Nghề nghiệp của nhân vật

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 67)

Về nghề nghiệp, như đã nói ở trên, nhân vật của Kafka luôn gắn với cái công sở. K. trong Lâu đài là một anh chàng làm nghề đo đạc, Joseph K. trong

Vụ án là một thanh niên làm việc trong ngân hàng, Gregor Samsa trong Hoá thân là một nhân viên chào hàng của một công ty … nhưng các nhân vật dường như không hề suy nghĩ và làm theo nghề nghiệp của mình bao giờ. Người đọc không tìm thấy cái công việc đạc điền cụ thể của anh chàng làm nghề đạc điền K., hay công việc chào hàng của Gregor mặc dù người ta vẫn biết Gregor là người rất có ý thức trách nhiệm với công việc của mình, hay với Joseph K. làm việc lúc nào cũng đến 9h đêm mà ta cũng không tìm thấy một công việc cụ thể nào của anh ở ngân hàng. Người thầy thuốc nông thôn là một thầy thuốc chữa bệnh cứu người nhưng không hề làm công việc ấy trong câu chuyện. Ông rất sốt sắng để đến thăm khám cho bệnh nhân. Nhưng đến khi bệnh nhân xin được chết, thầy thuốc lại thấy “phải”, thậm chí ông còn thấy cuộc gọi lúc nửa đêm này mang đến biết bao điều lợi: “trong những trường hợp thế này thì thượng đế thật hữu ích, ban cho ta ngựa, và cho thêm

một con thứ hai nữa vì khẩn cấp, rồi lại ban cho mọi thứ, thêm cả gã mã phu nữa chứ”. Đến khi chắc chắn anh thanh niên sẽ chết bởi “cái bông hoa to tướng” đầy giòi bọ bên mạng sườn thì thầy thuốc vẫn giữ thái độ bình thản, bất lực và cũng không muốn cứu chữa với niềm tin anh ta … chết chắc. Trong lúc bệnh nhân van nài được sống thì thầy thuốc nghĩ về việc bị mất cô hầu gái.

Có hai nhân vật của Kafka không thuộc về cái bàn giấy, đó là nghệ sĩ nhịn ăn và nữ ca sĩ Giôdêphin. Họ là những nghệ sĩ hết mình vì nghệ thuật. Giôdêphin không ngần ngại cống hiến tài năng, sức lực của mình cho dân tộc. Nàng dành mọi sức lực cho tiếng hát, không quan tâm đến những gì không phụng sự cho tiếng hát đến nỗi nàng mòn mỏi vì tiếng hát, người mảnh mai đến nỗi người ta cho rằng chỉ một cơn gió mạnh tạt qua cũng có thể xâm hại tới nàng. Còn nghệ sĩ nhịn ăn đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật bằng cách không thèm chịu gian dối, thậm chí đến khi người ta cho ăn anh cũng không chịu. Nhưng kết quả cuối cùng của tất cả những sự cống hiến đó là cái chết của nghệ sĩ nhịn ăn và sự ra đi vĩnh viễn của nữ ca sĩ. Đó là cái kết cục tất yếu của nghệ thuật và của người nghệ sĩ trong một thế giới mà cái ác đang ngự trị đến mức man rợ.

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 67)