Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho nỗi bất an

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 55 - 58)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.5.Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho nỗi bất an

Đọc Kafka, người ta không thấy một nhân vật nào của nhà văn người Séc này sống yên ổn. Họ sống trong nỗi bất an khôn nguôi về tất cả mọi thứ, không một phút giây thanh thản, hoặc không một phút giây cho mình cái quyền được thanh thản.

Còn gì bất an hơn nỗi bất an của anh chàng đạc điền lạc lõng ở một cái làng nọ, cái làng rất xa xôi và vô danh mà K. phải vượt qua cả một cuộc hành trình dài và vất vả để tìm đến: “Nếu K. ngẫm nghĩ trên những sự việc này thì chàng thấy tình thế của mình đã ổn, mặc dù cứ sau mỗi lần dễ chịu như thế chàng lại vội lưu ý rằng chính trong sự dễ chịu đầy quyến rũ này ẩn giấu nguy hiểm.” (7/ 368)

Con vật đào hang trong truyện ngắn Hang ổ ngay từ đầu đã ý thức được nỗi nguy hiểm bẩm sinh của thân phận mình Và nguyên nhân của nỗi bất an đó là nó chẳng tin nổi một ai, một điều gì. “Tôi có thể tin một người nào đó khi tôi đối diện với anh ta, nhưng tôi có thể tin được anh ta nữa không khi tôi không còn nhìn thấy anh ta nữa và khi chiếc nắp hầm bằng rêu phong đã ngăn cách tôi với anh ta?” Con vật cứ ở trong hang, cố đào cho thật sâu và cứ tưởng tượng biết bao điều đang rình rập xung quanh, những điều nó không thể tận mắt nhìn thấy, “đầu óc tôi lúc nào cũng chỉ nghĩ vẩn vơ đến chuyện nguy hiểm”. Thậm chí chính con vật cũng ý thức rằng vẫn chưa có mối nguy hiểm nào xảy ra trước đó nhưng hàng ngày nó vẫn tự đào cho mình cái mê cung trong nỗi lo lắng không nguôi. Con vật tự giam mình trong cái mê cung nó tự tạo và cuối cùng, những suy nghĩ của nó cũng luẩn quẩn, bế tắc, không khác gì một thứ mê cung thứ hai.

Nếu không thường trực nỗi bất an thì Joseph K. trong cuốn Vụ án

52 đầu tiên vào ngày chủ nhật, đến chủ nhật tuần sau K. không nhận được cuộc gọi nào qua điện thoại và hẹn thẩm vấn nữa. Nhưng vì thế mà anh ở tuần lễ sau, K. đợi từng ngày lệnh đòi ra toà lần nữa. Đến thứ bảy vẫn chưa nhận được gì và K. nghĩ là được mặc nhiên triệu tập vào chủ nhật, thời gian và địa điểm cũ. K. tự thấy mình vô tội và anh đã phát biểu hùng hồn trong lần hỏi cung đầu tiên là việc bắt bớ này là vô cùng phi lí thế nhưng ý nghĩ về vụ án của anh không buông tha anh, anh cứ đắn đo hoài về việc viết một bản tường trình tự bào chữa và gửi đến toà án, dù không ai yêu cầu anh cái việc này. Nhưng nội dung của bản tường trình cũng không liên quan gì đến vụ án, vì thực chất chính K., bị cáo cũng không biết gì về vấn đề của chính mình hơn độc giả. K. tính “anh sẽ trình bày vắn tắt cuộc sống của anh với tất cả những sự kiện ít nhiều quan trọng đã xảy đến, bằng cách giải thích các lí do vì sao anh đã hành động và hiện giờ anh nhận định về những lí do ấy ra sao; để kết luận, anh sẽ nêu lên những lí lẽ của nhận định cuối cùng ấy.” Không có cái gì rõ ràng trong cái gọi là lá đơn bào chữa ấy. Thế mà K. cứ nung nấu đến mức dằn vặt không yên vì nó. Như vậy, từ chỗ không biết mình bị kết tội vì cái gì, K. trong chương VII đã quyết định xét lại toàn bộ cuộc đời mình, toàn bộ quá khứ của mình đến tận những chi tiết nhỏ nhất. K., một kẻ bị kết tội sau cùng đã tự đi tìm tội lỗi của mình.

