5. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho tầng lớp viên chức
Gregor Samsa là nhân viên chào hàng của một hãng buôn. Hàng ngày anh vắt kiệt sức lao động vì nó, chịu đựng nhiều nhịn nhục vì nó. Nhưng cũng vì có công việc nhọc nhằn ấy mà anh mới có thể chu cấp cho cả một gia đình, gồm bố mẹ và em gái, khi dường như không ai trong số họ có khả năng lao động. Đó thực sự là một công việc nuôi sống cả gia đình nhưng huỷ hoại chính bản thân anh.
Một buối sáng, Gregor Samsa thức dậy và thấy mình biến thành con bọ khổng lồ. Nhưng người ta không thấy một chút lo lắng nào của anh dành cho
44 cái hình hài mới mẻ và bất tiện, bất thường của anh, chỉ thấy anh có một nỗi lo: làm thế nào, trong tình trạng mới này, đến công sở kịp giờ? Trong đầu anh chỉ có sự phục tùng và tính kỉ luật mà nghề nghiệp đã làm cho anh quen: anh làm một người làm công, một viên chức. Và tất cả các nhân vật của K. đều như vậy. Viên chức không phải là một hình mẫu xã hội học mà là một cách tồn tại sơ đẳng của con người, là một khả năng nhân loại, như cách nói của Kundera.
Cũng trong buổi sáng định mệnh ấy, lần đầu tiên Gregor tự hỏi: “Mình chọn chi cái nghề quá đỗi nhọc nhằn này! Chạy rông hết ngày này qua ngày khác. Một công việc thật còn khó chịu hơn cả chuyện bán buôn ở cửa hàng và bực mình nhất là cứ phải liên tục di chuyển, cứ phải lo lắng chuyện đổi tàu, chuyển ga, ăn uống thất thường, gặp đâu ngủ đấy, lúc nào cũng phải làm quen với những kẻ tình cờ gặp gỡ để rồi không bao giờ thấy mặt lần thứ hai, không bao giờ trở thành bạn hữu thân tình. Quỷ bắt cái nghề này đi!” (7/ 16) Nếu không có giây phút không vội vàng của buổi sáng hôm ấy, có lẽ chẳng bao giờ Gregor có thời gian để nghĩ suy về cái khổ nhục của nghề như thế.
Anh huỷ hoại sức khỏe của mình, huỷ hoại lòng tự trọng của mình, đánh mất chính mình cũng chỉ vì gia đình: “Nếu không vì bố mẹ mà chịu nhịn nhục thì mình đã bỏ việc luôn từ lâu rồi: đã đi thẳng đến lão chủ, nói toạc vào mặt cho lão biết mình nghĩ gì về lão. Thế thì lão ắt ngã lộn đầu từ trên bàn xuống đất! A, còn cái lối lão ngồi thượng trên bàn giấy mà phán lệnh xuống cho nhân viên cũng thật là dị hợm quá chừng, nhất là khi các nhân viên phải xán lại gần lão để trả lời bởi vì ông chủ này lãng tai!” (7/ 16, 17)
Mặc dù đã phải nhịn nhục đến vậy nhưng có vẻ như cái công việc nhọc nhằn này cũng chẳng yên ổn. Gregor có thể bị sa thải bất kì lúc nào. Ông chủ nói rằng vị trí của anh ở hãng không phải vững như bàn thạch đâu.
