Gợi ý đề bài kiểm tra:

Một phần của tài liệu Ngữ văn 9 kỳ II (Trang 133 - 137)

−Bài tập ngắn : phân tích 1 chi tiết hay 1 đoạn trong truyện

−Một đề TLV ngắn nêu cảm nghĩ về một nhân vật hay phân tích một khía cạnh của chủ đề TP II. Nội dung các phần :

1/ Điền tên tác giả- đúng tên TP:

Tác phẩm Tác giả

2/ Sắp xếp cho thích hợp phần tóm tắt nội dung với tên tác phẩm

Tóm tắt TP Nội dung

3/ Truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ I?

4/ Một số bài tập:

a) Nêu tình huống truyện và ý nghĩa của nó trong truyện ngắn “ Làng”( Kim Lân) Tình huống : Ông Hai nghe tin làng ông theo giặc lập tề từ miệng những người dưới xuôi tản cư lên

Các biểu hiện tâm trạng :

−Nghe tin quá đột ngộtsững sờ

−Tin dữ trở thành nỗi sợ hãi, ám ảnh, day dứt ông

−Suốt ngày quanh quẫn ở nhà , nghe ngóng binh tình bên ngoài đau xót, tủi hổ

Tìm hiểu một số dạng đề TLV có thể kiểm tra

−Hoàn cảnh (đặc biệt): bị liệt nằm 1 chỗ, mọi sinh hoạt đều nhờ vào Liên – vợ anh

−Cảm xúc, suy nghĩ

−Gởi gấm triết lý

Cảm nhận của em về hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ qua 3 nhân vật nữ TNXP

Ý nghĩa : Tác giả đặt ông Hai vào tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông

b) Cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên được miêu tả trong phần đầu của truyện “ Bến quê” ( Nguyễn Minh Châu)

“ Ngoài cửa sổ… đất màu mỡ” ( Mục 2a- bài học)

Bổ sung: Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần xa tạo thành 1 không

gian có chiều sâu rộng và hiện ra với vẻ đẹp riêng mà chỉ có thể cảm nhận được bằng cảm xúc tinh tế (mục a) không gian và cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ

5/ Một số đề TLV:

a. Phân tích nhân vật ông Hai

b. Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh nào? Thuật lại cảm xúc và suy nghĩ Nguyễn Minh Châu gửi gắm triết lý gì về cuộc đời và con người ?

−Bằng trực quan, Nhĩ nhận ra đời mình chẳng còn bao lâu nữa “ Đêm qua … Hôm nay là… nhỉ”

−Nhận ra cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hy sinh thầm lặng của vợ

−Nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật rất đổi bình dị và gần gũi của bãi bồi bên kia sông, cũng hiểu ra mình sắp từ giã cuộc đời bừng dậy 1 niềm khao khát vô vọng là được đặt chân một lần lên…

−Không thể làm được điều mình khao khát, Nhĩ đã nhờ đứa con trai

−Đứa con trai không hiểu miễn cưởng và bị cuốn hút vào trò chơi

Suy ngẫm “ Con người ta trên đường đời … chùng chình…” Gửi gắm triết lý ; Thức tĩnh… −(3) Cảm nhận −( bài ôn tập) E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 1/ HD học bài :

−Nắm vững cấu trúc 3 phần của 1 đề kiểm tra ( gợi ý đã nêu )

−Chú ý tình hống truyện ở các TP còn lại

−Nắm vững nội dung – nghệ thuật mỗi truyện

2/ HD soạn bài :

Rút kinh nghiệm :

TUẦN 33

Tiết 156-157: Con chó bấc

Tiết 158 : Kiểm tra Tiếng Việt Tiết 159 : Luyện tập viết hợp đồng Tiết 160 : Tổng kết văn học nước ngoài NS:

ND: Tuần 33 Tiết 156-157

( TRÍCH “Tiếng gọi nơi hoang dã” – Giắc Lân-đơn)

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :

−Không kiểm tra

B.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

−Hiểu được Giăc Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc bồi dưỡng cho HS lòng yêu thương loài vật

C.CHUẨN BỊ :

HS: đọc kỹ văn bản và tìm hiểu các câu hỏi đọc hiểu văn bản theo SGK GV: SGV, chân dung tác giả, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm

−HS đọc phần chú thích

−Giới thiệu vài nét chính về tác giả

−Văn bản được trích từ đâu? Nội dung TP đề cập điều gì và cách viết về con chó Bấc có gì đặc biệt?( đặc biệt: Con chó Bấc là nhân vật

được nhân cách hoá từ loài vật có những cảm xúc, suy nghĩ giống như con người )

−GV hướng dẫn HS đọc văn bản – GV đọc mẫu 1 đoạn và gọi HS đọc tiếp

−Hãy xác định bố cục bài văn theo trật tự diễn biến cho sẵn ở SGK a, b, c

−HS phát hiện các đoạn tương ứng với mỗi nội dung

−Trong 3 phần, phần nào có độ dài dài nhất? (phần 3)

