5. Cấu trúc của luận văn
2.2. Loại hình nhân vật biểu tượng
Trước khi tìm hiểu nhân vật biểu tượng trong tác phẩm văn học, chúng tôi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ thuật ngữ “biểu tượng” và “tượng trưng”.
Theo Từ điển triết học giản yếu, biểu tượng (tiếng Nga: predstavlenie, tiếng Anh: idea, representation; tiếng Đức: Vorstellung; tiếng Pháp:
représentation) là “hình ảnh của sự vật còn lưu lại trong óc khi sự vật không còn trực tiếp tác động đến các giác quan ta nữa. Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở tri giác, nhưng khác với tri giác; - biểu tượng không còn phản ánh tập hợp các thuộc tính của sự vật một cách đồng đều nữa, mà trước hết nó giữ lại những thuộc tính, những đặc điểm quan trọng nhất, gây ấn tượng nhất về sự vật. Như vậy, ở biểu tượng đã xuất hiện các yếu tố của sự phản ánh khái quát. Vì thế có thể coi biểu tượng là khâu trung gian nối tiếp giai đoạn nhận thức cảm tính với giai đoạn nhận thức lí tính.” (24/ 46, 47).
Ở mục từ “tượng trưng” (tiếng Nga: simbol, tiếng Anh: symbol, tiếng Đức: symbol, sinnbild, tiếng Pháp: symbole), từ điển triết học viết như sau: “một phương tiện tín hiệu được con người sử dụng trong quá trình sáng tạo văn hoá, nghệ thuật và nhận thức thế giới khách quan. Đặc điểm của tượng trưng là hình ảnh cảm tính của đối tượng được miêu tả; - là đại biểu cho đối tượng, nó biểu đạt một ý nghĩa nhất định; - hình thức của nó không có tính
quy ước, nhưng mối liên hệ giữa hình thức tượng trưng với nội dung biểu đạt không phải là tuỳ tiện.” (24/ 505, 506)
Người viết đồng tình với cách lí giải của từ điển triết học. Nhưng theo người viết, cần dịch ngược lại để phù hợp với thói quen dùng từ, symbol tiếng Anh có nghĩa là biểu tượng và representation dịch là tượng trưng.
Cuốn Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học của hai tác giả Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa đã chia biểu tượng thành ba tác giả Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa đã chia biểu tượng thành ba loại: biểu tượng tâm lí, biểu tượng văn hoá và biểu tượng ngôn từ.
Theo hai tác giả, biểu tượng tâm lí có hai cấp độ; thứ nhất đó là “Kết quả của hoạt động nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn lưu giữ lại trong tư duy khi không còn các kích thích trực tiếp (biểu tượng trực quan); thứ hai đó là “Những ý nghĩa được hình thành thông qua quá trình tưởng tượng dựa trên khả năng nhận thức (bao gồm cả ý thức và vô thức) về những đặc điểm bản chất của đối tượng (biểu tượng phi trực quan). (10/ 266)
Biểu tượng văn hoá là “Những yếu tố (sự vật, hành động, ý niệm…) có khả năng gợi lên những ý nghĩa rộng hơn, sâu hơn chính hình thức biểu hiện cụ thể của nó, tồn tại trong một tập hợp, một hệ thống mang tính đặc trưng của một nền văn hoá (trang phục, tín ngưỡng, hành vi kiêng kị, thần linh …)”
(10/ 266)
Biểu tượng ngôn từ là “tín hiệu ngôn ngữ mà mối quan hệ giữa mặt âm thanh và mặt ý nghĩa là mối quan hệ có lí do (các từ tượng thanh)”. Biểu tượng thi ca cũng thuộc biểu tượng ngôn từ và đó là “những biểu tượng phi trực quan và biểu tượng văn hoá được cấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ”. (9/266, 227)
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới viết với ý tương tự: “biểu tượng rộng lớn hơn cái ý nghĩa được gán cho nó một cách nhân tạo”, “hiệu lực của nó vượt ra ngoài ý nghĩa… Nó đầy gợi cảm và năng động, nó không chỉ vừa biểu hiện theo một cách nào đó vừa tháo dỡ ra”, “cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt”. Trong cuốn sách, các học giả người Pháp cũng nhấn mạnh
24 về bản chất khó xác định và sống động của biểu tượng, về tính năng động biểu tượng và các chức năng của nó. Theo đó, các học giả xác định 9 chức năng của biểu tượng: thăm dò, vật thay thế, trung gian, biểu tượng là lực lượng thống nhất, giáo dục và trị liệu, xã hội hoá, cộng hưởng, chức năng siêu nghiệm, chức năng biến đổi.