Trong Lâu đài, K. lại là một kiểu công chức đặc biệt khác. Anh chỉ muốn được yên ổn làm việc bên một chiếc bàn nhỏ như một người đạc điền vô danh tiểu tốt. Ấy thế mà cái ước nguyện giản dị và có vẻ tầm thường ấy lại
quá gian nan để thực hiện. Hãy nhìn cái hành trình vô vọng và mờ mịt của K.: “K. chưa từng thấy ở đâu mà bộ máy hành chính và cuộc sống lại lẫn lộn với nhau như ở đây, đến mức dường như bộ máy hành chính và cuộc sống đã đổi chỗ cho nhau vậy.” (7/ 369)
K. đã nói thẳng với Olga về cái nỗi sợ các nhà chức trách đã trở thành cố hữu ở cái mảnh đất này, nỗi sợ mang tính chất định mệnh và truyền kiếp: “Sự khiếp sợ trước các nhà chức trách là bẩm sinh ở đây cùng với các cô, và sau đó suốt cuộc đời các cô, người ta gieo sâu vào các cô điều ấy bằng những cách thức và từ các phía rất khác nhau, mà chính các cô cũng tác động thêm việc đó theo khả năng của chính mình”. (7/ 506, 507)
Các viên chức trong Lâu đài cũng hành xử kì quái: “Viên chức không ra lệnh rõ ràng, và cũng không đọc to tiếng, khó có thể nhận ra học đọc cho thư kí viết, dường như họ tiếp tục đọc sách như vẫn làm, chỉ thì thầm mà thư kí cũng nghe ra. Thỉnh thoảng viên chức đọc nhỏ đến nỗi, ở chỗ ngồi viên thư kí không hiểu ra, những lúc như thế y nhổm lên, lắng nghe lấy cái người ta đọc cho mình viết, rồi nhanh chóng ngồi xuống và ghi chép, sau đó lại nhổm lên, cứ thế tiếp tục.” (7/ 501, 502)
Thế giới viên chức trong văn chương của Franz Kafka là thế giới của những rô - bốt nô lệ, quan liêu. Người ta chỉ nhìn thấy ở đó những mệnh lệnh, quy tắc chứ không hề có sáng kiến, phát minh, tự do hành động. Hay nói cách khác, đấy là thế giới của sự phục tùng một cách tuyệt đối. Người viên chức thực thi một bộ phận nhỏ của một hoạt động hành chính lớn mà mục đích và phạm vi ở ngoài tầm biết của anh ta. Bởi thế, thế giới viên chức còn là thế giới ở đó các cử động trở thành máy móc và không ai hiểu ý nghĩa những gì mình làm. Trong khi những người viên chức của Kafka thậm chí còn chẳng có một cái tên đầy đủ thì họ cũng chỉ làm việc với những kẻ vô danh và với các hồ sơ, đấy là thế giới của các trừu tượng.
46 Trong chương V cuốn Lâu đài, gã trưởng thôn giải thích cho K., một cách chi tiết câu chuyện dài dòng về hồ sơ của anh ta: “Tuy nhiên không có hồ sơ, tôi vẫn có thể nói cho ông biết cái gì đã xảy ra. Chúng tôi đã cảm ơn và trả lời về cái tờ thông báo mà tôi vừa nhắc tới rằng chúng tôi không cần đến người đạc điền nào cả. Nhưng có lẽ chúng tôi đã không trả lời đúng cho phòng A, ta gọi như vậy, mà lại nhầm sang một phòng khác, phòng B. Như vậy phòng A không hề nhận được trả lời, nhưng rất tiếc ngay cả phòng B cũng không nhận được câu trả lời trọn vẹn của chúng tôi, bởi vì cho dù hồ sơ mắc kẹt ở chỗ chúng tôi, hoặc trên đường đi bị mất (tôi có thể cam đoan là ở các phòng ban không thể nào mất được), sự thật là chỉ có phần ngoài đề địa chỉ phòng B là đến được, mà trong thực tế, rất tiếc tập hồ sơ đã mất lại nói về việc nhận người đạc điền. Trong lúc đó, phòng A vẫn cứ đợi trả lời, và đã có những báo cáo lên trên sự việc đó. Có điều chuyện đó, cũng dễ hiểu thôi, và chẳng phải chỉ xảy ra một lần, ngay cả khi giải quyết các vụ việc quan trọng hơn vẫn có thể xảy ra. Viên chức nắm việc