Nhân vật mơ hồ và nhân vật vắng mặt

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 67)

Hệ thống luật pháp trong Vụ án là một tập hợp những nhân vật mơ hồ, vắng mặt đặc biệt. Vắng mặt vì nó chẳng bao giờ lộ diện. Mơ hồ vì nó cứ luẩn quẩn từ đầu đến cuối tác phẩm nhưng rốt cuộc, đến khi sắp trút hơi thở cuối cùng rồi K. vẫn không biết nó là ai, là cái gì, là như thế nào: “Viên quan toà anh chưa bao giờ gặp ở đâu? Toà án tối cao anh chưa đến bao giờ ở đâu?” (7/ 299)

Trong một căn phòng tối om của nhà luật sư Hun, bạn học cũ của ông chú của K. có một bức tranh lớn treo ở phía bên phải cửa ra vào: “Tranh vẽ một người mặc áo quan toà ngồi trên cái ngai cao mạ vàng lộng lẫy toả khắp

64 bức tranh. Điều kì lạ của bức chân dung ấy là thái độ của vị pháp quan: quan không ngồi trầm tĩnh uy nghi, mà cánh tay trái tì mạnh vào lưng ghế và tay ghế, còn cánh tay phải không tì vào đâu cả, chỉ có bàn tay vịn vào ghế, nên quan toà trông như đương tức tối sắp bật dậy để nói một điều quyết định, cũng có thể là đọc lời phán quyết ghê gớm. Bị cáo chắc là đứng dưới chân thềm, bức tranh chỉ vẽ mấy bậc trên cùng phủ thảm vàng.” (7/ 179) Thực chất đó chỉ là bức tranh về một viên dự thẩm nhưng ban đầu K. đã nghĩ là quan toà. Đoạn văn chỉ miêu tả một bức tranh nhưng nó lột trần bản chất của toà án. Người ta không biết bị cáo được xét xử khi nào, ở đâu và như thế nào… Người ta cũng không biết toà án đã có bản cáo trạng và những kết luận cuối cùng từ bao giờ nhưng lúc nào cũng sẵn sàng đọc lời tuyên án. Bên dưới những bậc thềm phủ thảm vàng là hình ảnh mờ nhạt của bị cáo, mờ nhạt đến nỗi K. phải phỏng đoán “chắc là”. Đó là những thân phận người nhàn nhạt và nhỏ bé. Khi Leni nói rằng đó chỉ là một viên dự thẩm quen chứ không phải quan toà thì K. tỏ ra vô cùng thất vọng: “Các viên chức cao cấp toàn giấu mặt. Thế mà hắn cũng ngồi trên một cái ngai”. (7/ 179)

Quan chức cấp cao giấu mặt cho nên việc xử án bí mật một cách khó hiểu cũng trở nên dễ hiểu trong một hệ thống hành pháp như thế. Các phiên xét xử trước toà thường là được giữ kín đối với các viên chức nhỏ cũng như đối với công chúng, nên họ không bao giờ có thể theo dõi đến nơi đến chốn được; họ chẳng biết các vụ việc thuộc phạm vi xét xử của họ từ đâu tới và sau đó đi tới đâu. Chưa hết, “các vụ xét xử không những bí mật với công chúng, mà còn bí mật cả với bị cáo; tất nhiên là trong chừng mực có thể giữ được bí mật, nhưng tuyệt đại bộ phận là giữ được. Bởi lẽ bị cáo không được quyền nhòm ngó vào các hồ sơ.” (7/ 187)

Trong phiên hầu toà đầu tiên, thực chất chỉ là một căn phòng chật chội, hỗn độn người và một viên dự thẩm, ở một tầng áp mái, K. đã vạch trần bản chất quan liêu của toà án: “Các vị hãy nghe đây: tôi bị bắt cách đây khoảng mười ngày - bản thân sự việc làm cho tôi thích thú, nhưng vấn đề không phải

