Tên gọi của nhân vật

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 64 - 66)

Về tên gọi của nhân vật, các nhà văn thường rất cẩn trọng trong việc đặt tên nhân vật như các bậc cha mẹ thận trọng khi đặt tên cho những đứa con của mình vậy.

Nguyên mẫu nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu là anh Đề nhưng Nguyễn Trung Thành nói tên Đề nghe “Kinh” quá và ông đã đổi thành “Tnú” nghe nó Tây Nguyên hơn.

Nhân vật chính của Cuốn theo chiều gió ban đầu có tên là Pansy O’Hara. Sau được sự góp ý của giám đốc nhà xuất bản, Margaret Mitchell đã đổi tên nhân vật thành Scarlett (từ tiếng Anh gốc Pháp có nghĩa là màu đỏ) đề phù hợp hơn với cá tính và xuất thân của nhân vật.

Chính Balzac, đưa ra một câu khẩu hiệu nổi tiếng rằng tiểu thuyết phải cạnh tranh với hộ tịch. Như vậy, nếu nhân vật phải cạnh tranh với hộ tịch thì trước hết “hắn” phải có một cái tên thật. Từ Balzac (nhà văn hiện thực chủ nghĩa) đến Marcel Proust (nhà văn hiện đại chủ nghĩa) đều không thể tưởng tượng nhân vật không có tên. Nhưng anh chàng Jacques trong Jacques, anh chàng theo thuyết định mệnh của Denis Diderot chẳng hề có tên họ và thầy của anh ta chẳng có họ mà cũng chẳng có tên. Đến Panurge, nhân vật vĩ đại hàng đầu trong tiểu thuyết từng biết ở Châu Âu của nhà văn Pháp Rabelais thì chẳng biết là tên hay họ nữa, hay chính xác đó là những cái họ không có tên, những cái tên không có họ, không còn là những cái tên nữa mà là những kí hiệu.

Nhân vật của Kafka từ một cái tên, sau đó chỉ còn là một kí tự, thậm chí không có tên, chỉ là những danh từ chung. Trong Hóa thân, nhân vật chính có đầy đủ cả tên họ – Gregor Samsa, đến Vụ án thì nhân vật là Joseph K. và sang Lâu đài thì nhân vật chỉ còn là K – một kí tự hết sức ngắn gọn, cô đúc và đơn giản; rồi hoàn toàn không có tên: tôi, ông tôi, chàng trai (Làng gần nhất), người nghệ sĩ nhịn đói (Nghệ sĩ nhịn đói), tôi (tức người thầy thuốc nông thôn trong truyện ngắn Người thầy thuốc nông thôn ), anh thanh niên (Người thầy thuốc nông thôn) …

Phải chăng từ cái tên gọi của nhân vật, Kafka muốn nói lên mối quan hệ giữa các nhân vật với người thân và gia đình? Gregor Samsa trong Hoá thân có tên họ đầy đủ là biểu hiện của một gia đình đầy đủ bố mẹ và em gái. Rồi đến Joseph K., chỉ có một cái tên còn họ chỉ là một kí tự, phải chăng đó là biểu hiện của một nhân vật với một gia đình không mấy toàn vẹn. Hình ảnh gia đình cứ mờ đi, chỉ còn một ông chú và một cô em họ xa xôi. (Song nghịch lí ở chỗ vụ án của K. chỉ liên quan đến mỗi mình K. nhưng nếu K. vì thế mà bị xoá sổ khỏi xã hội thì cũng đồng nghĩa với việc cả cái dòng họ không hề được nhắc đến trong cuốn Vụ án cũng bị xoá sổ theo.) Chưa hết, nhân vật K. trong cuốn Lâu đài với độc một kí tự là hình ảnh con người cô đơn, trơ trọi trước cuộc đời. Ở đây không còn bóng dáng gia đình nữa, nếu có chăng chỉ là cái hình ảnh quê hương đầy kỉ niệm mà anh da diết nhớ trên cuộc hành trình tuyệt vọng tìm đến lâu đài. Đoạn văn đầy chất thơ mà đượm một nỗi buồn khắc khoải: “Họ cứ đi mà K. không biết là đi đâu, chàng không tài nào định hướng nổi. K. không còn biết là họ đã đi quá nhà thờ chưa? Việc đi bộ đơn điệu càng làm chàng mệt mỏi, không làm chủ được những ý nghĩ của mình: những ý nghĩ thay vì hướng tới mục đích, lại rối tung lên. Chàng da diết nhớ quê hương đầy ắp những kỉ niệm. (…) Lúc đó K. cảm thấy chiến công ấy tăng thêm sức mạnh cho chàng suốt cả cuộc đời. Mà cảm giác đó đây phải là vớ vẩn, vì cho đến lúc này đây, sau nhiều năm trôi qua, nó lại đến giúp chàng, bên cạnh Barnabás, trong đêm tuyết phủ.” (7/ 335) Những đoạn văn như thế

62 này thực sự hiếm hoi trong văn Kafka nhưng nó khắc hoạ tận cùng nỗi cô đơn của con người lạc lõng giữa tha nhân mà không biết tìm đâu một mối dây thân mật.

Như vậy, những nhân vật không có quá khứ, không hình hài, không diện mạo, không có tính cách, đến nỗi cái tên chỉ được rút gọn đến tối thiểu trở thành kiểu nhân vật đặc trưng trong sáng tác của Kafka. Kiểu nhân vật đó khiến người đọc cảm tưởng cái hiện thực đầy rẫy trong truyện bị chặt vụn ra chỉ để xây lên một sự phi lý khiến người đọc phải bối rối như đứng trước những bức hoạ kì lạ của Picasso, M. Challgan. Một mô típ “phản nhân vật” rất rõ nét. Một trạng thái tồn tại của con người mà anh ta chỉ có thể hỏi “Ta là ai?” chứ không bao giờ có cơ hội cho câu hỏi “Tại sao?” trước một cánh cửa đóng không chìa khoá.

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)