Sự tích núi Cấm và núi Nguỳa.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 71 - 75)

(Theo lời kể của cụ Trịnh Thị Răm, 76 tuổi, làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn,

huyện Kim Bảng)

Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lăm rồi, khi mà loài người còn hiểu được tiếng nói của muông thú, ở Thi Sơn, Liên Sơn, Tân Sơn có một người đàn bà khoẻ mạnh tuy đã cao tuổi mà không có chồng con. Một hôm, khi ra bờ sông Đáy gánh nước, người đàn bà thấy có những vết chân dài, rộng quá khổ in hằn trên nền của bãi cát. Bà tò mò ướm thử bàn chân mình vào bàn chân lạ kia, rồi cảm động mà có thai. Được một năm chẵn, người đàn bà đó trở dạ, sinh ra một đứa con trai, người dàn bà lấy làm mừng rỡ vô cùng. Người con trai lớn lên rất mau, không máy chốc đã trở thành người lớn.Tương truyền chàng trai lớn lên khi ngồi thì thân hình đồ sộ bằng mấy chục trái núi cộng lại. khi chàng đứng thì chỉ nhìn thấy đôi chân sừng sững mà không nhìn thấy thân hình dâu. Tiếng nói của chàng cứ vang như sấm dền. Thấy mặt đất cao thấp lô nhô, không bằng phẳng lại có những hòn núi to nhỏ khác nhau, nằm dải rác khắp vùng, khiến con người đi lai khó khăn, chàng trai không hài lòng. Một ngày kia, chàng vào dãy núi chín mươi chín ngọn, rút rất nhiều song mây đem về tết thành đôi quang cực lớn, rồi be một thân cây cổ thụ mười người ôm không xuể, làm đòn ghánh. Sau đo, chàng bê những hòn núi đá nằm ngổn ngang dọc theo hai bờ sông Đáy, đặt vào hai bên Quang ghánh đem đổ vào khu rừng rậm rạp, hoang vu bây giờ thuộc địa phận huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.

Công việc của chàng lực sĩ kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Những hòn núi nằm rải rác khắp đó đây đã gần hết, mặt đất đã tương đối bằng phẳng, dân tình đã đi lại, trồng tỉa hoa màu dễ dàng hơn. Chàng lực sĩ đã thấm mệt mồ hôi đổ ra như mưa rào.

Một lần khi chàng đang quẩy hai hòn núi to, bỗng đôi quang mây bị đứt, khiến hai ngọn núi văng mạnh xuống đất . Một hòn rơi xuống tả ngạn sông Đáy, thuộc địa phận làng Quyển Sơn ngày nay, nay là ngọn núi cấm. Một hòn rơi xuống phía hữu ngạn sông Đáy thuộc đại phận Tân Sơn bây giờ gọi là núi Nguỳa (núi Hồi). Vì khi rơi, bị va chạm mạnh núi Cấm bị rạn nứt, văng ra xung quanh một số mảnh vỡ. Có mảnh trông giống như con gà mái đang ấp trứng, dân gian gọi đó là núi Ổ Gà. Có ba mảnh liền nhau dân gian gọi đó là núi Ba Hòn; lại có hòn dân gian gọi đó là núi Bắn Đá, có ý nghĩa liên tưởng đến sự tích quang mây bị đứt, núi rơi xuống, bắn ra nhiều mảnh vỡ thủa xưa.

Còn bản thân người lực sĩ, sau khi công việc gánh đá, san đất Thi Sơn, Liên Sơn đã tương đối bằng phẳng, bèn từ biệt mẹ và dân làng đi vào khai phá vùng đất Hoà Bình. Từ đó chàng không quay trở về quê cũ.

.2. Nguồn gốc tên gọi núi Cấm và núi Hồi.

(Theo lời kể của cụ Trịnh Thị Răm, 76 tuổi, làng Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng)

Ngày xưa, ở cánh rừng phía Tây các xã Thi Sơn, Liên Sơn, Thanh Sơn, thuộc dãy núi chín mươi chín ngọn, có một đôi vợ chồng voi núi chung sống. Họ ăn ở với nhau khá hoà thuận. Vì là loài voi to lớn như trái núi nhỏ, nên họ ăn uống cực khổ, mỗi bữa ăn hết hàng trăm câychuối và lá cây rừng. Nhưng cánh rừng nơi họ cư trú không trơ trụi, mà mỗi ngày một xanh tươi, bởi họ chỉ ăn những cây to, không ăn cây nhỏ, hơn nữa thỉnh thoảng họ còn dùng vòi hút nước suối tưới cho từng bụi cây, cụm cỏ.

Một ngày kia, sau nhiều tháng mang thai, voi vợ chuyển dạ, sinh được một chú voi con kháu khỉnh, hiếu động, hay vòi vĩnh bố mẹ. Vợ chồng voi thấy ngập tràn hạnh phúc. Riêng voi chồng từ đó cũng phải vất vả lam lũ hơn, Voi chồng, vất vả kiếm thức ăn cho bản thân, cho vợ và chú voi con háu đói, lại vừa phải một mình tưới nước cho cả đại ngàn. Mùa khô công việc của voi chồng lại vất vả gấp bội.

