2.3.1 Thời gian không gian của lễ hội Quyển Sơn.
Lễ hội hát Dậm Quyển Sơn là một lễ hội truyền thống, được tổ chức đầu tiên tại đình Trung (đình Cháy), sau đó là ở đền Trúc, vào thời điểm từ ngay mồng 1 tháng 2 âm lịch đến mồng 10 tháng 2 âm lịch hàng năm. Nhưng trên thực tế ngay sau Tết Nguyên Đán, khi công việc đồng áng đã ổn định nhân dân làng Quyển Sơn đã bắt đầu chuẩn bị cho lễ hội. Từ sáng mồng 1 đến mồng 10 tháng 2 âm lịch là những ngày lễ hội chính thức được mở. Lễ hội được tổ chức ở đền Trung từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 6, sau đó tổ chức ở đền Trúc từ mồng 7 đến mồng 10. Chiều mồng 10 thì kết thúc
đóng cửa đình. Trong ngày đầu và cuối của lễ hội, lễ rước chân nhang Phật ở hai ngôi chùa, thần ở đền về hội tế ở đình Trung, vì vậy không gian lễ hội mở rộng tới 7 xóm quanh núi Cấm. Hàng năm qua, lễ hội Quyển Sơn vẫn diễn ra theo một trình tự thời gian, không gian địa điểm như vậy, không thay đổi, hoặc thay đổi không đáng kể. Về thời gian và không gian diễn ra lễ hội ở làng Quyển Sơn cũng giống như thời gian và không gian của nhiều lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc trung Bộ như hát Xoan (Phú Thọ), hát Quan Họ (Bắc Ninh), hát Đo, hát Vè (Hà Tây)…
Từ sau năm 1945, sau khi thực dân Pháp đã cho đốt cháy đình Trung. Vì vậy dân làng Quyển Sơn chỉ tổ chức lễ hội Hát Dậm ở đền Trúc từ ngày mồng 1 đến ngày 6 tháng 2 âm lịch, ít hơn 4 ngày so với trước đây. Trong lễ hội một số trò chơi có bỏ đi và không gian tổ chức lễ hội cũng thu hẹp hơn, chỉ giới hạn ở chân núi Cấm và khúc sông Đáy trước cửa đền Trúc.
Trong thời gian tổ chức lễ hội từ mồng 1 đến mồng 6 vào các buổi sáng dân chúng tổ chức tế lễ vào các buổi sáng, vào buổi chiều tổ chức thi đấu, biểu diễn các trò chơi. Sự phân đinh thời gian đó không mang tính rạch ròi mà xâm nhập vào nhau. Trong lễ có hội và trong hội có lễ.