5. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật là “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó.” (21/ 229)
Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn thực chất là một phạm trù nghệ thuật thẩm mĩ. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật, kể ra, miêu tả ra nhân vật theo cách hình dung, cảm nhận của mình. Muốn khám phá sự cảm nhận con người tới mức độ nào thì cần khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện trong hình thức miêu tả nhân vật.
3.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Kafka
Như đã nói ở trên, mặc dù Kafka là hiện tượng tới hạn và không lặp lại nhưng không thể tách văn chương Kafka khỏi lịch sử mĩ học. Trong một bức thư gửi Max Brod năm 1913, Kafka đã gọi Kierkegaard là “bạn” vì chính
Kafka phần nào chịu ảnh hưởng của triết học hiện sinh Kierkegaard, đó là quan điểm triết học bi quan về sự sinh tồn.
Không ít người thắc mắc tại sao những trang văn của Kafka lại có sức hấp dẫn bất tận đến vậy, khi nó không viết về tình yêu, không viết về chiến tranh ở tất cả mọi nghĩa của từ này. Câu trả lời là vì Kafka đã phát hiện ra một điều vẫn luôn hiện hữu nhưng người khác không thấy, đó là con người tồn tại với những nỗi lo đời thường. Con người đâu phải là thánh. Mỗi một ngày sống là họ phải bận bịu với những điều tưởng chừng nhỏ nhặt trong đời. Nhưng đó mới là cuộc sống.
Gregor là con cả trong gia đình có hai anh em, bố mẹ đều già yếu, hơn nữa ông bố lại bị phá sản. Tất cả mọi mối bận tâm của anh chỉ dành cho gia đình. “Vào dạo đó, ao ước duy nhất của Gregor là làm hết sức mình để giúp gia đình nhanh chóng lãng quên cái tai họa đã phá tan tành công việc kinh doanh của ông bố và ném tất cả vào cảnh tuyệt vọng hoàn toàn. Cho nên anh đã lao đầu vào công việc với một nhiệt tình phi thường và gần như ngay sau đó, thay vì làm một nhân viên quèn, anh đã trở thành một người chào hàng mà đồng lương của nghề này, tất nhiên, khác hẳn – và thành công của anh tức khắc biến thành những đồng tiền tròn trĩnh, xinh xắn mà anh đặt trên bàn trước ánh mắt kinh ngạc và vui sướng của gia đình”. (7/ 39)
Đến khi thành con bọ nằm bẹp trong căn phòng rộng thênh thang thì Gregor vẫn không thôi lo lắng cho gia đình, thậm chí còn lo lắng hơn xưa vì nay người lao động duy nhất, là anh, đã không thể tiếp tục chu cấp cho gia đình được nữa. Anh lo lắng khôn nguôi vì cha mẹ anh giờ đã già, lại bệnh tật còn cô em gái đã quen sung sướng. Làm sao họ có thể tiếp tục sống nếu thiếu những đồng tiền “tròn trĩnh, xinh xắn” của anh. Tiền tiết kiệm (mà ông bố đã giấu anh trong những năm qua) cũng không đủ để gia đình sống mãi trên đống lợi tức của nó. Có lẽ là một năm hoặc cùng lắm là hai năm là họ phải lấy cả vốn gốc ra tiêu. Và thế là hết. “Bố anh hiện giờ tuy còn khỏe mạnh thật nhưng tuổi đã cao rồi, suốt năm năm qua ông không làm một công việc nào
56 hết và không thể trông chờ ông làm lụng gì nhiều, trong năm năm ấy - những năm nhàn hạ đầu tiên trong cuộc đời lao lực nhưng không thành đạt của ông - bố anh đã phát phì ra và trở nên chậm chạp. Còn bà mẹ của Gregor thì làm sao có thể kiếm sống với chứng hen suyễn hành bà ngay cả khi đi lại trong phòng và cứ cách một hôm lại bắt bà nằm dài trên tràng kỉ thở hổn hển bên khung cửa mở rộng? Và em gái anh có thể làm lụng kiếm ăn được chăng trong khi nó chỉ mới mười bảy tuổi đầu, khờ khạo như con nít, cả đời chỉ biết anh sung mặc sướng, ngủ cho đẫy giấc, phụ giúp người nhà, thỉnh thoảng ra phố giải trí, và mê nhất là chơi đàn vĩ cầm?” (7/ 41)
