Chuyện kể rằng, vào khoảng thế kỉ XI, dưới triều Lý một đạo quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy, đóng trại tại bãi cát ven bờ tả sông Đáy, cạnh rừng Trúc ngay dưới chân núi Thi Sơn, đầu làng Quyển. Quân của Lý Thường Kiệt lập thành đồn trại, vừa tăng gia sản xuất, cấy lúa trồng rau, vừa luyện tập sẵn sàng chiến đấu. Tên gọi trại Canh Dịch được hình thành từ đây.
Một hôm, quân lính của Lý Thường Kiệt bỗng nhiên đồng loạt đều mắc bệnh hiểm nghèo, không thuốc thang chạy chữa được. Ông rất lo lắng. Cứ tình hình này có lẽ phải bỏ doanh trại mà tìm nơi khác đóng quân. Nhưng tìm đâu ra nơi đóng quân kín đáo, tiện lợi giao thông như trại Canh Dịch được. Theo lời mách bảo của người già làng Canh Dịch, Lý Thường Kịêt đã chèo lên đỉnh núi hái được một số ít cỏ Thi đem về chữa chạy cho quân lính, ngay sau đó quân của ông đều khởi bệnh. Biết đây là giống cỏ quý, một thứ linh dược thần diệu cần pahỉ bảo vệ lâu dài. Lý Thường Kiệt bèn ra lệnh cho nhân dân trong vùng đến chặt phá cây cối, săn bắn muông thú ở núi Thi đầu làng Canh Dịch. Tên gọi núi Cấm ra đời từ đó và được lưu truyền đến ngày nay.
5. Sự tích tên gọi Thi Sơn.
Tương truyền ngày xưa từ rất xưa, hòn núi đã mọc ở đầu làng Quyển hiện nay, cây cối đã mọc thành rừng, quanh năm xanh tốt và vang rộn tiếng chim ca. Trên đỉnh núi có một giống cỏ ,gọi là cỏ Thi, cũng còn gọi là cỏ Linh Chi. Cỏ này rất quý, hiếm, dân gian dùng để bói quẻ, biết tiền hậu vận, người nào ăn vào thì tuổi thọ sánh ngang cùng trời đất. Theo lời kể của người già làng Quyển thì cỏ Thi chỉ có theo vào những thời điểm bất kì trong một ngày đêm, khi đàn trâu vàng trong núi kéo nhau xuống sông Đáy tắm, vì vậy rất hiếm người gặp mà hái được. Do đó cỏ Thi (Linh Chi) là thứ cỏ quý giá với người dân trong vùng.
Cũng trên đỉnh núi Thi Sơn, còn có một khoảng đất trống, không có cây cỏ. Giữa khoảng đất trống ấy, có một hỗ trũng, gọi là huyệt Đế Vương. Thế đất của ngôi huyệt ấy nhìn theo con mắt phong thuỷ, rất đẹp. Sau lưng nó là cả một dãy Chín mươi chín ngọn núi đồ sộ, chạy dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Trước mắt và ngay dưới chân nó là con sông Đáy uốn lượn, nước trong xanh lững lờ chảy. Người xưa gọi đó là thế đất tụ thuỷ, tụ nhân. Người nào để được hài cố ông cha vào huyệt sẽ phát tích sự nghiệp đế vương, trị vì trăm họ nước Nam. Song thật khắt khe huyệt Đế Vương lại do một long thần vốn được thờ ở miều dưới chân núi, trong rừng trúc, cạnh bờ sông canh gác. Dân làng gọi đó là miếu “ Long khánh tự” và ngày nay miếu đó vẫn còn. Long thần coi giữ huyệt suốt ngày đêm, rất nghiêm cẩn, không một ai cả gan đến gần. Chỉ người nào hồng phúc lớn, Long thần mới mở cửa huyệt cho để hài cốt cha ông vào đó. Vì vậy hàng ngàn năm qua huyệt Đế Vương trên núi Thi Sơn vẫn để trống, gợi lên niềm hy vọng cho nhân dân trong vùng.
Gần huyệt Đế Vương có một phiến đá hình chữ nhật. Người cao tuổi trong làng kể rằng đây là bàn cờ tiên. Thỉnh thoảng vào những đêm trăng sáng thường có hai vị tiên ông là Nam Tào, Bắc Đẩu bay từ trên trời xuống ngồi chơi cờ, thưởng ngạo cảnh sơn thuỷ hữu tình. Ai có phúc gặp được tiên ông
Nam Tào- vị thần coi về việc sinh của Thiên đình, nếu cầu xin sẽ được ngài cho sống lâu trăm tuổi. Ở trong núi Cấm cũng tương truyền có một hang to, trong đó chứa nhiều vàng bạc trâu báu. Ai có phúc được thần giữ của cho đem về. Người đó sẽ trở nên giàu có