ở chỗ đó. Người ta đến bắt chộp tôi lúc tờ mờ sáng ở trên giường; có lẽ - cứ như theo lời ngài dự thẩm vừa nói, tôi thấy rất có thể như vậy lắm – có lẽ người ta được lệnh bắt một bác thợ sơn nhà cửa nào đó cũng chẳng có tội tình gì như tôi, nhưng tuy vậy người ta lại chọn tôi để bắt. Có hai gã thanh tra thô lỗ đến chiếm đóng ngay phòng bên cạnh. Nếu tôi là một tướng cướp nguy hiểm, có lẽ người ta cũng chẳng đề phòng cẩn thận hơn. Hơn nữa, mấy gã thanh tra là bọn bất lương, chúng nói điếc tai tôi để mong được thuê tiền, để chiếm đoạt áo quần của tôi; chúng bảo tôi đưa tiền, theo chúng nói, để đi kiếm cái gì về cho tôi ăn sáng, sau khi đã trơ tráo uống cà phê sữa của tôi ngay trước mặt tôi. Thế chưa hết! Chúng đã dẫn tôi đến gặp viên đội trong một căn phòng thứ ba của căn hộ. Đó là phòng của một người phụ nữ tôi rất quý mến, thế mà tôi phải nhìn căn phòng ấy bị sự hiện diện của viên đội và mấy gã thanh tra làm cho nhơ nhớp, có thể nói nguyên nhân là do tôi, tuy tôi không có lỗi. Thật khó mà có thể giữ được bình tĩnh. Song tôi đã nén được và hỏi viên đội một cách hết sức điềm đạm - nếu có mặt ở đây, tất y cũng phải thừa nhận điều đó - Tại sao tôi lại bị bắt? Các vị có biết hắn ta liền trả lời tôi thế nào không? - hiện giờ tôi vẫn còn như trông thấy hắn trước mặt tôi, ngồi trên chiếc ghế tựa của người phụ nữ ấy như một biểu tượng của tính kiêu căng ngu độn – Thưa các vị, hắn không trả lời gì tôi cả; vả lại có lẽ thực ra hắn cũng chẳng biết gì hơn; hắn đã bắt tôi, đối với hắn thế là đủ. Tệ hơn nữa! hắn đã dẫn vào phòng người phụ nữ ấy ba nhân viên hạ cấp ở ngân hàng của tôi, chúng dùng thì giờ vào việc mó máy làm lung tung những tấm ảnh của chị. Sự có mặt của mấy nhân viên này lẽ dĩ nhiên còn có mục đích khác: chúng cũng như bà chủ cho thuê nhà và chị người ở của bà được dùng để loan tin tôi bị bắt, làm hại đến thanh danh của tôi và làm lung lay địa vị của tôi ở ngân hàng. (…) Chẳng còn nghi ngờ gì nữa thưa các vị, phía sau những biểu hiện của tổ chức tư pháp này, tức là phía sau vụ bắt bớ tôi, đây là nói về tôi, phía sau cuộc hỏi cung mà người ta bắt tôi phải chịu đựng hôm nay, có một tổ chức lớn, một tổ chức không những sử dụng những viên thanh tra hám tiền,

66 những đội trưởng cảnh binh và những viên dự thẩm ngu độn, mà còn bao gồm cả các quan toà cao cấp với một lô lốc những tay chân cần thiết của họ, các kí lục, sen đầm, phụ tá, có lẽ cả đao phủ nữa, tôi dám hỏi thẳng như thế. Và bây giờ, thưa các vị, ý nghĩa của cái tổ chức lớn ấy là gì? Là bắt những người vô tội, truy tố không có lí do, và thường là – như trong trường hợp của tôi – không kết quả. Ở giữa cái vô nghĩa của cả một hệ thống như thế, làm sao tính vụ lợi của các viên chức lại không bùng ra? Thưa các vị, nó không thể nào không bùng ra công khai trắng trợn! Ông quan toà vĩ đại nhất cũng không sao bóp nghẹt đi được, ngay cả cho ông! Chính vì thế mà gã thanh tra tìm cách đánh cắp áo quần trên lưng bị cáo, chính vì thế mà các viên đội xông vào nhà người ta, chính vì thế mà những kẻ vô tội không được hỏi cung một cách bình thường mà bị làm nhục trước mặt toàn thể cử toạ. Mấy gã thanh tra chỉ nói với tôi về các kho chứa tài sản của các bị cáo; tôi rất muốn được xem các kho đó, nơi các đồ đạc người ta phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm ra được, nay bị xếp xó vô dụng trong khi chờ đợi các viên chức tội nặng tầy đình đến đánh cắp!” (7/ 116 – 119) Joseph K. tự nhận anh không tìm kiếm sự thành đạt bằng nghệ thuật hùng biện nhưng những gì anh nói đã vạch trần bản chất của hệ thống luật pháp và toà án: quan liêu, trộm cắp, lưu manh, vô nhân tính, phi lí. Và trên hết, nó là cái mê cung bất tận khiến con người kiệt sức vì lạc lối.

