Hát Dậm Quyển Sơn hiện nay.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 59 - 62)

Do chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hát Dậm Quyển Sơn không còn được duy trì như trước nữa. Những câu hát Dậm mai một dần. Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn được giải phóng, nhân dân làng Quyển mới được hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc. Lúc này họ mới có điều kiện để nghĩ đến những là điệu hát Dậm.

Trong làng Quyển Sơn có bà Trịnh Thị Răm là người ngay từ khi còn nhỏ đã yêu thích những làn điệu hát Dậm của quê hương. Mỗi lần đi xem hội bà lại thuộc thêm một làn điệu, rồi về nhà hát một mình. Năm 12 tuổi, co bé Răm đã được chọn lên hát trên đền thờ Thánh. Trải qua thời gian 38 làn điệu hát Dậm đã được bà Răm thuộc lòng.Nhưng đến năm 18 tuổi bà Răm đã làm lễ mang đến đền xin thôi hát để đi lấy chồng. Hát Dậm có một nửa là

hát còn lại là múa. Sau ngày đất nước thống nhất bà Răm đã không quản khó khăn gian khổ, một mình bà đã đi vận động chị em trong xóm, tập hợp lại thành một đội để dạy nhau hát Dậm.

Sau hơn 50 năm, từ giã những làn điệu hát Dậm, đến giờ bà Răm mới tìm lại được niềm vui trong những câu hát Dậm. Bà nhận trách nhiệm truyền dạy hát Dậm cho thế hệ trẻ. Bà đã đi đến từng nhà, từng hộ gia đình để vận động các gia đình cho con em tham gia học hát Dậm.

Cứ như vậy, lớp này kế tiếp lớp khác, hiện nay đội hát Dậm làng Quyển Sơn có 18 em. Bà Răm là người trực tiếp chỉ đạo, dậy bảo các em tham gia tập luyện múa, hát.

Làn điệu hát Dậm cứ thê lan truyền đi khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nhiều nhà nghiên cứu, nghệ sĩ dân gian tìm đến gặp bà Răm để nghiên cứu và học hát. Ngôi nhà của bà Răm đã trở thành nơi snh hoạt văn hoá thường xuyên của những người yêu hát Dậm.

Năm 1993, có một việt kiều ở Pháp tên là Esola về nước tìm đến những môn nghệ thuật dân gian như: hát Chèo, Múa Rối, hát Dậm…Chị đã về làng Quyển Sơn tìm gặp bà Trịnh Thị Răm và mời bà đi lưu diễn 16 nước ở Châu Âu. Trong đoàn đi lưu diễn lần đó có bà Răm cùng đi với 13 cụ bà nông dân hát Chèo khác.

Trong ba năm, những người nghệ sĩ không chuyên đã đi lưu diễn ở khắp các nước như: Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, Thuy Điển, Đan Mạch… Mỹ, Ôxtrulia, Nhật Bản….Bà Răm tâm sự “ mỗi lần đi diễn thấy bà con Việt Kiều chăm chú nghe từng câu hát, nhiều người nước ngoài còn ghi âm, ghi hình về dịch mà tôi thấy cảm động vô cùng. Hoá ra đất nước mình có những tài sản vô giá về nghệ thuật mà không nước nào có được”. Năm 2006, Bà Trịnh Thị răm tiếp tục được mời đi lưu diễn ở Singapo, bà cùng đoàn lưu diễn đã tạo nên nhiều bất ngờ cho Chính phủ và nhân dân nước bạn.

Mặc dù vậy, hát Dậm Quyển Sơn đang đứng trước khó khăn to lớn trong việc tìm lớp hát kế cận. Vì phần lớn các em đủ tiêu chuẩn thì đang

theo học ở các trường phổ thông, những em trên 18 tuổi thì đi học hoặc đi làm ăn xa nhà, có em đã đi lấy chồng…Những làn điệu hát Dậm đều là ngôn ngữ cổ nên các em rất khó học thuộc. Trước thực trạng đó chính quyền địa phương đã có những cố gắng nhằm duy trì và phát triển đội hát Dậm của làng. Theo anh Trịnh Văn Thọ là cán bộ văn hoá xã Thi Sơn cho biết “ trong những lần mở hội hoạc đi lưu diễn, chúng tôi đều có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành viên trong đội hát. Xã cùng đang tiến hành xây dựng một đội hát trẻ, gồm các em khoảng từ 12- 13 tuổi, để nhằm duy trì loại hình nghệ thuật độc đáo của quê hương”.

Với công lao gìn giữ và khôi phục lại các làn điệu hát Dậm bà Trịnh Thị Răm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp chính quyền, Ban ngành đoàn thể từ Trung ương xuống địa phương.

Đến nay bà Răm đã 86 tuổi, công việc của bà Trùm bà Răm đã nhường lại cho người em gái của mình. Nhưng trên thực tế bà vẫn tiếp tục tham gia côn việc dạy bảo các em trong đội hát Dậm của làng. Bà vẫn tận tình hướng dẫn cho bà Trùm mới. Hiện nay ở làng Quyển Sơn và cả xã Thi Sơn chỉ có bà Trịnh Thi Răm là thuộc tất cả các là điệu của hát Dậm Quyến Sơn. Bà trăn trở “ Tôi chỉ mong bà Trùm mới thuộc hết các làn điều để dạy cho lớp trẻ . Tôi già rồi không biết còn sống được bao lâu nữa. Tôi chỉ mong sao cho hát Dậm Quyển Sơn có một đội hát chuyên nghiệp để có thể mang câu hát Dậm đến với mọi người nhiều hơn nữa”.

Do đó việc bảo lưu những giá trị của nghệ thuật hát Dậm Quyển Sơn là một việc làm hết sức cần thiết, và cấp bách. Đây không chỉ là trăn trở của riêng bà Trùm Trịnh Thị Răm nói riêng, mà đây còn là trăn trở của các cấp chính quyền, các Ban ngành đoàn thể ở làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 59 - 62)