Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng vệ rủi ro thịtrường

Một phần của tài liệu Phân tích và quản lý thị trường tương lai (Trang 104 - 108)

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỒNG TƯƠNG LAI Ở VIỆT NAM

3.2Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng vệ rủi ro thịtrường

Hợp đồng tương lai là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả, được doanh nghiệp các nước sử dụng nhiều khi tinh hình kinh tế có nhiều biến động. Trong thị trường hàng hóa, thị trường ngoại hối cũng như thị trường đầu tư tài chính, các doanh nghiệp, tổ chức hay các cá nhân kinh doanh, đầu tư sử dụng hợp đồng tương lai có thể nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ kiếm lợi dựa trên sự suy đoán và biến động của thị trường.

Hợp đồng tương lai được thực hiện tập trung trên sàn của sở giao dịch, giao dịch trên thị trường tương lai và chỉ có các thành viên mới được tham gia giao dịch trong thị trường này. Nếu các nhà đầu tư, các tổ chức không phải là thành viên của sở giao dịch muốn mua hay bán hợp đồng phải thông qua các môi giới. Nên các nhà đầu tư, đầu cơ mua bán không cần

phải biết nhau, chỉ dựa vào uy tín và sự đảm bảo của sàn giao dịch. Sở giao dịch sẽ yêu cầu các nhà cá cược ký quỹ và ký quỹ bổ sung nếu tài khoản ký quỹ bị giảm vượt quá định mức duy trì quy định, nếu vượt quá trong thời gian quy định cho phép sở giao dịch sẽ tự động thanh lý hợp đồng, tất toán tài khoản. Do đó, nó sẽ ngăn ngừa được rủi ro mất khả năng thanh toán, thực hiện hợp đồng của bên còn lại. Lúc này, rủi ro mất khả năng thanh toán sẽ thuộc về trung tâm thanh toán bù trừ của sở giao dịch gánh chịu.

Mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định, ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng ngoại trừ giá được thỏa thuận. Tất cả được được thực hiện thông qua sàn giao dịch do đó các bên có thể kết thúc và chấm dứt vị thế của mình một cách dễ dàng, tính thanh khoản cao. Hơn nữa, khi sử dụng hợp đồng tương lai, giá trị hợp đồng sẽ được điều chỉnh hàng ngày theo thị trường, mọi khoản lỗ lãi phát sinh đều được tất toán trong ngày. Điều này cho phép các nhà đầu tư kiểm soát giá trị được lãi lỗ hàng ngày, linh hoạt cắt lời, lỗ khi thị trường biến động; giúp nhà đầu tư phòng vệ được rủi ro thị trường biến động, bù lỗ lãi chênh lệch giá.

Trong thị trường hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ “thích” và thường hay sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá cả thị trường hoặc đầu cơ kiếm lợi. Đối với ngành sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu mà đặc biệt và phổ biến là đối với các mặt hàng nông sản, sử dụng hợp đồng tương lai rất được ưa chuộng, giảm thiểu được rủi ro biến động giá: hàng tồn kho giảm giá hoặc doanh nghiệp đã chốt giá đầu ra trong khi nguyên liệu đầu vào tăng. Các mặt hàng nông sản cũng như các mặt hàng khác trên thị trường hàng hóa chủ yếu là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng đến sản lượng, biến động giá cả hàng hóa và nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Về bản chất, việc giao dịch các hợp đồng hàng hóa tương lai tương đương với việc mua hàng trong tương lai nhưng với giá đã được xác định tại hiện tại. Việc giao dịch này giúp cho thị trường có thể tự điều chỉnh giá. Khi có biến động (điều kiện thời tiết..) sẽ xảy ra trong tương lai thì giá cả sẽ được phản ánh trước tiên trên thị trường tương lai trước khi có sự thay đổi giá thực sự trên thị trường, nhờ đó doanh nghiệp có thể chủ động về kế hoạch kinh doanh sản xuất.Bên cạnh đó, việc tham gia thị trường có giá cả được niêm yết công khai sẽ là căn cứ để các doanh nghiệp thực hiện việc mua bán của mình, mà không cần lo ngại việc mua bán không đúng giá, ép giá.

