Trong lễ hội hát Dậm làng Quyển Sơn. Cờ người cũng là một trong những trò chơi lôi cuốn nhiều người tham dự. Trò chơi này thường diễn ra vào các buổi sáng hay buổi chiều, khi không có diễn xướng, tế lễ ở đình Trung (từ chiều mồng 7 đến chiều mồng 10)gần như diễn ra song hành với các trò thi đấu khác.
Tương tự như trò múa lân, trò đấu cờ người thu hút khá đông người tham gia, chủ yếu là các quan viên, bao gồm các bô lão trung niên, hơn hai 20 cô gái chàng trai son trẻ. Tham dự thi đấu cờ người không chỉ có dân trong làng mà có cả những người thi đấu ở các làng xã khác cũng đến tham dự thi đấu. Lệ làng không phân biệt người làng hay người thiên hạ, cứ ai thắng cuộc là được hoan nghênh, tôn vinh.
Khoảng 5 ngày trước khi vào hội làng,các quan viên cho dựng bàn cờ ở ngay sân đình, hoặc ở sân đền Trúc. Toàn bộ bàn cờ dài 9m, chiều rộng 8m, được chia thành 72 ô vuông, mỗi bên có 32 ô vuông, bố trí đối xứng nhau qua 8 ô chạy nhang thầnh đường sông. Mỗi ô có 4 lỗ ở bốn góc, dưới chôn một ông nứa hộc ống tre dùng để cắm các quân cờ, tổng cộng có 288 lỗ. Các đường ngang dọc tạo thành 72 ô đều được kêt bằng vôi thành vạch thẳng.
Tham gia đấu cờ người có hai người, mỗi người chỉ huy quân một bên. Một viên quan làm trọng tài. Cả hai người đấu cờ đều mặc áo lụa đỏ hay trắng, quần ống xớ, chân đi giầy bán xá hay giầy Gia Định, đầu đội khăn xếp nhiễu, tay cầm cái cờ đuôi nheo, để chỉ huy quân. Ngoài ra còn có hai người trung tuổi mặc áo lụa xanh, quần ống xớ, đầu chít khăn xếp, tay cầm ống bỏi và thanh la. Nhiệm vụ của họ là nếu thấy bên nào điều nước cờ chậm thì có nhiệm vụ nhắc nhở bằng cách nổi trống ầm ĩ để thúc dục. Người đấu cờ không nhanh trí và bình tĩnh, thì rất rễ bị dối loạn tinh thần và dễ bị thua cuộc.
Quy ước đấu cờ người của làng Quyển rất rõ mỗi cặp phải đấu ba ván. Nếu một bên thua cả hai ván đầu thì quyết định thắng ngay, không phải đấu vá thứ ba nữa. nếu hai ván đầu, mỗi bên thắng một ván, thì phải quyết định thắng thua bằng ván thứ ba. Nếu ván thư ba mà hai bên đều hoà thì phải thi đấu ván thứ tư để định rõ thắng bại. Ai thắng ở cặp đấu thứ nhất sẽ giành quyền vào đấu bán kết. Những người thắng ở bán kết thì sẽ vào trung kết.
Người thắng cuộc sẽ được thưởng 5 quan tiền, một tấm nhiễu hồng. Người đạt giải nhì sẽ được thưởng 3 quan tiền và một tấm lụa xanh. Trước lúc đấu cờ, cũng như khi kết thúc cuộc đấu, tất cả các người tham gia thi đấu đều phải vào đình làng làm lễ Thành Hoàng làng. Trọng tài thay mặt làng ban rượu lộc của Thành Hoàng làng cho từng người. Họ nhận rượu, uống lễ tạ và đi dật lùi ra ngoài.
Về ý nghĩa của việc đấu cờ người ở lễ hội hát Dậm Quyển Sơn. Đấu cờ người đòi hỏi phải là người có trí óc tỉnh táo, tính toán chi li, phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt. Luật thi đấu cơ người rất chặt chẽ chỉ cần sai sót một nước là sẽ rơi vào thất bại.
2.5.4. Đấu vật.
Ở làng Quyển Sơn, cũng như nhiều làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ thì môn thi đấu vật luôn là môn thi phổ biến nhất. Vì hầu hết các làng
quê đều có môn thi đấu vật, đấu vật không chỉ được thực hiện trong lễ hội mà còn được tiến hành trong cả dịp tết Nguyên Đán.
Cùng với bơi chải, múa hát Dậm, múa lân, tổ tôm điếm…đấu vật dân tộc cũng được xem là trò thi đấu đông vui hấp dẫn, náo nhiệt thu hút nhiều thành viên tham dự. Những quy định trong thi đấu vật của làng Quyển Sơn cơ bản giống quy định của cá làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ.
