Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho sự phi lí

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 53 - 55)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho sự phi lí

Thực ra, cái phi lí không phải đến Kafka mới xuất hiện. Từ F. Rabelais đến các nhà văn lãng mạn như E. T.A.Hoffmann, J. Swift, E. Poe, L. Carroll và ở một số nhà văn hiện đại khác, như là một thủ pháp sáng tác văn học, mà nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân gọi đó là thủ pháp huyễn tưởng phi lí. Nhưng phải đến Kafka, cái phi lí mới trở thành đối tượng nhận thức. Cái phi lí không đơn thuần là một hiện tượng xã hội, mà nó liên quan, thậm chí chi phối vận mệnh của con người, mà muốn tồn tại, con người phải luôn đấu tranh để loại trừ nó.

Cái phi lí nằm ngay trong bản chất của sự sinh tồn. Một con vật cố tự đào cho mình một cái hang thật sâu để tìm kiếm sự an toàn cho bản thân,

50 nhưng ngay trong thế giới ngầm đó nó vẫn bắt gặp những địch thủ tiềm tàng khác có nguy cơ phá tan sự yên tĩnh của nó (Hang ổ). “Tôi không chỉ có kẻ thù ở trên mặt đất, chúng còn có mặt cả dưới lòng đất nữa. Tôi chưa bao giờ thấy chúng, nhưng những câu chuyện hoang đường đã nhắc đến chúng và tôi rất tin vào những chuyện đó. Đó là những linh hồn sống dưới đất; bản thân câu chuyện hoang đường không thể mô tả được chúng, còn chính các nạn nhân của chúng lại chưa bao giờ nhìn thấy chúng; chúng đang đi lùng sục, ta có thể nghe thấy tiếng móng vuốt của chúng cào đất ngay dưới chân ta; lúc đó thì coi như ta đã hết đời rồi”. (7/ 656) Như vậy, mặc dù chưa bao giờ nhìn thấy kẻ thù nhưng con vật cứ mang một nỗi lo sợ tưởng tượng và cái nỗi bất an đó huỷ hoại cuộc sống bình yên của nó trong một cái hang yên tĩnh và êm ái.

Vô địch nhịn ăn là một ẩn dụ về vị trí của người nghệ sĩ, một ẩn dụ phi lí. Nhà vô địch tìm kiếm sự phi lí trong trò diễn nghệ thuật nhịn ăn chỉ để phủ nhận một sự phi lí khác của cuộc đời: sự bất khả dung hoà giữa nghệ sĩ với thế giới bên ngoài.

Việc Gregor mang cả một gánh nặng phi lí trên người trong một buổi sáng bình thường là cả một khối bi kịch của kiếp người. Nhưng còn phi lí hơn khi kẻ mang gánh nặng phi lí ấy lại không truy cứu cái nguyên nhân mà chỉ nghĩ làm sao sống hợp lí với cái thứ phi lí đó (Hoá thân).

Hành trình của K. tìm đến lâu đài là cuộc hành trình mong nhận được tờ giấy lưu trú ở làng, để chàng có thể tự do đi lại. Nhưng càng dấn thân vào cuộc hành trình đó, càng đi tìm tự do thì K. càng bị mất các mối dây liên hệ với những người xung quanh. Đó là tự do. Nhưng tự do một cách tuyệt vọng. Bởi tự do có nghĩa lí gì khi anh tồn tại như một người thừa trong cộng đồng. “K. cảm thấy người ta đã cắt đứt mọi mối quan hệ với chàng và giờ đây tất nhiên chàng tự do hơn bao giờ hết, chàng có thể chờ đợi cho đến khi chàng muốn ở một nơi mà đối với chàng là cấm địa. (…) Nhưng đồng thời – và niềm tin này của chàng ít ra cũng mãnh liệt – không có cái gì vô nghĩa hơn,

không có cái gì tuyệt vọng hơn sự tự do, sự chờ đợi, và sự bất khả xâm phạm này.” (7/ 423)

Một phần của tài liệu Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)