−Xem xét ở đây, nhà văn muốn nói đến những

I.Giới thiệu: 1/ Tác giả:

−Giắc Lân-đơn(1876- 1916)

−Là nhà văn Mỹ có nhiếu tiểu thuyết nổi tiếng

2/ Tác phẩm:

Bài “…” trích từ tiểu thuyết “ Tiếng gọi nơi hoang dã”

biểu hiện TC của phía nào? ( T/C chó Bấc đối

với chủ)

HĐ2: HD đọc hiểu văn bản

−HS đọc lại đoạn 2(con người biết nói đấy)

−Cách cư xử của Thoát- tơn đối với Bấc có gì đặc biệt?

−Tình cảm của Thoát –tơn biểu hiện qua những chi tiết nào?

−Như vậy, TC của Thoát-tơn giành cho Bấc là tình cảm gì?

−Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, tác giả lại giành một đoạn nói về tình cảm của Thoác-tơn?

( Mục đích: làm sáng tỏ tình cảm của chó Bấc đối với ông chủ nhân từ, hết lòng yêu thương nó…)

HS đọc lại đoạn văn thứ 3

−Tình cảm của chó Bấc với chủ biểu hiện qua những khía cạnh nào? Tìm những chi tiết trong văn bản để chứng minh

Giảng : Nhà văn không nhân cách hoá con chó

Bấc theo kiểu của La-phông-ten, không để cho con vật nói tiếng như người .- Họng nó chỉ rung

lên những âm thanh…Nhưng Thoát-tơn và nhà văn dường như thấu hiểu thế giới tâm hồn của nó.

−Qua lời người kể chuyện ( chứ không có thật) con chó Bấc có những biểu hiện tâm hồn ra sao?

−Hãy nhận xét về năng lực quan sát của nhà văn khi viết đoạn văn này?

(quan sát tinh tế, tài tình, chính xác kết hợp trí

tưởng tượng phong phú, rất đúng với loài chó)

−Điều gì khiến cho tác giả có những nhận xét tinh tế, đi sâu vào “ tâm hồn” của thế giới loài vật như vậy?( Lòng thương yêu loài vật của

ông)

HĐ3: HD tổng kết

−Nêu tóm tắt nghệ thuật, nội dung chính của tác phẩm

−HS đọc ghi nhớ

Bài học em rút ra được qua văn bản này là gì?(

yêu thương loài vật)

II.Tìm hiểu văn bản :

1/ Tình cảm của Thoác-tơn đối với con chó Bấc

−Đối xử với chó Bấc như là con cái của anh, anh xem Bấc như người, như bạn bè

−Các biểu hiện tình cảm đặc biệt : +Chào hỏi thân mật

+Chuyện trò, nói lời vui vẻ

+ Túm chặt đầu Bấc vào đầu mình … rủa yêu

+ Kêu lên trân trọng”Đằng ấy…” Yêu thương trân trọng như đối với con người

2/ Tình cảm của Bấc đối với ông chủ:

a/ Biểu hiện qua cử chỉ, hành động

−cắn vờ

−Nằm phục ở chân Thoác-tơn hàng giờ, mặt háo hức…quan tâm theo dõi

−Nằm xa hơn quan sát

−Bám theo gót chân chủ b/ Biểu hiện qua tâm hồn:

−Trước kia chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy

−Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy

−Tưởng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể

−Không muốn rời Thoác-tơn lo sợ Thoác-tơn biến mất khỏi cuộc đời nó

−Bấc còn nằm mơ, nỗi lo sợ ám ảnh trong cả giấc mơ

III.Tổng kết:

1/ Nghệ thuật: 2/ Nội dung: SGK

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:

−Đọc kỹ lại đoạn trích, tìm hiểu cách viết của nhà văn về loài vật

−Chuẩn bị bài “ Kiểm tra Tiếng Việt”  Rút kinh nghiệm : NS: ND: Tuần 33 Tiết 158

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:

−Không kiểm tra

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

Kiểm tra kiến thức và kỹ năng Tiếng Việt ở HKII

C.CHUẨN BỊ:

HS: Ôn lại các bài Tiếng Việt đã học GV : SGK, SGV, tài liệu tham khảo D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Ôn lý thuyết Tiếng Việt

Ở HKII Ngữ văn 9, phân môn Tiếng Việt em đã học những nội dung gì?

HĐ 2: HD HS giải bài tập ( Một số bài tham khảo)

BT1 : Tìm khởi ngữ và viết lại câu

không có khởi ngữ

BT2 : Tìm thành phần biệt lập và

cho biết công dụng của nó

BT3 : Các từ in đậm có tác dụng liên

kết câu chứa chúng với câu nào? Đó là phép liên kết nào?

Một phần của tài liệu Ngữ văn 9 kỳ II (Trang 133 - 137)