Sự tích đền Trúc và hát Dặm Quyển Sơn.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 78 - 80)

(Ttheo lời kể của Trịnh Văn Duyên, 70 tuổi làng Quyển Sơn, huyện Kim

Bảng)

Người cao tuổi trong làng Quyển kể rằng vào giữa thế kỉ XI, dưới triều Lý quân Chiêm Thành theo đường biển vào cướp phá vùng ven biển Châu Hoan, Chân Ái của Đại Việt ta. Quan quân sở tại không đủ sức chống lại, khiến dân chúng lâm vào cảnh loạn lạc chiến tranh. Tín đó được báo về Thăng Long, nhà vua đã cử Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh giặc. Đại quân đi bằng đường thuỷ, theo sông Đáy ra cửa biển Thần Phù (thuộc gianh giới giữa Ninh Bình và Nam Định ngày nay). Từ đó theo đường biển vào Châu Hoan, Châu Ái. Khi đoàn thuyền đi đến khúc ngoặt ở đồn trại Canh Dịch, dưới chân núi Cấm thì bất ngờ gặp một trận cuồng phong, sóng nổi cuồn cuộn. Các thuỷ thủ ra sức chèo lái mà thuyền không dịch chuyển, không thể nào nhúc nhích lên. Trận cuồng phong ấy đã bẻ gẫy cột buồm chiến thuyền của Lý Thường Kiệt lên lưng chừng núi. Thấy điềm lạ Lý ThườngKiệt cho dừng đoàn thuyền rồi cùng tả hữu thân cận lên bờ xem xét tình hình. Ông cho sửa lễ trọng hậu, tế lễ quỷ thần xin phù trợ cho quân ta đánh thắng trận, bảo toàn bờ cõi của đất nước. Đêm hôm ấy, ông cùng quân sĩ ngủ lại trong doanh trại tại rừng trúc dưới chân núi Cấm. Phần vì lo việc quân, phần vì lo suy nghĩ dàn hoà mâu thuẫn giữa các phe phái trong triều, Lý Thường Kiệt đã thao thức rất lâu. Mãi tới gần sáng ông mới chợp mắt được. Trong giấc mộng ông đã gặp hai mẹ con người đàn bà, phong thế yểu điệu , mặt hoa da phấn đến ra mắt, tự xưng là thần linh ngụ tại núi Cấm đã lâu, nay thấy đại quân đi chinh phạt phương xa xin tình nguyện đi theo để “âm phù” lập công. Lý Thường Kiệt thuận lòng chấp nhận lời thỉnh cầu đó.

Buổi hành quân của quân đội Lý Thường Kiệt rất thuận lợi, chỉ trong một thời gian ngắn đã vào tới Châu Hoan, Châu Ái. Trong trận chiến đấu với quân Chiêm Thành quân ra đã dành thắng lợi to lớn.

Trên đường hồi quân về Thăng Long, cũng bằng con đường thuỷ theo sông Đáy, Lý Thường Kiệt một mặt cho quân về báo tin thắng trận về triều đình, một mặt ông cho dừng đoàn thuyền chiến, hạ trại trong rừng trúc, ngay dưới chân núi Cấm. ông cho người mổ trâu, bò, lợn, gà … sửa lễ tạ ơn trời đất, hai vị nữ thần đã giúp quân ta giành thắng lợi. Ông mở tiệc khao quân. Nhân dân ở quanh trại Canh Dịch cũng được ngài cho mời tới chung vui. Lễ mừng công kéo dài hàng tháng trời. Trong đám hội, các bô lão Canh Dịch cũng được Lý Thường Kiệt mời đến chung vui. Các bô lão đã chọn trong trại Canh Dịch vài chục chàng trai, cô gái son trẻ, thanh tân. Trai thì bơi chải , đánh vật, đấu cờ… gái thì hát múa những làn điệu dân ca địa phương nghe tha thiết, tình tứ. Một số nghệ nhân dân gian còn sáng tác lời cho thanh niên múa hát, nhằm ca ngợi công ơn của Lý Thường Kiệt, ca ngời quê hương thanh bình. Những lúc rảnh rỗi, các tướng sĩ dưới quyền Thái uý còn chia nhau vào nhà dân thăm hỏi, bày cho họ cách chăm sóc lúa ngô, cách chăn tằm dệt cửi. Từ đó trại Canh Dịch đổi tên thành Cuốn Sơn có ý gợi đến sự tích gió cuốn sờ suý lên sườn núi khi xưa.

Sau khi, Lý Thường Kiệt trăm tuổi, dân làng Cuốn Sơn thương tiếc và nhớ ơn ông, bèn lập ngôi đền thờ ngay trong rừng trúc nơi quân doanh do ngài chỉ huy trước đây, gọi là đền Trúc. Đền này toạ lạc ngay cạnh đền Long Thần. Đền Long Thần được gọi là “đền Trình” trước khi dân vào đền Trúc tế lễ. Trong đền Trúc ngoài bà vị của Lý Thường Kiệt nhân dân làng Cuốn Sơn còn thờ hai mẹ con vị nữ thần đã từng phù giúp cho quân ta đánh thắng quân Chiêm Thành. Mỗi năm dân làng Cuốn Sơn mở cửa đền một lần vào dịp đầu Xuân, ngoài nghi thức tế lễ biểu dương công trạng của Lý Thường Kiệt, còn tổ chức múa hát ca ngợi công ơn chống ngoại xâm, cầu mong mưa thuận gió hoà, nhân khang vật thịnh, mùa màng bội thu. Cùng với hoạt động

tế lễ, dân ca, dân vũ, là hoạt động bơi trải trên sông Đáy, chọi gà, đấu vật… Lễ hội hát Dặm hình thành từ đấy. Mùa xuân nào cũng được nhân dân trong vùng tái hiện thật trang trọng, thiêng liêng mà cũng thật sôi động, hào hứng. Ai cũng háo hức ví cảm thấy có bản thân minh trong lễ hội.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về lễ hội hát Dậm Quyển Sơn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w