5. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho chủng tộc Do Thái
Khi nói về Kafka, người ta thường nói đó là nhà văn Séc gốc Do Thái, viết bằng tiếng Đức..
Kafka sinh năm 1883 trong một gia đình gốc Do Thái đã bắt đầu được đồng hóa, tức là đã bắt đầu có sự hoà nhập từng bước vào cộng đồng các dân tộc châu Âu. Lúc trẻ, Kafka không mấy quan tâm đến gốc rễ Do Thái của mình, cho dù gia đình ông vẫn vào đền tham dự các buổi lễ quan trọng của Do Thái giáo. Nhưng theo đa số các nhà nghiên cứu Do Thái hiện nay, Kafka càng trưởng thành càng cảm thấy mình lạc loài, như người mất gốc, mất lai lịch.
Thực tế người Do Thái đã di dân sang châu Âu từ ngàn năm trưóc, nhưng trong đế chế Áo - Hung, phải đợi đến 1848, tức là 35 năm trước khi
28 Franz Kafka ra đời, cộng đồng người Do Thái mới được công nhận quyền bình đẳng. Trước 1848, người Do Thái bị đàn áp, khống chế rất dã man. Điểm quan trọng ở đây là Kafka đại diện cho thế hệ thứ hai, kể từ khi người Do Thái được đồng hóa, trong khi ông cụ nội của Kafka còn phải bị lưu đầy, suýt không được quyền lập gia đình, nếu sự kiện 1848 không diễn ra. Hoàn cảnh này không thể không ảnh hưởng đến sự hình thành của tâm thức Kafka. Gốc gác này còn hiển hiện trong Nhật ký của Kafka. Năm 1911, ông viết : “Tôi tên là Amschel trong tiếng Hebreu (Do Thái) như ông cụ nội của mẹ tôi”.
Praha vào đầu thế kỷ 20 cũng là một thủ đô đa sắc tộc với ba cộng đồng chung sống tại đây, người Tiệp là đông nhất, cư dân Đức thì giàu có và thiểu số người Do Thái. Nhưng tiếng Đức là ngôn ngữ chính thống của đế chế Áo - Hung. Bởi vậy, người Do Thái Praha thuộc thành phần khá giả, như gia đình Kafka, cho con học tiếng Đức để mong thăng tiến trong xã hội. Tuy nhiên, sự kỳ thị, bài xích người Do Thái vẫn tiềm ẩn trong các xã hội Âu châu đương thời.
Một dấu hiệu khác cần quan tâm là Kafka về cuối đời, nảy sinh ý định di tản sang Palestine, nơi người Do Thái xem là quê hương lịch sử của mình. Tất cả những người bạn của Kafka đều mang gốc gác Do Thái, như Max Brod. Sau này, Max Brod đã định cư tại Palestine và viết lời đề bạt cho những tác phẩm của Kafka.
Với cái gốc gác Do Thái, với số phận đặc biệt của chủng tộc người Do Thái thì việc Kafka quan tâm đến sự sinh tồn của chủng tộc cũng là điều dễ hiểu.
Hóa thân, xuất bản năm 1915, đã trở thành kinh điển với nhân vật Gregor Samsa, một sớm thức giấc, chợt thấy mình hóa thân thành một con bọ khổng lồ.
Tác phẩm mở đầu với những dòng lạ lùng:
“Một sáng tỉnh giấc băn khoăn, Gregor Samsa nằm trên giường thấy mình biến thành một côn trùng khổng lồ. Lưng anh rắn như thể được bọc kín
bằng giáp sắt, anh nằm ngửa dợm nhấc đầu lên và nhìn thấy bụng mình khum tròn, nâu bóng, phân chia làm nhiều đốt cong cứng đờ; tấm chăn bông đắp trên bụng đã bị xô lệch, gần tuột hẳn. Chân anh nhiều ra, mảnh khảnh đến thảm hại so với phần còn lại của thân hình to đùng, vung vẩy bất lực trước mắt anh.” (7/ 15)
Còn đây là bàn tiếng Anh: “As Gregor Samsa awoke one morning from uneasy dreams he found himself transformed in his bed into a gigantic insect …”
Bản tiếng Anh còn có thêm cụm từ “from uneasy dreams” có nghĩa Gregor thức giấc sau những giấc mơ khó khăn, khủng khiếp. Và điều đó như là những dự cảm cho hiện thực kinh hoàng anh phải đón nhận khi thức giấc.
