Chủ đề mê cung

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 76 - 78)

Hành trình tìm đường đến lâu đài để xin giấy lưu trú tại làng của K. trong Lâu đài và hành trình đi tìm toà án, quan toà của Joseph K trong Vụ án

thực sự là sự lạc lối, đem đến không ít hoảng loạn. “Chàng tiếp tục đi về phía trước, nhưng đường còn rất dài, hoá ra con đường chính của làng lại không dẫn lên quả đồi có Lâu đài, mà chỉ dẫn đến gần đó, rồi như cố ý, nó rẽ ngang, không bỏ xa Lâu đài mà cũng không dẫn đến gần. K. nóng lòng mong sao con đường sẽ hướng về phía Lâu đài, vì thế chàng tiếp tục đi. Chắc chắn do đã mệt nên chàng không muốn tránh con đường đó, nhưng chàng hết sức ngạc nhiên thấy cái làng này mới dài làm sao, đi mãi cũng không hết. Những ngôi nhà nhỏ nối đuôi nhau vô tận với những con mắt cửa sổ đã đóng băng. Khắp nơi đều có tuyết, nhưng không ở đâu có một bóng người. K. đành rời con đường hấp dẫn đó, rẽ vào một cái ngõ hẹp, ở đây tuyết phủ dày hơn. Chân ngập trong tuyết nên mỗi bước đi đều làm chàng mệt mỏi, ê chề. Mồ hôi vã ra, chàng bỗng dừng lại, không thể đi tiếp được. (6/ 313)

Hệ thống hành chính là một mê cung bất tận. Và hài hước nhất là chính những người trong bộ máy hành chính đó cũng nhận thức được tính chất mê cung của nó nhưng họ cho đó là việc rất bình thường. Nhầm lẫn tai hại ảnh hưởng đến cả một đời con người, với họ cũng chỉ là những nhầm lẫn nho nhỏ. Cái văn phòng có vẻ cũng không lớn lắm kia thực chất là một mê cung bất tận: “Trong cái văn phòng lớn như của bá tước, có thể xảy ra việc ban này cần cái này, ban kia cần cái kia, ban này không biết đến chỉ thị của ban kia, cho dù sự kiểm tra của cấp trên là hết sức chính xác nhưng thực chất lại diễn ra quá muộn, cho nên luôn luôn có thể xảy ra một sự lộn xộn nho nhỏ” (7/ 370)

K. có lẽ đã nhận ra được phần nào cái bộ máy hành chính mà anh đã mải mê muốn tìm kiếm và tiếp cận khi nghe những lời trưởng thôn nói, và đó

cũng là lần đầu tiên K. biết về lí do mình có mặt ở cái làng thậm chí còn không có tên trên bản đồ này, tất cả chỉ là sự nhầm lẫn của hệ thống hành chính quan liêu: “Còn bây giờ tôi muốn nhắc tới một đặc điểm của bộ máy hành chính của chúng tôi: nó chính xác bao nhiêu thì cũng nhạy cảm bấy nhiêu. Nếu người ta xem xét rất lâu một việc nào đó thì trước khi xem xét xong, đột nhiên trong nháy mắt ở một cấp bất ngờ nhất - về sau đó có thể biết được là cấp nào - bỗng đưa ra một quyết định cuối cùng, kết thúc vụ việc.” (7/ 380). Và cuối cùng, chính K. cũng tự mình rút ra một kết luận cho tình trạng bi đát của mình: “Từ những việc trên có thể rút ra kết luận cuối cùng là toàn bộ vụ việc này, ngoài chuyện đuổi tôi đi, là cực kì mập mờ và phức tạp, - K. nói.” (7/ 386) Nhưng phi lí ở chỗ mặc dầu ý thức được sự mập mờ, phức tạp của vấn đề mà K. vẫn không chịu thoát khỏi cái mê cung đó, mà càng dấn thân vào K. càng lạc lối.

Hệ thống luật pháp trong Vụ án cũng giống như bộ máy hành chính trong Lâu đài, thực chất là một biểu hiện khác của mê cung toàn trị.

Joseph K. nhận được một cuộc điện thoại người ta cho biết địa chỉ anh buộc phải tới để hỏi cung, đó là một toà nhà xa xôi tại một phố ngoại ô K. chưa đến bao giờ, và cũng không hề cho biết K. phải đến vào giờ nào. Từ đó, hành trình đi tìm toà án và thẩm phán của K. thực sự là một mê cung, mê cung của những không gian không có đích đến, mê cung của biết bao con người mà không thể tìm được một ai chịu trách nhiệm chính trong việc xét xử vụ án của K. Sau đây là cái hành trình bất tận của K. trong lần đầu tiên tìm đến nơi anh bị hỏi cung: “Anh nghĩ có lẽ sẽ nhận ra toà nhà từ xa qua một dấu hiệu nào đấy mà anh chưa hề hình dung trong óc hoặc có người tấp nập ở các cửa ra vào. Nhưng đến thành phố Xanh Juyn, nơi có địa chỉ toà nhà, anh dừng lại một lát, chỉ thấy hai bên những dãy nhà cao xam xám một kiểu giống nhau, những khối nhà tồi tàn cho người nghèo thuê. (…) K. đã tiến vào đến cầu thang thì bỗng dừng lại khi thấy còn có ba cầu thang khác nữa, không kể một lối đi hẹp có lẽ thông sang cái sân thứ hai. (…) Lên đến tầng gác thứ nhất

74 anh mới bắt đầu thực sự tìm kiếm. (…) Lên đến tầng gác thứ năm, anh quyết định thôi không tìm kiếm nữa. (7/ 108 – 111)

Cái tôn ti của ngành tư pháp trở thành một mê cung hoàn hảo bao gồm vô vàn thứ bậc, trong đó ngay cả những người am hiểu cũng vất vả mới mò mẫm ra.

Như vậy, chủ đề lớn nhất của Kafka là chủ đề về tổ chức xã hội mê cung trong đó con người bị lạc lối và đi đến chỗ chết. Và để khắc hoạ chủ đề mê cung, Kafka không sợ trùng ngôn. Hay nói cách khác, K. sử dụng ngôn ngữ như một thủ pháp nghệ thuật để thể hiện chủ đề mê cung. (Về vấn đề này chíng tôi sẽ nói cụ thể hơn ở phần ngôn ngữ)

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 76 - 78)