PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỒNG TƯƠNG LAI Ở VIỆT NAM
3.4.3. Các ý kiếnkhác
- Các nhà lập chính sách cần phải xây dựng hệ thống hành lang pháp lý giao dịch các hợp đồng hoán đổi lãi suất đồng bộ cụ thể hơn, nhất là hoàn thiện chế độ kế toán theo chuẩn mực quốc tế (ISA) trong việc ghi nhận và phản ánh các giao dịch phái sinh. Thị trường tài chính – thị trường cơ sở cần phải được phát triển sâu hơn nữa làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển thị trường hoán đổi lãi suất. Bên cạnh đó, cần phải có một hệ thống thông tin ghi nhận và dự báo lãi suất nhanh chóng, chính sách và cập nhật liên tục.
- Các doanh nghiệp, nhất các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cần có sự nhận thức sâu hơn trong việc sử dụng các công cụ phái sinh nhằm mục đích tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, hướng đến phương thức kinh doanh ổn định, vững chắc và lâu dài.
- Ngân hàng sử dụng hoán đổi lãi suất như là một dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như sử dụng cho chính mình, đòi hỏi phải có đội ngũ các nhà quản lý, các dealer chuyên nghiệp được đào tạo bài bản. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có thể xác định hạn mức kinh doanh cho từng dealer nhằm hạn chế rủi roc ho hoạt động này. Các dealer cũng cần tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất cho khách hàng của mình.
- Những sản phẩm hoán đổi lãi suất cần được phát triển từ mức cơ bản như hợp đồng hoán đổi lãi suất thả nổi – cố định trước rồi mới đến các sản phẩm có nghiệp vụ giao dịch phức tạp hơn như hoán đổi tích lũy, hoán đổi cộng dồn, hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo… Tránh trường hợp một sản phẩm được sử dụng nhưng các chủ thể tham gia không nắm rõ cách thức giao dịch, định giá cũng như rủi ro tiềm ẩn mà nó có thể mang lại
KẾT LUẬN
Thị trường tương lai là một dạng thị trường bậc cao của thị trường tài chính, việc tham gia thị trường đòi hỏi các chủ thể phải có những hiểu biết nhất định để có thể bảo vệ quyển lợi cũng như làm lợi tối đa cho chính mình. Vì vậy mà ở Việt Nam do nhiều yếu tố như:
thói quen của các Doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, hạn chế về nguồn tư liệu, hành lang pháp lý và hỗ trợ của Chính phủ vv… mà thị trường tương lai chưa thực sự phát triển; cũng như việc sử dụng các công cụ của thị trường tương lai chưa đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hiện nay, cả nước chỉ có trên dưới 100 doanh nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh, một con số quá khiêm tốn. Một nguyên nhân chính là Việt Nam chưa phát triển mạnh sàn giao dịch hàng hóa. Có chăng chỉ là một vài sàn như sàn cà phê BCEC tại Buôn Ma Thuột, hay Sàn Hàng hóa Việt Nam VNX (giao dịch cà phê, cao su và thép), nhưng giao dịch cũng chưa sôi động. Nghĩa là chưa có đất để hợp đồng tương lai cũng như các công cụ phái sinh khác phát triển. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam chọn tham gia các sàn quốc tế là chính. Tuy nhiên, khi tham gia các sàn giao dịch quốc tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ người chuyên môn cao để phân tích, dự báo xu hướng giá thế giới, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác.
Bài viết này chỉ đưa ra một số kiến thức căn bản về thị trường tương lai qua tham khảo một số tài liệu. Hy vọng nó có thể đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về một dạng thị trường còn khá mới mẻ ở Việt Nam.