Nhân vật biểu tượng tồn tại như một loại hình nhân vật độc lập thể

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 25 - 26)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.Nhân vật biểu tượng tồn tại như một loại hình nhân vật độc lập thể

hiện chất lượng phản ánh và sáng tạo.

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” (21/ 202). Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống.

Có rất nhiều cách phân loại nhân vật văn học dựa theo những tiêu chí khác nhau: xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn (nhân vật chính diện, nhân vật phản diện); xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm (nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm); xét từ góc độ thể loại (nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch); xét từ cấu trúc hình tượng (nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng); xét từ góc độ chất lượng miêu tả (nhân vật, tính cách, điển hình).

Từ khái niệm nhân vật đến tính cáchtính cách điển hình là những mức độ khác nhau về chất lượng tư tưởng – nghệ thuật của sự thể hiện con người trong tác phẩm văn học.

Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ở đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động … cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét.

Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm quy tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật.

22

Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể…Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau.

Người viết luận văn cho rằng tồn tại loại hình nhân vật biểu tượng như là một kiểu nhân vật với những quy định riêng về thi pháp nhân vật và khả năng biểu hiện đặc thù. Tiêu chí để nhận diện nhân vật biểu tượng là xét từ góc độ chất lượng miêu tả.

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 25 - 26)