Phản ứng đầu tiên của Samsa là câu hỏi: “Mình làm sao thế này?” Anh biết rằng đây không phải là chiêm bao, tất cả xung quanh anh vẫn hết sức bình thường, một thế giới người bình thường. “Vẫn là gian phòng yên tĩnh của anh giữa bốn bức tường quen thuộc; một phòng ngủ bình thường trong thế giới loài người, chỉ có điều hơi nhỏ hẹp mà thôi. Bên trên chiếc bàn đầy những mẫu vải vóc quảng cáo đủ loại – Samsa làm nghề chào hàng - vẫn còn treo bức tranh mà gần đây anh đã cắt ra từ một tờ hoạ báo và đem chưng trong một chiếc khung mạ vàng xinh xắn. Tranh vẽ một ngưòi đàn bà đội mũ lông thú, quàng khăn lông thú, ngồi thẳng ngưòi và phô ra cho khách chiêm ngưỡng một chiếc bao tay to tướng bằng lông thú phủ kín đến tận khuỷu”. (7/ 15) Không gian cá nhân là căn phòng của anh đang rất bình thường như bao ngày. Và bên ngoài cửa sổ, cho dù những giọt mưa đang lộp bộp rơi trên máng xối và bầu trời âm u vần vũ thì đó cũng là những hình ảnh hết sức hợp lí của một cuộc sống bình thường. Chỉ có duy nhất một sự vô lí là anh không thể nằm nghiêng bên phải để ngủ như thói quen và anh cũng không thể trở mình được.
30 Cả nhà kinh sợ, ghê tởm, xa lánh anh. Dù trước đó anh đã vắt kiệt sức lực để cho bố mẹ và em gái một cuộc sống đủ đầy. Anh còn nuôi ước mơ cho em gái đi học nhạc viện để phát triển khiếu âm nhạc. Nhưng mọi chuyện đã kết thúc vào buổi sáng định mệnh ấy, kết thúc giấc mơ của anh, kết thúc sự cố gắng của anh, kết thúc công việc và kết thúc kiếp người của anh. Và kiếp bọ của Gregor bắt đầu.
Em gái Gregor, người duy nhất giữ được bình tĩnh trong gia đình và hàng ngày nhận về mình nhiệm vụ mang thức ăn và dọn dẹp phòng cho anh. Nhưng sau này đó không còn là điều cô quan tâm nữa. Cô làm chiếu cố, lấy lệ và “không ai có thể làm vội vàng, cẩu thả hơn cô được”. Thậm chí ông Samsa còn cấm con gái mình không được quét dọn phòng Gregor nữa. Và cuối cùng cũng đến một ngày không ai trong gia đình anh muốn quan tâm đến anh. Mọi việc dồn hết cho bà giúp việc. Thậm chí việc đi quẳng cái xác anh cũng là do bà ta làm. Và bà ta thản nhiên gọi Gregor bằng những lời lẽ mà hiển nhiên bà coi là thân thiện: “Nào, lại đây nào, con bọ hung kia!” hay “Nhìn cái con bọ hung này mà xem!” Cả gia đình không còn bận tâm đến chuyện Gregor ăn gì, không hề bận tâm phòng ăn như thế nào. Thậm chí họ hoàn toàn quên sự có mặt của anh hoặc không coi sự có mặt của anh trong căn phòng của chính anh là quan trọng nên họ biến nó thành cái nhà kho.
Thực tế lịch sử đã chứng minh ác mộng của Kafka đã biến thành sự thật. Dưới thời Đức quốc xã, có đến 6 triệu người Do Thái bị lùa vào lò thiêu với lời chửi rủa: “Chúng mày là loài sâu bọ.” Nhiều người thân của Kafka đã không tránh khỏi lò thiêu Đức quốc xã. Milena, người tình của Kafka đã chết trong một trại tập trung của phát xít Đức. Mối đe dọa diệt chủng trong những bức thư của Kafka gửi đến Milena và Max Brod sau này được công bố, cho thấy Kafka đã ít nhiều linh cảm được tai họa này. Ở đây, các phê bình thuộc trường phái này còn minh chứng truyện ngắn “Trại tù”, báo hiệu cho thời đại diệt chủng mà Kafka đã tỉnh táo giải mã.
Hành trình vô vọng của K. trong Lâu đài phải chăng là cái định mệnh vô vọng truyền kiếp của dân tộc Do Thái. K. là kẻ ngoại cuộc, người lưu vong không tìm thấy nơi đâu chốn an toàn. Tòa nhà cứ sờ sờ trước mắt, nhưng K. không tài nào tìm được ngõ vào. Lần đầu, con đường tưởng chừng dẫn vào cổng Lâu đài, thì quanh co lại đưa K trở về khởi điểm. Có lần, tìm được người chỉ đường, thì K quá mệt mỏi, chợp mắt ngủ một giấc. Càng tìm hiểu và quan sát Lâu đài, K càng cảm thấy mình lạc lối trong mờ bòng bong nghi vấn và lời nói dối.
