Núi Cấm với Tĩnh đô vương Trịnh Sâm

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 75 - 76)

(Theo lời kể của cụ Lại Tiến Đạt, 75 tuổi, Làng Quyển Sơn, Xã Thi Sơn, Huyện Kim Bảng)

Núi Cấm còn có tên gọi khác là Thi Sơn (núi cỏ Thi toạ lạc ở đầu làng Quyển Sơn), nơi có dòng sông Đáy chảy qua tạo thành cảnh sơn thuỷ hữu tình, thơ mộng nổi tiếng của trấn Sơn Nam xưa. Núi Cấm gắn liền với nhiều huyền thoại, truyền thuyết lịch sử văn hoá. Như: Sự tích núi Cấm và núi Nguỳa, sự tích tên gọi Thi Sơn, sự tích tên gọi núi Cấm, Sự tích đền Trúc và Hát Dậm Quyển Sơn…

Từ lâu, núi Cấm đã đi vào thi cử nhạc hoạ. Không ít nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam đã đến thăm và vịnh cảnh về núi Cấm Sơn. Một trong số đó là trịnh Sâm.

Tương truyền Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm là một chúa nhà Trịnh, nhưng đồng thời cũng là nhà thơ, một nghệ sĩ mà tâm hồn luôn bay bổng đầy chất lãng mạn. Suốt cuộc đời chân chính của mình, ông đi nhiều nơi, để lại nhiều cúng thơ vịnh cảnh nổi tiếng. Một lần trong chuyến tuần thú Trấn Sơn Nam. Trịnh Sâm đi bằng đường thuỷ, từ sông Châu sang sông Đáy, ngược dòng về hướng Tây Bắc huyện Kim Bảng. Khi đi đến khúc sông thuộc làng Quyển Sơn chúa Trịnh cho dừng thuyền rồng bên bờ sông hữu ngắm cảnh. Nhìn ngọn núi cao mọc giữa đống cỏ cây um tùm xanh tốt, tựa như con Rồng đang thò vòi cuốn nước sông, lại được nghe tả hữu cho biết, trên núi có nhiều cỏ Thi từng chữa khỏi bệnh hiểm nghèo cho quân nhà Lý, có huyệt Đế Vương, bàn cờ tiên, nhất là được nghe chuyện xưa có người hám lợi xuống sông tìm mò ngọc châu rồi mãi không về. Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm cảm xúc ứng tác thành một bài thơ chữ Hán, thể thất ngôn bát cú đường luật.

Núi Quyển Sơn

“Sông dài vượt sóng cánh buồm reo

Vách đá chen mây xoè cánh phượng Rồng nằm uốn khúc ngậm trăng treo

Xóm nghèo mái lá tre xanh toả Dốc núi tiến lên dáng cõi theo Ngẫm chuyện tìm châu người mất tích

Lòng tham gọi rửa gắng quên nghèo.”

Việc Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm làm thơ về núi Cấm, sử không ghi chính thức, song giai thoại về chuyến thăm núi Cấm của chúa Trịnh Sâm đã được truyền miệng trong dân gian người dân Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w