Trong toàn bộ câu chuyện lạ lùng này, người đọc không thấy một dòng suy nghĩ nào Gregor dành cho cuộc sống của riêng anh. Người ta không thấy Gregor suy nghĩ về tiền đồ của riêng anh hay tính đền chuyện phải lấy vợ, sinh con, phải có gia đình nho nhỏ của riêng mình. Tất cả ý chí, tình cảm của Gregor trước và sau khi thành bọ là làm sao kiếm tiền và có tiền nuôi sống cả gia đình và cho cô em vào học nhạc viện. Bởi thế, khi thành bọ, Gregor cũng đâu hề nghĩ đến mình mà vẫn quẩn quanh với những nỗi lo cố hữu đó: “Thoạt đầu, hễ nghe nhắc đến việc cần thiết phải kiếm tiền là Gregor lại buông cánh cửa, gieo mình xuống chiếc tràng kỉ bọc da bên cạnh, và anh nằm gục ở đó, lòng bừng bừng day dứt vì khổ đau và nhục nhã”. (7/ 41)
Nếu như chủ nghĩa hiện thực nhìn con người tha hoá vì hoàn cảnh thì sự tha hoá trong văn học hiện đại chủ nghĩa là sự tha hoá tự thân, bởi đó lá sự tha hoá trong một thế giới mất Chúa, vừa thấy không còn phù hợp với những giá trị truyền thống vừa mất niềm tin, mất ý nghĩa, mất hi vọng vào thế giới hiện tại, đối với tương lai thì chỉ là thái độ thăm dò làm sao để đối mặt với sự mất mát ấy. Bởi thế, Kafka chỉ thấy con người méo mó vì bị tha hoá và biến dạng.
Chặng cuối cùng của sự tha hoá là vật hoá. Bởi thế, Franz Kafka chua chát nhận ra cuộc sống của con người rốt cuộc khổ nhục như một con chó. Kẻ phạm tội trong Trại cải lao có một vẻ thuần thục “như một con chó”, đến nỗi
người ta có cảm tưởng rằng có thể thả cho anh ta đi dạo chơi quanh đồi cho đến khi bắt đầu hành quyết thì chỉ cần huýt sáo là anh ta sẽ chạy về ngay lập tức.”
Kết thúc cuốn Vụ án, trước khi nhắm mắt vĩnh viễn vì màn hành quyết của hai tên đao phủ, K. vẫn kịp nói một câu như để lại nỗi nhục nhã ở đời: “Như một con chó!”
Từ những điều trên, chúng tôi nhận thấy quan niệm nghệ thuật của Kafka về thế giới và con người không được thể hiện trực tiếp và rõ rệt qua các phát ngôn lý thuyết cũng như qua hệ thống hình tượng nhân vật. Tuy nhiên, nhìn tổng thế, người viết rút ra một số nhận xét:
1- Con người trong sáng tác của Kafka không phải là con người nạn nhân vì Kafka không đi tìm thủ phạm, không cắt nghĩa bằng các nguyên nhân xã hội và khai thác yếu tố bi kịch trong số phận của nó.
2- Con người trong sáng tác của Kafka cũng không phải con người xã hội với tính cụ thể lịch sử rõ nét như trong văn học hiện thực chủ nghĩa.
3- Con người trong sáng tác của Kafka cũng không phải là con người cách biệt với hoàn cảnh, sống cao hơn hoàn cảnh, tuyên bố mối thâm thù với hoàn cảnh như trong chủ nghĩa lãng mạn.
4- Nhìn chung, cái thế giới của con người mà Kafka mô tả là một thế giới phi lí, có dấu vết đặc thù của xã hội châu Âu đầu thế kỉ nhưng cũng là thế giới biểu tượng cho cái không gian tồn tại đầy sự phi lí của nhân loại. Vì vậy mà con người trong quan niệm nghệ thuật của Kafka chính là người trong tấn thảm kịch của sự tha hoá, bị diệt vong từng bước theo sự tha hoá của thế giới nhân sinh. Trong quan niệm của Kafka, con người tuy chưa phải là con người của khát vọng tự do, dấn thân sau sự lựa chọn nhưng vẫn không nằm ngoài phạm trù của con người hiện sinh chủ nghĩa.
58