Dậm Quyển Sơn là minh chứng hùng hồn cho lịch sử phát triển của dân tộc. Vì vậy việc duy trì bảo lưu lễ hội Quyển Sơn là một vấn đề cấp thiết đang dặt ra cho các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, nhằm mục đích cho thế hệ trẻ hôm nay nhớ về cội nguồn của dân tộc.