Trong Vụ án, cả một hệ thống luật pháp kì lạ đến quái đản cứ được đem ra mổ xẻ, phân tích, ấy vậy mà chưa bao giờ K. được gặp quan toà, người chịu trách nhiệm chính xử vụ của anh. Vụ án chỉ nói về những kẻ xung quanh toà án, xung quanh quan toà. Đó là những viên bồi thẩm đoàn với một cuốn vở được coi là hồ sơ tài liệu mà “các tờ treo lủng lẳng tứ bề, phô ra những chữ ngoằn ngoèo như gà bới, những vết bẩn và những dấu tay vàng vàng.” (7/ 115)

Cái hành động đáng kể nhất của gã cảnh sát đến bắt K. trong buổi sáng định mệnh là đặt bàn tay trên mặt bàn và so xem ngón tay nào dài ngắn. Mọi

viên chức trong hệ thống toà án – mê cung luôn ở vào trạng thái cáu gắt, ngay cả khi họ có vẻ tươi tỉnh.

Tay trưởng thôn trao đổi thư từ với Sortini hàng mấy năm trời về vấn đề của K., thậm chí chịu sự chỉ đạo qua thư của Sortini mà thực tế chưa bao giờ được tận mắt thấy Sortini. Tuy nhiên, theo cái cách mà trưởng thôn nói về Sortini với K. thì có vẻ ông ta am tường gã người Ý này lắm.

Klamm trong Lâu đài hiện diện ở khắp mọi nơi. Ở đâu người ta cũng rỉ tai nhau về quyền lực của Klamm trong lâu đài và tại cái làng vô danh này. Klamm xuất hiện trong cuộc đời bà chủ quán, ảnh hưởng lớn đến cuộc đời bà và cũng hủy hoại cuộc sống của bà. Nhưng vấn đề ở chỗ Klamm không làm gì cả thế mà Klamm cứ mãi ám ảnh bà chủ quán như một bóng ma không thể dứt. Chính K. đã vạch ra cho bà chủ quán hiểu điều đó: “Trong tôi xuất hiện ý nghĩ rằng hết thảy những việc này đều liên quan tới Klamm (…) động lực thúc đẩy cuộc hôn nhân rõ ràng là Klamm. Nếu không có Klamm thì bà đã không bất hạnh, không ngồi vất vưởng ở trong vườn; không có Klamm thì không phải mọi việc đối với bà thế nào cũng xong, nghĩa là bà đã không lấy Jankó làm chồng. Nào, trong tất cả những điều đó đều có đủ Klamm (…) Nếu bà không cố quên ông ta đi thì chắc chắn bà đã quan tâm đến bản thân nhiều hơn, không lao vào công việc đến mức đó, và không làm cho quán trọ khởi sắc đâu. Vậy thì ở đây cũng có Klamm. Nhưng tất cả những việc đó, ngay cả nguyên nhân bệnh tình của bà cũng là Klamm nốt. Bởi vì trước cuộc hôn nhân, trái tim bà đã chịu đựng những dục vọng bất hạnh.” (7/ 397, 398)

Klamm trở thành biểu tượng quyền lực của làng cho nên bất cứ ai dính dáng đến Klamm đều được “thơm lây”, được trở nên cao quý hơn, có quyền lực hơn trong mắt những người ở làng. Chỉ một lần được làm tình nhân của Klamm thì có nghĩa là bà chủ quán sẽ mãi giữ cái danh hiệu quý giá đó, và nhờ đó mà bà quyến rũ được cả họ hàng nhà Jankó và lấy được Jankó làm chồng. Và chưa hết, cái “phúc lợi” mà bà chủ quán được hưởng nhờ danh

68 tiếng một lần làm người tình của Klamm là chồng bà được mọi người kính trọng và cái quán làm ăn trôi chảy.

Bà chủ quán giữ ba kỉ vật của Klamm như những báu vật của đời và thậm chí bà không thể sống nổi, dù chỉ một ngày nếu thiếu ba thứ đó: tấm ảnh, chiếc khăn và khăn chít đầu. Tấm ảnh - vật bất li thân của bà chủ quán đã phai màu, nhàu nát, cũ kĩ và lỗ chỗ do để lâu ngày. Nhưng nhân vật chính trong tấm hình cũng không phải Klamm mà là người đã đưa bà chủ đến gặp Klamm lần đầu tiên, và bà ta cũng chỉ nhìn thoáng anh ta. Rốt cuộc với bà ta, người đưa thư ấy cũng chỉ là một tay xa lạ. Và thực chất tất cả những kỉ vật mà bà chủ quán nâng niu như báu vật của đời kia không phải là những thứ Klamm tặng bà vì Klamm chẳng tặng ai cái gì cả, mà bà phải xin, thích cái gì thì phải xin. Cho nên trong ba lần gặp bà chủ quán xin được ba thứ. Sau đó Klamm đã rời bỏ bà mà không một lời từ biệt.

