(Theo lời kể của cụ Lại Tiến Đạt, 75 tuổi, làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn,
Huyện Kim Bảng)
Tương truyền, ở phía Bắc núi Cấm, nơi tiếp giáp với sông Đáy, từ xã xưa đã có một hang động lớn. Hang động này ăn thông và trong lòng núi, nối liền với cả đáy sông. Nơi đây rất kín đáo, hoang vu, thanh vắng. Cứ mỗi lần cỏ Thi mọc trên đỉnh núi là trời đất biến động, mây đen ùn nùn kéo về, đen đặc cả khoảng trời. Từ cửa hang, một đần trâu vàng chạy ùa ra, chen lấn nhau, lao xuống nước sông. Chúng đùa nghịch tung tăng, nhởn nhơ, làm cho sóng nổi cuồn cuộn, gió lớn gào thét, khi thì ào ào, khi thì ù ù. Sau khi đàn trâu vàng trở về hang thì mây tan, sóng nặng, gió dừng. Dân tình trong làng sợ hãi, không ai dám đến gần.
Đầu trại Canh Dịch có một người đàn ông rất bạo gan. Ông không tin vào những lời đồn đại, đã ngấm ngầm lén rình xem sự thể thực hư ra sao. Quả nhiên vào một đêm trăng sáng, người đàn ông ngồi trong bụi rậm nhìn ra, thấy một đàn trâu vàng từ trong hang đá chạy ra, ánh xạ của chúng làm loá cả một vùng. Mải mê nhìn và bị cuốn hút vào trò đùa nghịch của đàn trâu, người đàn ông đã vô tình dẫm phải một cành củi khô, khiến nó gãy kêu lên một tiếng. Thấy động đàn trâu vàng chạy ùa vào hang đá, biến mất. Người đàn ông đến tận cửa hang xem xét, mà không thấy dấu vết gì.
Về nhà ông đem chuyện lạ kể cho dân trong làng nghe. Từ đó nhân Canh Dịch gọi hang đá trong hang núi là Hang Trâu. Hiện nay là hang đầu tiên trong hệ thống Ngũ Động Sơn.
8. Nguồn gốc chùa Giỏ- chùa Thi.
Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở phía Tây núi Cấm, đầu làng Canh Dịch, nơi tiếp giáp giữa địa phận làng Quyển Sơn và làng Đồng Sơn thuộc xã Liên Sơn hiện giờ, có một bãi đất phù sa rộng, nằm ngay cạnh bợ hữu sông Đáy. Bãi phù sa này, vào thời đó chưa có người ở, còn rất hoang vắng. Hàng ngày, chỉ có lũ trẻ đem trâu, bò đến thả đùa nghịch với nhau. Lúc thì chúng đánh khăng, đánh đáo.Lúc thì chúng chơi trận giả với trò ú tim.Người lớn chẳng mấy khi đến đây.
Một hôm, vào tiết tháng bảy âm lịch mùa nước to như thường lệ, lũ trẻ mang trâu đến bãi thả, rồi rủ nhau ra bờ sông chơi. Đang mãi đùa rỡn, bỗng một đứa trong bọn kêu thất thanh: “Ôi chúng mày ơi ! xem kìa” .
Vừa kêu, nó vừa chỉ tay xuống mặt sông. Lũ trẻ nhìn theo thấy trên mặt nước gần bờ có một chiếc giỏ đang trôi dập dềnh. Một đứa tinh nghịch dùng tay tre đẩy chiếc giỏ ra xa, cho nó trôi theo dòng nước xiết. Không ngờ chiếc giỏ không trôi đi mà lại trôi vào chỗ cũ. Thấy lạ đứa trẻ lại đẩy chiếc giỏ ra xa lần nữa và nó vẫn trở lại vị trí ban đầu. Linh cảm như có điều gì khác thường, một đứa khác sau phút do dự, bèn cởi quần áo nhảy xuống nước vớt chiếc giỏ lên xem. Té ra trong giỏ không có gì khác , ngoài một ông Phật nhỏ, tạc bằng gỗ sơn son thếp vàng khá đẹp mắt. Bọn trẻ ngắm nghía xuýt xoa, trầm trồ khen ngợi. Một đứa chợt lóe lên ý nghĩ tinh nghịch reo to: “Chúng mày ơi! bọn ta chơi trò cúng cụ đi” .
Cả bọn ồ lên, tán thưởng. Rồi chúng treo giỏ lên một cành cây rừng, Phân công nhau đi hái quả trên núi Cấm về, bày cỗ xì xụp lễ bái, vẻ thích thú lắm. Sự việc diễn ra mấy hôm liền.
Nào ngờ trò chơi của lũ trẻ trâu lại kinh động đến làng Canh Dịch. Trong làng, nhiều người đang khoẻ tự nhiên ốm đau, nhiều nhà gia đình đang hoà thuận tự nhiên sinh ra lục đục, cãi cọ nhau không yên. Già làng sinh nghi mới cử người xem bói. Thầy bói reo quẻ nói rằng, làng đang động to do ông Phật giỏ cầm bệnh. Dân làng họp bàn, đồng tình góp công dựng
một ngôi chùa nhỏ, trên bãi phù sa phía tây núi Cấm. Rồi họ rước ông Phật giỏ vào chùa thờ phụng. Quả nhiên sau đó làng xóm yên hẳn, nhân khang vật thịnh. Tên gọi “ chùa Giỏ “ bắt đầu ra đời từ đó. Thời gian đầu, chùa Giỏ chỉ được dựng bằng tranh tre nứa lá thấp nhỏ như ngôi đền. Về sau, một nhà sư thiên hạ đến làng, mến vì cảnh trí hữu tình, phong tục thuần hậu, xin cho gặp già làng xin cho tự bỏ tiền của cá nhân ra để xây dựng lại ngôi chùa bằng gạch đá bằng gỗ quý. Từ đó quy mô chùa Giỏ to lớn, khang trang cổ kính, mang thêm tên chữ là “Thi Sơn Tự” (chùa Thi Sơn).
Chùa Giỏ rất linh thiêng. Khách thập phương hàng năm đến, tham quan cầu tự khá đông. Ai yêu cầu việc gì đều ứng nghiệm. Trải qua hàng ngàn năm đến nay , hương khói chùa Giỏ vẫn còn nghi nghút.
NHỮNG HÌNH ẢNH LỄ HỘI HÁT DẬM QUYỂN SƠN
môc lôc