này đã uỷ thác cho chúng tôi và tin chắc là trước sau chúng tôi sẽ trả lời, và lúc đó ông ta sẽ nhận người đạc điền, hoặc nếu thấy cần thiết thì sẽ tiếp tục trao đổi thư từ với chúng tôi. Chính vì vậy mà ông ta đã không để tâm đến những đề nghị trước đây và toàn bộ sự việc đã bị quên lãng. Ở phòng B, một viên chức người Ý tên là Sortini nổi tiếng là người có lương tâm, đã nhận được bọc ngoài ghi địa chỉ tập hồ sơ. Chính tôi cũng không hiểu, dẫu rằng tôi là người hiểu biết, rằng sao lại có thể để người có năng lực như vậy ở một vị trí tầm thường như thế. Anh chàng Sortini này tất nhiên đã gửi trở lại cho chúng tôi bọc hồ sơ rỗng để bổ sung thêm. Có điều là từ khi có tờ thông báo đầu tiên của phòng A thì nhiều tháng đã trôi qua, nếu không phải là nhiều năm; nếu một tập hồ sơ được chuyển đi tử tế thì chậm nhất trong một ngày là đến phòng nó phải đến, và ngay ngày hôm đó đã được giải quyết. Còn nếu nó đi nhầm đường, thì với sự ưu việt của bộ máy hành chính nó cần phải hăng hái tìm ra con đường nhầm, nếu vẫn không tìm thấy, thì sự việc kéo dài là tất nhiên thôi. Vì vậy nên sau khi được
Sortini lưu ý thì chúng tôi không còn nhớ rõ ràng toàn bộ vụ việc, lúc ấy chỉ có hai chúng tôi, Mici và tôi, thực hiện mọi công việc, vì người ta chưa phân công thầy giáo làm việc với tôi. Chúng tôi thường chỉ giữ lại các bản sao về những vụ việc quan trọng nhất. Tóm lại lúc ấy chúng tôi không biết về việc giao kèo với người đạc điền, và chúng tôi không cần người đạc điền. (…) Sự trả lời của chúng tôi đã làm trỗi dậy nỗi nghi ngờ trong lòng Sortini, và thế là bắt đầu cuộc trao đổi thư từ giữa chúng tôi. Sortini đã hỏi rằng tại sao tôi nghĩ ngay là không cần nhận người đạc điền. Nhờ trí nhớ tuyệt vời của Mici, tôi đã trả lời rằng bước đầu tiên trong chuyện này được gợi lên từ phía văn phòng. Tất nhiên, về chuyện công văn do phòng khác chuyển đến thì chúng tôi đã quên từ lâu. Sortini hỏi: tại sao chỉ bây giờ tôi mới nhắc đến tờ công văn này; tôi nói: vì bây giờ tôi mới biết, Sortini nói rằng đây là điều cực kì đáng kinh ngạc; tôi nói: một vụ việc kéo dài đã lâu như thế thì không có gì là đáng kinh ngạc cả; Sortini nói: kinh ngạc chứ, vì rằng làm gì có cái tờ công văn mà tôi nhắc đến; tôi nói: tất nhiên là không có gì cả tập hồ sơ đã bị mất; Sortini nói: thì ít ra cũng phải có sự ghi chép liên quan đến tờ công văn đầu tiên chứ, nhưng cái đó cũng không có nốt. Đến đây thì tôi bí, bởi vì tôi không dám quả quyết và tin rằng có thể đã xảy ra sai lầm gì đó ở phòng của Sortini. (...) Nguyên tắc cơ bản trong công việc của các nhà chức trách là không tính đến các khả năng sai lầm. Và tổ chức tuyệt vời của bộ máy hành chính đã chứng thực nguyên tắc cơ bản đó, và không thể thiếu nó nếu như người ta muốn tiến hành giải quyết công việc một cách nhanh nhất. (…) Tôi nhắc đến khả năng này chính là vì tôi biết chắc chắn rằng bỗng nhiên ban thanh tra đã phát hiện thấy nhiều năm trước đây từ phòng A người ta đã hỏi về việc nhận người đạc điền, vậy mà vẫn chưa được trả lời. Người ta lại dò hỏi ở chỗ tôi, và bây giờ thì tất nhiên toàn bộ sự việc đã rõ ràng, phòng A bằng lòng với sự trả lời của tôi. rằng đúng là không cần đến người đạc điền, Sortini thì phải công nhận là trong chuyện này anh ta không có thẩm quyền, và tất nhiên vô tình là anh ta đã làm nhiều việc vô bổ, căng thẳng thần kinh. (…) Ông thử tưởng tượng, ông