Như vậy, một lần làm tình nhân của Klamm với ba lần gặp mặt hơn hai mươi năm trước đem lại cho bà chủ quán rất nhiều thứ: ba kỉ vật, một danh hiệu quý giá, một ông chồng, nhiều sự kính trọng của mọi người, một cái quán làm ăn phát đạt. Và những điều này ai cũng nhìn thấy. Nhưng những cái “mất” của bà chủ quán thì thậm chí chính bà cũng không nhìn ra, đó là sự bất hạnh và vô dụng của người chồng. Anh ta sẽ hạnh phúc hơn sẽ độc lập và chăm chỉ hơn nếu lấy một người phụ nữ khác mà anh ta là người tình đầu tiên của họ, và chính bà chủ quán cũng không hạnh phúc.

Khác với bà chủ quán, người đã bị Klamm rời bỏ không một lời từ biệt, thì Frida lại chủ động rời bỏ Klamm vì K. chỉ với một câu nói: “Tôi đi với người đạc điền! Tôi đi với người đạc điền!” (7/ 351) Tuy nhiên, thực chất Frida chưa bao giờ thoát khỏi Klamm nên cô đã kêu lên tới K.: “Ở đây tất cả đều đầy rẫy Klamm, nhiều hơn mức cần thiết, cho nên em muốn đi khỏi đây, để thoát khỏi ông ta. Không phải em thiếu Klamm, em chỉ cần anh, em muốn vì anh mà ra đi, vì ở nơi có bao nhiêu sự phiền toái này em không thể ở với anh” (7/ 457) Klamm cũng thường trực xuất hiện trong những câu chuyện của

K. và Frida, thậm chí ngay cả khi họ cãi nhau thì nguyên nhân sâu xa cũng vì Klamm. Jeremiás nể trọng Frida vì nàng từng là tình nhân của Klamm. Hắn cảm thấy thích thú vì được lọt vào phòng Frida vì khi ấy hắn cảm thấy mình là Klamm nhỏ. Về phần Frida, mặc dù không còn là tình nhân của Klamm nữa nhưng Frida cũng giống như bà chủ quán, nhìn thấy Klamm ở khắp nơi.

Tuy nhiên, nói một cách công bằng thì không hẳn Klamm hoàn toàn vắng mặt trong Lâu đài. K. nhìn thấy Klamm qua một cái lỗ nhỏ trên cánh cửa và không một chi tiết nào rõ ràng. Klamm chỉ cách K. có một chiếc cửa và một cái lỗ nhỏ nhưng dường như đó là hai thế giới hoàn toàn khác biệt. K. có thể nhìn thấy nhưng không thể bao giờ có thể chạm vào, không bao giờ có thể thấy rõ ràng, hiểu rõ ràng. “K. gần như có thể nhìn hết được căn phòng. Ngài Klamm ngồi trên chiếc bàn viết kê ở giữa phòng, trong chiếc ghế quay, có chỗ tựa thoải mái, và được chiếu sáng bởi ngọn đèn điện treo ở đó. Ngài có dáng người tầm thước, béo tốt và bệ vệ. Khuôn mặt ngài còn trơn tru, nhưng hai cái má của ngài đã hơi phị ra do tuổi tác. Bộ ria màu đen của ngài được xoắn rộng ra. Mắt ngài bị chiếc kính kẹp mũi lấp loáng, treo nghiêng che khuất. Nếu như Klamm ngồi ngay ngắn bên chiếc bàn, thì K. có thể thấy khuôn mặt trông nghiêng của ngài, nhưng ngài vừa ngồi quay lại đối diện với chàng, nên chàng đã có thể nhìn thẳng vào mặt. Ngài chống khuỷu tay trái lên bàn và để tay phải đang cầm điếu xì gà dài lên đầu gối. Trên bàn có chai bia, vì mép bàn cao K. không thể thấy giấy tờ gì trên bàn cả, nhưng hình như cái bàn để không”. (7/ 344)

Có vẻ như không ít người đã từng thấy Klamm. Tuy nhiên: “Ông ta hoàn toàn khác khi đến làng, và lại hoàn toàn khác khi ra đi, ông ta khác trước khi uống bia và khác sau đó, khác lúc thức và khác lúc ngủ, khác lúc ở một mình và khác lúc thức và khác lúc ngủ, khác lúc ở một mình và khác trong khi nói chuyện. Và như vậy thật dễ hiểu là: ông ta hoàn toàn khác khi ở trong Lâu đài. Và ngay ở trong làng thôi thì người ta cũng mô tả về ông rất khác nhau: những sự khác biệt tương đối lớn về mặt chiều cao, tư thế vạm vỡ, về

70 bộ râu rậm của ông, chỉ có về quần áo của ông ta là may mắn có sự nhất trí

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 67)