Thủ pháp lạ hoá

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 78 - 79)

Khái niệm “lạ hoá” (estrangemet) xuất hiện trong những năm 20 của thế kỷ XX gắn với trường phái hình thức Nga. Trường phái hình thức Nga đã coi “lạ hoá” như một thủ pháp tạo ra một cái nhìn mới, khác lạ vào các sự hiện tượng quen thuộc. Về sau khái niệm này được B.Bretch đưa vào mỹ học dựa vào lý thuyết và thực tiễn sân khấu của ông. Ông cho rằng “Lạ hoá” gây nên ở chủ thể tiếp nhận sự ngạc nhiên và hiếu kỳ trước một góc nhìn mới làm nảy sinh một thái độ tiếp nhận tích cực đối với cái thực tại được lạ hoá kia.

Nhìn chung, thủ pháp “Lạ hoá” là để chỉ toàn bộ thủ pháp trong nghệ thuật có khả năng tạo ra hiệu quả thẩm mĩ mới mẻ về sự vật hiện tượng được miêu tả. Đó là cái thủ pháp tạo dựng chưa quen, khác lạ, gây một sự “ngạc nhiên”.

Hãy lấy ví dụ một truyện cực ngắn của Kafka, một truyện chỉ vỏn vẹn chục chữ nhưng nó chất chồng thủ pháp lạ hoá nhằm thể hiện sự phi lí. “Ông tôi thường hay nói: Cuộc đời ngắn ngủi đến kì lạ. Trong kí ức của ông, giờ đây nó thu nhỏ mình lại đến mức thật khó hiểu nổi vì sao một chàng trai lại có thể quyết định đi ngựa tới làng gần nhất mà không e ngại - cứ cho là

không gặp tai nạn gì đi nữa - rằng một kiếp sống bình thường và trôi chảy cũng còn khó mà đủ cho cuộc du lãm ấy.” (Làng gần nhất) (7/ 799)

Cuộc đời ngắn đến nỗi chàng trai không thể đến được làng bên cạnh, đó là tầng nghĩa đen dễ thấy nhất của tác phẩm. Nhưng điều lạ lùng ở chỗ đó là một chàng trai (có nghĩa là có sức khỏe), cưỡi ngựa (có phương tiện đi lại nhanh), không hề gặp tai nạn (không gặp trở ngại trên đường đi) và cái đích đến là ngay cái làng bên cạnh (điểm đến rất gần). Vậy vấn đề nằm ở chỗ hoặc “ông tôi” là nhà thông thái và đủ từng trải trong đời để chiêm nghiệm hoặc “ông tôi” cũng vì già rồi nên lẩm cẩm.

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)