48 đạc điền, sự thất vọng của tôi giờ đây, sau khi toàn bộ vụ việc đã may mắn kết thúc, sau một thời gian đã qua, ông đột ngột xuất hiện, và có vẻ là tất cả bắt đầu lại từ đầu.” (7/ 373 – 381)
Ta có thể tóm tắt những lời quá dài dòng trên như sau: Cách đây chừng mươi năm, toà lâu đài có gửi đến chính quyền xã đề nghị tuyển dụng cho xã một nhân viên đo đạc. Tay trưởng thôn đã trả lời từ chối bằng thư (chẳng ai cần nhân viên đo đạc nào cả) nhưng thư trả lời ấy bị lạc sang một cơ quan khác và, như thế, do cái trò rất tinh vi những sự hiểu lầm quan liêu chủ nghĩa kéo dài nhiều năm, một ngày nọ, do vô ý, giấy mời đã thật sự được gửi đến cho K. đúng ngay vào lúc mà tất cả các cơ quan liên quan đang vứt bỏ cái đề nghị cũ đã thành lỗi thời. Vậy là sau một chuyến đi dài, K. đến làng nọ do nhầm lẫn. Còn hơn thế nữa, vì rằng đối với anh ta không còn có cái thế giới khả dĩ nào khác nữa ngoài toà lâu đài với cái làng kia, toàn bộ cuộc sống của anh chỉ là một nhầm lẫn.
Anh chàng nhân viên ngân hàng Joseph K. đối diện với toà án và anh nhiên viên đo đạc K. đối diện với toà lâu đài là hình ảnh con người giữa một thế giới mê cung duy nhất nhưng bí hiểm và mênh mông tới mức họ không thể thoát ra và không thể hiểu được. Với Kafka, thiết chế là một cơ chế tuân theo những quy luật của chính nó đã được đặt chương trình không biết do ai và vào lúc nào, chúng chẳng liên quan gì đến lợi ích của con người và do đó không thể hiểu được.
Nhưng điều đáng nói là sự chờ đợi vô nghĩa lí và cái chế độ bàn giấy quan liêu không chỉ có ở thời hiện tại mà có tính chất truyền kiếp. Trong Lâu đài, Olga đã kể cho K. nghe về những chuyến đi vô nghĩa của cha mình đến cấp trên, để gặp các thư kí, trạng sư, thư lại, nhưng phần nhiều họ không tiếp ông. Người đàn ông ấy tự hành hạ mình, hành hạ gia đình trong những chuyến đi vô nghĩa đến cấp trên để xin lỗi, mà thực ra ông cũng không biết phải xin lỗi vì điều gì, và ông cũng không bao giờ hiểu những văn phòng mà ông muốn đến rốt cuộc nó hoạt động ra sao. Những cuộc hành hương vô vọng
ấy của người cha chỉ chấm dứt khi người cha liệt giường với đôi chân không thẻ nhấc đi được nữa. Ấy thế mà vẫn chưa kết thúc khi người cha trong những cơn nửa mê nửa tỉnh thường thấy một viên chức bước ra khỏi xe, đưa mắt tìm ông ở bên hàng rào, rồi y lắc đầu ngồi vào xe bực bội, trong khi đó ông kêu to lên dường như muốn cho viên chức kia biết rằng ông vắng mặt không phải lỗi tại ông.
Thế giới tiểu thuyết của Kafka là như vậy, đó là thế giới của sự phục tùng, của máy móc và của trừu tượng, ở đó sự phiêu lưu đáng kể nhất và duy nhất của con người là đi từ bàn giấy này sang bàn giấy khác. Nhưng chính cái chất liệu xám xịt ấy lại tạo nên sức hấp dẫn và ám ảnh cho những trang văn của Kafka.
Trong một bức thư gửi Milena, Kafka đã viết: “Công sở không phải là một cơ quan ngớ ngẩn đâu; nó thuộc về cái hư ảo hơn là cái ngớ ngẩn.” (15/ 116)
Như vậy, thế giới theo Kafka đó là vũ trụ bị quan liêu hoá. Cái công sở không phải như một hiện tượng xã hội trong số những hiện tượng xã hội khác mà như bản chất của thế giới.