Lợi ích của việc sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro về giá này có thể thấy qua một ví dụ cụ thể:

Tháng 7/2011, doanh nghiệp A có tồn kho là 45 tấn sợi, tương đương với 50 tấn bông nguyên liệu (để dệt 1 tấn sợi cần khoảng 1,1 tấn bông), giá bông nguyên liệu và giá sợi thành phẩm sẽ biến động cùng chiều theo một tỷ lệ xác định. Tại tháng 7/2011, giá bông nguyên liệu giao dịch trên Nybot là 1 USD/lb và giá sợi thành phẩm doanh nghiệp có thể bán được là 2.500 USD/tấn, giá trị hàng tồn kho là 112.500 USD. Do lo ngại thị trường bất ổn, giá bông trên Nybot giảm ảnh hưởng đến giá sợi tồn kho, doanh nghiệp A sẽ thực hiện giao dịch HĐTL ngay trong tháng 7 như sau:

Bán 2 hợp đồng cotton (bông) giao tháng 12 trên sàn Nybot (1 hợp đồng là 50.000 lb, xấp xỉ 25 tấn) ở mức giá hiện tại 1 USD/lb. Doanh nghiệp A dự định sẽ bán hết tồn kho vào thời điểm tháng 10, nên doanh nghiệp chọn hợp đồng gần nhất với tháng 10 là hợp đồng tháng 12 để đảm bảo tính tương quan cao nhất.

Có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Giá bông nguyên liệu giảm dẫn đến giá tồn kho giảm

Tháng 10, nếu giá bông tháng 12 giảm xuống còn 0,9 USD/lb, doanh nghiệp sẽ tiến hành mua lại 2 hợp đồng bông tháng 12 ở mức giá này và thu được lợi nhuận:

(1 - 0,9) x 50.000 x 2 = 10.000 USD

Tuy nhiên, do giá bông nguyên liệu giảm, doanh nghiệp chỉ xuất bán sợi trong tháng 10 với giá 2.300 USD/tấn và số lỗ do hàng tồn kho giảm giá là 9.000 USD.

Khoản lỗ này đã được bù đắp bởi lợi nhuận thu được từ thị trường tương lai. Doanh nghiệp A đảm bảo giá trị hàng tồn kho/doanh thu của mình như kế hoạch sản xuất - kinh doanh.

Trường hợp 2: Giá bông nguyên liệu tăng dẫn đến giá tồn kho tăng

Tháng 10, nếu giá bông tháng 12 tăng lên 1,1 USD/lb, doanh nghiệp sẽ tiến hành mua lại 2 hợp đồng bông tháng 12 ở mức giá này và phát sinh lỗ:

(1,1-1,0) x 50.000 x 2 = 10.000 USD

Tuy nhiên, do giá bông nguyên liệu tăng, doanh nghiệp xuất bán sợi trong tháng 10 với giá 2.740 USD/tấn và thu thêm lãi dự kiến là 10.800 USD.

Trường hợp 1: Giá

bông nguyên liệu giảm còn 0.9lb/ tấn (giảm 0.1lb/tấn), giá sợi còn 2300 USD/ tấn

Trường hợp 2: Giá

bông nguyên liệu tăng đến 1.1lb/tấn (tăng 0.1lb/ tấn), giá sợi đạt 2750 USD/ tấn

Khoản chênh lệch lợi nhuận (hoặc lỗ) từ hàng tồn kho (45 tấn sợi), thể hiện bằng cột "Thị trường vật chất" trên hình vẽ (2300-2500)*45 = - 9000 USD (2740-2500) *45 = 10800 USD

Khoản chênh lệch lợi nhuận (hoặc lỗ) từ hợp đồng tương lai ( 2 hợp đồng x 50.000 lb/hợp đồng), thể hiện bằng cột "Thị trường tương lai" trên hình vẽ ( 1-0.9)*50000 * 2 = 10000 USD (1-1.1)*50000*2 = - 10000 USD Tổng cộng hai thị

trường 1000 USD 800 USD

Khoản lỗ từ thị trường tương lai sẽ được bù đắp bởi lợi nhuận từ sợi xuất bán thực tế. Doanh nghiệp A đảm bảo kế hoạch sản xuất - kinh doanh.

Như vậy, trong cả hai trường hợp, giá tăng và giá giảm, doanh nghiệp đều bảo vệ được giá trị hàng tồn kho, biểu thị bằng chiều cao cột “Tổng cả hai thị trường”, hầu như không thay đổi.

Đối với trường hợp doanh nghiệp B, đã chốt trước đầu ra, phương pháp phòng ngừa rủi ro cho bông nhập vào được tiến hành theo phương thức mua trước, bán sau. Với cơ chế bù trừ như trên, dù giá nguyên liệu tăng hay giảm, doanh nghiệp luôn nhập được bông theo mức giá được xác định trước.

Với ưu thế về tính thanh khoản, ký quỹ thấp, giao dịch HĐTL có thể phòng ngừa rủi ro biến động giá cho tất cả các mặt hàng cơ bản nói chung, giúp doanh nghiệp đảm bảo kế hoạch kinh doanh đã đề ra một cách chủ động, nhanh chóng mà không cần phải bỏ ra toàn bộ số tiền tương đương với lô hàng cần chốt giá.

Một phần của tài liệu Phân tích và quản lý thị trường tương lai (Trang 104 - 108)