Vụ án của Joseph K. trong cuốn Vụ án thì không chỉ giới hạn trong cuộc đời bị cáo. Họ hàng duy nhất của bị cáo xuất hiện, đi lại trong tác phẩm là ông chú, ấy thế mà nếu thua vụ này thì nó lại có ảnh hưởng tiêu cực khôn lường đến cả dòng họ. “Tao yên tâm thế nào được, - ông chú kêu lên, - mày hãy nghĩ đến bản than mày, đến cha mẹ mày, đến thanh danh của chúng ta, từ trước đến nay, mày là niềm vinh dự của chúng ta, mày không thể thành nỗi nhục nhã của chúng ta được.” (7/ 165) Và hậu quả cuối cùng cho sự thất bại này, theo lời ông chú: “Mày bị xoá tên khỏi xã hội, và cả họ hàng bà con của mày nữa; dù thế nào thì đó cũng sẽ là điều nhục nhã tệ hại nhất.” (7/ 168) Như thế là tội lỗi của một người Do Thái chứa đựng những tội lỗi của những người Do Thái thuộc mọi thời đại.
2.3.2. Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho sự tha hoá
Khái niệm tha hoá trong triết học được định nghĩa như sau: “Tình trạng xã hội trong đó những sản phẩm, quan hệ và thể chế là kết quả hoạt động của con người biến thành những lực lượng độc lập và xa lạ với họ, thống trị họ và thù địch với họ.” (24/ 429)
Trong lịch sử triết học, khái niệm tha hoá xuất phát từ triết học Hêghen (ý niệm tuyệt đối tự tha hoá) và Feuerbach (con người tự tha hoá với bản chất của mình). C. Mác và F. Ănghen cho khái niệm tha hoá những cơ sở và
32 nguyên nhân xã hội, đặc biệt qua sự phân tách quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong tiếng Anh, alienation có nghĩa là sự làm cho xa lánh, ghét bỏ, sự xa lánh. Như vậy, tha hoá không chỉ có nghĩa sự tha hoá của bản thân đối tượng mà còn là sự tha hoá của các mối quan hệ giữa đối tượng đó và các đối tượng lien quan.
Tha hoá trở thành đề tài phổ biến của văn học hiện đại chủ nghĩa. Có thể dễ dàng tìm thấy môtíp này trong truyện ngắn Cái chết (The Dead) của James Joyce, trong tiểu thuyết ngắn Trái tim của bóng tối (Heart of Darkness) của Joseph Conrad, trong Vùng đất hoang (The Waste Land) của nhà thơ T.S. Eliot. “Mỗi tác phẩm gợi lên ý niệm hoặc cảm giác đơn nhất và duy nhất về sự tha hoá.”(1)
(73)
Như đã nói ở trên, không thể tách Kafka khỏi mĩ học và nghệ thuật hiện đại. Khi đó, ta nhận ra nhân vật của Kafka là nhân vật tha hoá của bi kịch hiện đại.
Bi kịch hiện đại của phương Tây là thứ bi kịch dựa trên triết lí bi đát. Triết lí bi đát của nghệ thuật phương Tây hiện đại lại dựa trên quan niệm về sự thoả hiệp đau thương không tránh khỏi của con người với thực tại nghiệt ngã và bạo tàn. Vì vậy, nghệ thuật ấy chỉ có thể xây dựng những con người bị tha hoá một cách tồi tệ.
Có hai kiểu nhân vật tha hoá của bi kịch hiện đại, đó là con người vỡ mộng và con người nhỏ bé.
Con người vỡ mộng là những người lúc đầu có chút lí tưởng sống, muốn xông pha với đời, nhưng rồi dần dần họ mất hết niềm tin và bị vùi dập bởi cái lí tưởng cá nhân mỏng manh kia không chống chọi nổi hoàn cảnh khốc liệt. Cái mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội là không sao giải quyết nổi.
(1)
Con người nhỏ bé là bi kịch thê thảm, chua chát. Trong bi kịch này, con người sống giữa những tha nhân mà không tìm đâu ra một tấm lòng ưu ái. Như vậy, dưới cái nhìn mĩ học, nhân vật của Kafka là nhân vật mang bi kịch tha hoá của con người nhỏ bé.
Theo quan điểm Mác-xít thông dụng, nhân vật của Kafka là biểu tượng cho sự tha hoá của con người hiện đại.
Sinh thời, những tác phẩm của Kafka không được dư luận chú ý và phải sau chiến tranh thế giới thứ hai chúng mới trở nên nổi tiếng bởi chưa có một nhà văn nào cùng thời dự cảm cho ta thấy rõ nỗi cô đơn, sự bất an của cái tôi, sự xa lạ của thế giới như trong những tác phẩm của Kafka.