Như vậy, mặc dù phân ra làm ba loại biểu tượng nhưng các tác giả Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa hay truy tìm những đặc điểm và chức năng của biểu tượng như các học giả người Pháp thì họ đều thống nhất rằng thực chất giá trị của biểu tượng là khả năng gợi lên những ý nghĩa ngoài nó dựa trên những mối liên hệ có lí do với tín hiệu hình thức trực quan.
Theo đó, nhân vật biểu tượng có thể là một nhân vật quan trọng hoặc thứ yếu trong tác phẩm văn học, có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện hay nhân vật phản diện tuỳ vào từng tác phẩm cụ thể. Đối với nhân vật biểu tượng, điều quan trọng nhất là sự tồn tại của nhân vật đó tượng trưng cho ý niệm hay diện mạo nào đó của xã hội.
Chức năng văn học căn bản của nhân vật biểu tượng là chức năng biểu tượng. Tuy nhiên nhân vật vẫn có thể giữ lại những đặc tính thông thường hoặc những đặc tính hiện thực của nó.
Vì hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật bởi thế nhân vật văn học cũng chính là một trong những hình tượng nghệ thuật giúp nhà văn tái hiện cuộc sống.
Hình tượng nghệ thuật gắn liền một cách mật thiết với cấu trúc ngôn từ trong tác phẩm. Tuy nhiên khi có sự mất cân đối giữa hình tượng nghệ thuật và ý nghĩa ngôn từ, hay nói cách khác sự mất cân đối giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện của hình tượng nghệ thuật dẫn tới sự phá vỡ hình tượng khiến hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa khái quát hơn, lớn hơn, áp đảo đời sống bên trong và trở thành biểu tượng.
Trong bài viết Một số đặc điểm của văn học hiện đại chủ nghĩa (Some Attributes of Modernist Literature), giáo sư John Lye đặc biệt chú trọng đến yếu tố biểu tượng trong văn chương hiện đại chủ nghĩa. Ông cho rằng biểu tượng góp phần phản ánh hiện thực theo cách của nó: “Văn học hiện đại chủ nghĩa được "nhận diện" bằng những mảnh vỡ của dòng hiện thực, của mạch phát triển và của mối quan hệ nguyên nhân - kết quả trong tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa. Theo đó, hiện thực được trình bày thành các lớp lang, đứt đoạn đầy hàm ý. Hay nói cách khác, văn học hiện đại chủ nghĩa là những mảnh vỡ của hiện thực được đặt cạnh nhau và sử dụng nhiều mô típ, biểu tượng.” (1)
(69). Văn học hiện đại “Đưa vào sử dụng một cách bài bản những hiểu biết về kinh nghiệm cá nhân bằng sự phân tích tâm lý, thần thoại, những biểu tượng về hiện thực.” (2)
(69) Giáo sư còn so sánh sự khác biệt về lối viết giữa văn học hiện đại chủ nghĩa với văn học lãng mạn và văn học hiện thực để thấy rằng thực chất thế giới của văn học hiện đại chủ nghĩa là thế giới biểu tượng với phép tu từ ẩn dụ làm vũ khí: “Khai thác thế giới bên trong và thế giới biểu tượng. Thế giới được chuyển vào bên trong và được cấu trúc mang tính biểu tượng hoặc mang tính ẩn dụ. Điều này khác với chủ nghĩa lãng mạn với những sức mạnh siêu việt ở thế giới bên ngoài; khác với chủ nghĩa hiện thực với sự xuất hiện của thế giới mang tính vật chất, tính lịch sử hoặc tính lan truyền. David Lodge trong Những lối viết hiện đại đã cho rằng: “Nếu như lối viết hiện thực chủ nghĩa dựa trên phép hoán dụ hoặc sự liên tưởng thì lối
(1)
Modernist literature is marked by a break with the sequential, developmental, cause-and- effect presentation of the 'reality' of realist fiction, toward a presentation of experience as layered, allusive, discontinuous; the use, to these ends, of fragmentation and juxtaposition, motif, symbol, allusion.