Theo quy định khi đấu vật, bên nào muốn công nhận khi thắng cuộc thì phải cho đối thủ “ngã trắng bụng”hoặc phải dùng sức, dùng mẹo nâng đối thủ lên khỏi xới vật. Nếu đối thủ chỉ ngã sấp, hay bị nâng lên nhưng chân tay vẫn bám được vào xới vật, thì không bị coi là đã thua cuộc. Các đôi vật phải tiếp tục đấu cho đến khi phân biệt thắng thua. Theo quy định của làng giải vật có ba giải chính gồm nhất, nhì, ba. Ngoài ba giải chính còn có giải loại. Trong lễ hội làng Quyển Sơn các “ đô” vật tham gia rất đông, vì vậy làng phải đặt lệ thi đấu vòng tròn, lệ dự giải. Thể thức thi đấu vật làng Quyển không có gì khác so với thể thức thi đấu của các làng quê khác như làng Phương Lâm xã Đồng Hoá (Kim Bảng), làng Mai Động (Hà Nội), lễ hội Liễu Đôi…
Không gian diễn ra đấu vật trong lễ hội hát Dậm là không gian mở, vừa trần tục vừa thiêng liêng. Một xới đất hình tròn được trang trí nửa âm nửa dương, ở ngay giữa sân đình. Trên bề mặt xới vật, người ta bố trí nệm mềm, bằng cát hoặc bằng rơm vụn, có phủ vải bạt, nhằm làm cho các đô vật ngã khỏi bị đau. Xung quanh xới vật, dân chúng đủ thành phần nứa tuổi, giới tính, đứng xem rất đông. Họ hò reo cổ vũ tạo nên không khí rất vui nhộn. Ban tổ chức thi đấu vật có ít nhất là ba người. Một vị quan viên điều hành chung, một người làm trọng tài, một đinh tráng chuyên đánh trống cầm nhịp cho trận đấu. Để tham dự thi đấu các đo vật phải đóng khố, cởi trần. Khố thường may bằng vải lụa, đủ che kín bộ hạ, một số lụa đó là giải thưởng trong các cuộc thi đấu mấy năm trước.
Trước khi đấu vật, các cặp đấu đều phải lễ vọng vào gian trung tâm ngôi đình, nơi đặt bàn thờ Thành Hoàng làng. Thủ tục đó rất quan trọng, coi như hình thức xin phép thần linh. Khi trọng tài ra hiệu, cuộc thi bắt đầu, thì trống nổi vang dội hàm ý thúc dục các đô vật vào xới. Tất cả các thế vật đều được tận dụng tối đa. Trống thúc liên hồi, tiếng hò reo vang dội cả một vùng tạo nên không khí đông vui của ngày hội.
Trước trình tự cuộc thi đấu vật và giải thưởng quy định rất cụ thể như sau: giải đấu loại từ mồng 1 đến mồng 5; ai thắng giải thưởng là một vuông luạ và một quan tiền. Các giải chính thức được tổ chức thi đấu trong ngày mồng 6, thứ tự thi đấu giải ba trước, sau đó đến giải nhì và cuối cùng là giải nhất. Sau khi thi đấu xong cả người thắng cuộc cũng như người thua cuộc đều phải vào làm lễ tạ ơn Thành Hoàng làng. Sau đó họ mới được nhận giải thưởng cho người thắng cuộc. Giải nhất được thưởng 5 quan tiền, 5 vuông lụa đỏ hoặc nhiễu Tam Giang; Giải nhì được thưởng 4 quan tiền và 4 vuông lụa xanh; giải ba được thưởng 3 quan tiền và 3 vuông lụa tím. Tuy giá trị vật chất của giải không cao nhưng giá trị tinh thần thì rất lớn. Không chỉ có đô vật mà những gia đình, dòng họ của người đó cũng rất tự hào, hãnh diện. Họ tin rằng năm đó mình sẽ gặp nhiều may mắn.
Đấu vật trong lễ hội hát Dậm tuy là lễ hội ở một làng nhưng quy mô đấu vật có tính chất liên làng, vì làng Quyển Sơn cho phép, khuyến khích đô vật từ nơi khác đến làng mình thi đấu dự giải. Khi họ thắng cuộc cũng được làng cư xử công bằng như đối với đo vật sở tại ở trong làng, không có sự phân biệt giữa các đô vật.
Đấu vật làng Quyển Sơn cả về lề lối, cách thức, thể lệ thi đấu tương đối giống với thi đấu vật ở cá làng quê khác như làng Đồng Hoá (Kim Bảng), làng Mai Động (Hà Nội), làng Phương Nhạc, làng Nhị Khê (Hà Tây) …
2.5. 5. Diễn chèo- hát chèo.
Diễn chèo gọi chung là chèo sân đình, một sinh hoạt văn hoá rất phổ biến ở các làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ. hầu như gánh chèo nào cũng do một bà Trùm và ông Trùm đứng đầu. Thông thường mỗi gánh chèo thường có 15- 20 người cả nam và nữ gọi là đào kép. Họ chủ yếu vẫn làm ruộng, khi làng mở hội vào dịp đầu xuân, gánh chèo sẽ phục vụ.
Trong hội Dậm, diễn chèo chỉ được tổ chức vào buổi tối các ngày từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng 2 âm lịch, tại sân đình Trung và sân đền Trúc. Khi biểu diễn , các diễn viên sắm vai nhân vật ngay trên nền chiếu trải ở sân đình, xung quanh để trống, không che bằng bất cứ phông bạt gì. Không gian chèo sân đình được gọi là không gian mở, giữa diễn viên với khán giả hầu như không có khoảng cách.
Các buổi tối từ mồng 1 đến mồng 10 gánh chèo, phường chèo của làng thường diễn các vở như: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Lưu Bình- Dương Lễ, Suý Vân giả dại….dân làng Quyển rất thích những vở chèo nói trên. Những đêm diễn chèo ở sân đình, sân đền làng Quyển rất đông người đến xem. Đó là một tực tế dễ hiểu, vì tuồng chèo, múa rối, rất được ưa thích ở các làng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài ra trong lễ hội hát Dậm Quyển Sơn còn rất nhiều trò chơi khác cũng được tổ chức như: tổt tôm điếm, chọi gà, thi nấu cơm…Tất cả đã góp phần tạo nên không khí đông vui của ngày hội ở làng Quyển Sơn.