Ngay từ đầu, cách ứng xử của Joseph K. đã lạ lùng. K. thức dậy buổi sáng mà vẫn chưa thấy chị nấu bếp mang bữa sáng cho anh. Anh vẫn nằm trên giường, vừa đói vừa ngạc nhiên và bấm chuông gọi người mang bữa sáng. Thay vì chị nấu bếp như mọi khi lại là những kẻ lạ mặt bước vào, những con người bình thường, ăn mặc bình thường nhưng lập tức cư xử theo một lối đầy quyền hành đến nỗi K. không thể không nhận ra sức mạnh của họ, quyền lực của họ. Nên dù bực mình, anh cũng không đủ sức đuổi họ ra và lại hỏi họ một cách rất lễ độ: “Ông là ai?”

Như vậy, ta thấy ngay từ giây phút đầu tiên, cách ứng xử của anh chàng nhân viên nhà băng này đã dao động giữa sự yếu đuối của anh sẵn sàng cúi

đầu trước sự trâng tráo khó tin của những kẻ không mời mà đến (chúng đến thông báo cho K. biết anh đã bị bắt) và nỗi lo sợ tỏ ra lố bịch của anh. Từng bước, K. vâng lời và phục tùng những kẻ không mời mà đến. Chúng không chỉ không thèm tự giới thiệu mà còn chén mất bữa ăn sáng của anh và bắt anh đứng đấy, mặc quần áo ngủ suốt thời gian ấy. Kết thúc màn hạ nhục kì lạ ấy, K. giơ tay về phía trước nhưng viên đội không bắt tay anh. Một tên bảo K.: “Chắc bây giờ ông muốn đến ngân hàng?” thì K. đáp: “Đến ngân hàng? – K. hỏi, - tôi tưởng là tôi bị bắt.” Thậm chí sau đó K. còn nhắc lại: “Làm sao tôi có thể đến ngân hàng được, vì tôi bị bắt cơ mà?”

Thế là, từ một người vô tội và ngỡ ngàng khi người ta buộc tội K. đã trở thành một kẻ thành thật tin mình có tội, tuy đến lúc chết vẫn không biết mình bị tội gì. Chính nỗi bất an đã khiến con người trở nên yếu ớt và lo sợ một cách lố bịch. Chính nó đã huỷ hoại con người.

Cuốn Hoá thân lại nói tới dạng biểu hiện khác của nỗi bất an. Bản thân Gregor, sau khi không còn sống kiếp người nữa, anh vẫn cả ngày lẫn đêm hầu như không lúc nào chợp mắt. Anh vẫn ám ảnh hay nói chính xác vẫn khao khát một cách mãnh liệt là một ngày kia mọi chuyện sẽ trở lại bình thường, anh sẽ lại vẫn là trụ cột của gia đình, lo lắng cho toàn bộ gia đình. Nhưng cuối cùng, chính Gregor cũng phải tức giận nhận ra sự thật cay đắng là cả gia đình đã bỏ bê anh, đã lãng quên anh. Hay nói đúng hơn rằng họ không thấy việc phải chăm sóc anh là nghĩa vụ của họ. Ý nghĩ về gia đình thân yêu không còn nữa, chỉ còn là sự “bừng bừng tức giận”.

54

CHƯƠNG 3: THI PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT BIỂU

TƯỢNG TRONG TÁC PHẨM CỦA KAFKA

Nhân vật văn học được nhà văn hư cấu sáng tạo ra để khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống. Do vậy, tìm hiểu về nhân vật là tìm hiểu về cuộc đời và con người qua cách nhìn của nhà văn, đồng thời tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với con người.

Nhân vật văn học được biểu hiện trong tác phẩm bằng một hệ thống các phương tiện và thủ pháp nghệ thuật. Sự miêu tả thông qua cảm nhận chủ quan của nhà văn có xuất phát điểm chính từ quan niệm nghệ thuật về con người đối với nhân vật. Vì thế, khám phá thi pháp về nhân vật chính là khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân vật. Từ việc hiểu quan niệm con người được miêu tả thì chúng ta sẽ hiểu nhân vật sâu hơn, toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 55 - 58)