Trong cánh rừng đại ngàn, nơi vợ chồng voi sinh sống, ngoài các muông thú như hổ, báo, hươu nai, chim chóc…còn có rắn lửa. Vốn có bản tính đố kị hẹp hòi, rắn lửa rất khó chịu trước cảnh xum họp đầm ấm của gia đình voi núi. Những lời tâm sự, âu yếm cả vợ chồng voi với voi con như dao đâm vào rắn lửa. Trong thâm tâm rắn lửa muôc phá hoại hạnh phúc của vợ chồng voi . Nhưng làm thế nào để thực hiện ý định đó đánh nhau trực diện với vợ chồng voi thì rắn lửa không đủ can đảm. Voi chỉ cần dùng vòi quật khẽ hoặc dẫm một chân lên mình rắn lửa thì nó đã nát bét như tương rồi. chỉ còn cách là kiên trì đợi đến mùa khô..nghĩ đến đây rắn lửa nhếch mép cười nham hiểm.

Vào một buổi trưa ngày cuối năm, nắng nhỏ nhưng hanh khô, vợ chồng voi đang nghỉ ngơi, thì bỗng nghe có tiếng nổ nốp bốp nơi rừng bương phía Bắc. Voi chồng chạy ra ngó xem thì thấy lửa bôc cháy ngùn ngụt, ngất trời. Cháy rừng rồi! Voi chồng kêu lên cho voi vợ biết rồi vội vàng xuống suối hút nước lên chữa cháy. Thấy thế voi vợ cùng voi con xuống nệm lá cây rồi cùng tham gia dập lửa . Phải mất nhiều ngày đêm kiên trì phun nước, vợ chồng voi mới dập tắt được đám cháy. Họ vừa mới nghỉ ngời hồi sức thì bỗng lửa lại dỏ rực ở cánh rừng phía Tây. Trong khói bụi mịt mù, vang lên tiếng cười man rợ, hả hê của rắn lửa.

Voi chồng vội bảo vợ: “ Thì ra là con rắn đốt rừng. Mình hãy đưa con vào chú ẩn trong hang đá, để tôi ra ứng phó với nó”. Nói song voi chồng lao xuống hút nước suối rồi chạy lên dập ửa. Cứ như vậy phải vài ngày đêm dập lửa liên tục, voi chồng mới dập được đám cháy. Khi nó đi về hang đá nơi có vợ con ẩn lấp. Thấy voi chồngvề, mình mẩy nem luốc nhưng nét mặt tươi tỉnh voi vợ hỏi: “ Thế nào mình đã dập được đám cháy rừng phía tây chưa? Voi chồng thở phào tôi đã dập xong đám cháy ở đó rồi”. Vừa nói, vừa nằm xuống cạnh voi con, nghỉ cho lại sức. Nhưng cũng giống như lần trước, voi chồng nghỉ chưa lại sức thì lại nghe có tiếng nổ nốp bốp nơi rừng vạt phía Nam, khói lửa cuồn cuộn. mù mịt. Voi chồng kêu lên thất thanh:

“ Trời ơi! Con rắn lửa quái ác lại đốt rừng rồi tôi phải đi dập lửa đây”. Nói dứt lời voi chồng lao nhanh như bay xuống suối. Thật trớ trêu lúc này nước suối cũng cạn. Núng thế nó không biết làm thế nào, voi chồng bèn chạy băng xuống đồng bằng nơi có con sông lớn mà ngày nay ta gọi là sông Đáy chảy qua để lấy nước. Để kịp cứu cánh rừng, cũng là nơi sinh nhai của gia đình voi, voi chồng chạy rất nhanh. Nó chồm ba bước là đã hết một cái dộc núi dài mà bây giờ người ta gọi đó là dốc Ba Chồm. Chỉ trong giây lát, voi chồng đã ra tới cửa rừng. Trước mặt nó là cả một cánh đồng rộng lớn, sình lầy. Vì vội, không chút do dự voi chồng cứ lao xuống như tên bắn. Bùn đất sôi sục, ngầu bọt sau mỗi bước chân voi. Song chỉ đực vài dặm voi chồng đã bị lún trong bùn. Nó cố sức mà không sao rút chân lên nổi. Càng dãy dụa voi chồng càng lún sâu hơn.

Nơi hang đá, chờ lâu không thấy voi chồng về, voi vợ linh cảm có điềm xấu. Nó để voi con trong hang, rồi lao nhanh theo hướng cửa rừng, vừa chạy vừa cất tiếng gọi chồng tha thiết: “Mình ơi! Mình ở đâu sao không về với mẹ con tôi”. Vội vàng voi vợ lao thẳng xuống sình lầy, mà không kịp suy nghĩ về nguy hiểm cho bản thân. Băng qua được một cánh đồng rộng, rồi một con sông đến cánh đồng thuộc địa phận xã Tân Sơn bay giờ, thì voi vợ bị sa lầy. Nó cố dãy dụa thoát khỏi đám bùn lầy để cứu chồng mà không sao thoát nổi. Cứ như thế hàng tháng trời, vợ chồng voi chỉ còn biết ứa nước mắt nhìn nhau mà than thở. Những lời tâm tình nhỏ to của vợ chồng voi đã được con sông chảy qua chứng kiến và cánh rừng đại ngàn thu nhận.

Tháng năm dần trôi qua, vợ chồng voi hoá thành núi đá. Voi chồng hoá thân thành hòn núi đứng ở đầu làng Quyển Sơn, gọi là núi Cấm. Voi vợ hoá thân thành hòn núi đứng ở đầu làng Hồi Giộc và đầu làng Thuỵ Sơn gọi là núi Hồi hay núi Nguỳa. Chúng đứng đối diện với nhau qua sông Đáy cứ như thế đã mấy ngàn năm trôi qua tượng chưng cho tình cảm vợ chồng thuỷ chung son sắt.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w