(2)
The use of such structural approaches to experience as psychoanalysis, myth, the symbolic apprehension and comprehension of reality.
26 viết hiện đại chủ nghĩa dựa trên phép ẩn dụ hoặc sự thay thế.” (1)
(69)
Văn học hiện đại chủ nghĩa không chỉ tồn tại nhân vật biểu tượng mà còn tồn tại thời gian biểu tượng. Thực ra, nói một cách nghiêm ngặt, nhân vật biểu tượng ắt phải tồn tại trong thời gian biểu tượng. Thời gian trong văn học hiện đại chủ nghĩa là thứ “thời gian được chuyển vào bên trong, trở thành thời gian tâm lí (thời gian trải nghiệm bên trong) hoặc thời gian biểu tượng (thời gian hoặc thước đo thời gian như là những biểu tượng). Hay nói cách khác, thời gian xuất hiện với tư cách là biểu tượng hơn là hiện thực mang tính lịch sử hay thời gian hỏa xa của chủ nghĩa hiện thực. Trật tự thời gian xáo trộn. Các sự kiện trong những thời gian khác nhau được đặt cạnh nhau.” (2)
(69) Và mục đích cuối cùng của biểu tượng trong văn học hiện đại chủ nghĩa là “khám phá hiện thực ở tầng thấp, cũng như bản thể trần trụi của hiện thực”. (3)
(69)
Người ta bối rối khi xếp Kafka vào các trào lưu văn học ... Thực tế không thể xếp Kafka vào một trào lưu hay khuynh hướng văn học nào cả. Văn
(1)
Time is moved into the interior as well: time becomes psychological time (time as innerly experienced) or symbolic time (time or measures of time as symbols, or time as it accommodates a symbolic rather than a historical reality), not the 'historical' or railway time of realism. Time is used as well more complexly as a structuring device through a movement backwards and forwards through time, the juxtaposing of events of different times, and so forth.
(2)
The search for symbolic ground or an ontological or epistemic ground for reality
(3)
The use of interior or symbolic landscape: the world is moved 'inside', structured symbolically or metaphorically – as opposed to the Romantic interaction with transcendent forces acting through the exterior world, and Realist representations of the exterior world as a physical, historical, contiguous site of experience. David Lodge suggests in Modes of Modern Writing that the realist mode of fiction is based on metonomy, or contiguity, and the modernist mode is based on metaphor, or substitution.
phong của ông gần với chủ nghĩa biểu hiện, nhưng theo quan điểm tư tưởng thì lại có người xếp vào trường phái hiện sinh chủ nghĩa. Nhưng dù hiện sinh hay biểu hiện thì chúng vẫn thuộc chủ nghĩa hiện đại phương Tây, “một trào lưu triết học – mĩ học trong văn nghệ thế kỉ XX, phản ánh sự khủng hoảng của thế giới tư sản và hệ ý thức do nó tạo ra”. (21/ 62, 63)
Như vậy, từ những phần trên, chúng tôi xác định nhân vật biểu tượng là loại hình nhân vật của văn học hiện đại chủ nghĩa, li khai với loại hình nhân vật trong văn xuôi tự sự truyền thống, từ văn học hiện thực tới văn học lãng mạn. Loại hình nhân vật biểu tượng cũng hoàn toàn xa lạ với khái niệm “hình tượng” mà A.Apôtepnia (1835 – 1891) đã xây dựng và càng xa lạ với khái niệm nhân vật điển hình của chủ nghĩa hiện thực. Loại hình nhân vật biểu tượng không cho phép người đọc cảm thụ một cách lười nhác mà phải “thức dậy”, dấn thân giải mã biểu tượng.