Vì thế, người ta bắt gặp đầy rẫy trong truyện Kafka những nhân vật méo mó, dị dạng, không còn là mình.
Nhân vật làm nghề "nhịn đói" cho công chúng thưởng thức trong tác phẩm Vô địch nhịn ăn: "... Gã tuyệt thực đi quá xa. Nhưng điều đó nguy hiểm, sự nguy hiểm hiển hiện trong bất cứ thao tác nào của nghệ thuật: bạn phải chấp nhận hiến dâng cuộc đời mình. Sau cùng, nghệ thuật tuyệt thực có thể được hiểu như là nghệ thuật hiện sinh. Nó là cách thế nhìn thẳng vào mặt cái chết, và cái chết theo tôi có nghĩa là cái chết trong đó chúng ta ngày nay đang sống: không Thượng đế, không hi vọng được cứu rỗi. Chết tức là chấm dứt đời sống cách đột ngột và phi lí." (Paul Auster)
Việc tuyệt thực, nhất là vào giai đoạn cuối, khiến người nghệ sĩ hành xử như một con vật, bắt đầu túm lấy chấn song mà lắc như một con thú làm cho mọi người phải hoảng sợ.
Cái lồng của người nghệ sĩ cũng được đặt gần những chuồng thú thực sự. Và anh phải cạnh tranh với chúng để giành giật ánh nhìn của khán giả, chưa kể việc ở cạnh chuồng thú gây cho anh biết bao phiền toái. “Về sau, đôi khi chàng nghệ sĩ diễn trò nhịn đói đã tự nhủ rằng có lẽ tốt hơn là cũi của anh không nên để quá gần chuồng thú như thế này. Như thể người xem sẽ quá dễ dàng chọn lựa cảnh xem thú hơn, đó là chưa kể đến một điều, là mùi hôi của
34 thú vật, tiếng động ban đêm của chúng, việc chuyên chở thịt sống đi qua ngay trước mũi anh, cùng những tiếng gầm của thú vật khi chúng ăn, tất cả đã làm anh không ngừng vô cùng đau khổ.” (7/ 769) Nhưng đỉnh điểm của sự tha hoá nằm ở chỗ, thậm chí người nghệ sĩ nhịn ăn cũng không bằng một con thú. Vì lí do để mọi người vào rạp xiếc xem là bầy thú chứ không phải xem trò nhịn đói. Và người nghệ sĩ còn sợ rằng anh là vật cản đường của khán giả đến xem những con vật kia. Bởi vậy, anh không than phiền gì với ban lãnh đạo về việc phải ở gần những con vật. Mà thực ra, trong toàn bộ câu chuyện người ta không hề thấy anh bày tỏ bất kể một điều gì về môi trường làm việc thú vật của mình. Hay nói đúng hơn là anh không dám. Anh đã hoàn toàn bị lãng quên. Đến khi người ta sực nhớ ra anh thì cũng là lúc người ta chôn anh một cách lạnh lùng cùng với đống rơm mục nát. Còn cái cũi thì giữ lại để nhốt một con báo, vì nó còn tốt, và chắc chắn con báo nào sẽ hút khách tham quan hơn, cái lồng cũng được đem vào sử dụng một cách hữu ích hơn.
Đọc Vô địch nhịn ăn người ta thấy nhân tính tha hoá đến tận cùng và chính người nghệ sĩ cũng tha hoá đến tận cùng. Tác phẩm cũng là một ẩn dụ về hình ảnh vị trí của người nghệ sĩ trong xã hội, một xã hội mà nguyên tính là cái Ác ngày càng trở nên mọi rợ.
Như ý kiến của JM Stam, mỗi tác phẩm gợi lên ý niệm hoặc cảm giác đơn nhất và duy nhất về sự tha hoá, bởi thế, Hoá thân của Kafka lại là một dạng thức khác của sự tha hoá. Việc Gregor một sáng bình thường tỉnh giấc thấy mình không còn trong nhân hình là biểu hiện đỉnh cao của sự tha hoá ấy. Không còn là người có nghĩa là Gregor cũng không ăn thức ăn của người. Những thức ăn tươi ngon lại chẳng có sức hấp dẫn nào với anh, thậm chí anh còn không chịu nổi mùi của chúng. Món khoái khẩu bây giờ lại là rau đã héo ủng, những mẩu xương thừa, thứ nước sốt để lâu đã đặc sệt lại, pho mát đã hư ôi … và nước lã thay cho sữa.
Đến cái vết thương của Gregor bây giờ cũng không còn mang “tính