PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỒNG TƯƠNG LAI Ở VIỆT NAM
2.2 Một số trung tâm giao dịch chín hở Việt Nam
Sàn giao dịch điều của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp HCM (HOSTC) phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam (tháng 3/2010)
Kể từ khi thành lập thử nghiệm sàn giao dịch điều vào cuối tháng 3-2010, đến nay sàn giao dịch này vẫn chưa thể hoạt động như dự kiến ban đầu vì:
Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điều giao dịch theo dạng mua-bán giao ngay mà không giao dịch theo phương thức khớp lệnh. Để có thể giao dịch khớp lệnh bắt buộc doanh
nghiệp phải có một số lượng điều nhất định đem ký gửi, nhưng hiện các doanh nghiệp không còn điều nên sàn giao dịch không thể hoạt động theo đúng chức năng của một sàn giao dịch.
Tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp lâu nay thường mua đứt, bán đoạn, doanh nghiệp tự tìm đối tác kinh doanh mà chưa quen với hình thức mua bán qua sàn.
Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ (tháng 5/2002)
Tháng 5 - 2002, Sàn giao dịch Thủy sản Cần Giờ (TP HCM- Cangio ATC) khai trương khá rầm rộ và được kỳ vọng đây là nơi giao dịch thủy sản hàng đầu Việt Nam và sẽ nhân rộng ra nhiều nơi khác. Sàn mở ra mục đích giúp nông dân và doanh nghiệp chế biến mua bán trực tiếp với nhau, hoạt động theo mô hình công ty, được UBND TPHCM giao cho Cholimex (một doanh nghiệp chế biến thuỷ sản) làm chủ đầu tư.
Nhưng vài tháng sau, Cangio ATC không người giao dịch và chết yểu. Lý do chính là nông dân vẫn thích bán cho thương lái hơn là bán trực tiếp cho doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơn là mua lẻ qua nông dân.
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC, tháng 12/ 2008)
Tháng 12 - 2008, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột cũng ra đời trong buổi lễ khá trang trọng. Nhưng sau 4 tháng giao dịch chỉ đạt một tỷ đồng và èo uột mãi đến hôm nay. Nguyên nhân chính cũng là do nông dân mua bán trực tiếp với thương lái tiện lợi hơn là qua sàn.
Theo số liệu từ BCEC từ tháng 3-2011 đến 12-2011, tổng khối lượng giao dịch của sàn này chỉ đạt hơn 7.000 lot với tổng giá trị giao dịch trên 600 tỉ đồng. Mới đây Chính phủ vừa cho phép BCEC gia hạn thí điểm đến hết năm 2012, tuy nhiên trung tâm này đang đối mặt với khó khăn khi doanh nghiệp trong nước không mặn mà với sàn này và bản thân người trồng cà phê không tin tưởng.
Sàn giao dịch đường của Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (tháng 4/2010)
Trong phiên đầu tiên đã có 1.260 tấn đường được giao dịch. Sàn Đường giao dịch cả 2 loại đường tinh luyện dùng trong chế biến, tiêu dùng là RE và RS với phương thức hoạt động và thanh toán ngay hoặc giao chậm từ 1 đến 2 tháng. Sàn được được vận hành bởi các chuyên gia trong ngành tài chính ngân hàng.
Sự ra đời của sàn giao dịch đường sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính ổn định, hỗ trợ tín dụng, giá cả minh bạch, thông tin thị trường kịp thời và chính xác.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (Vietnam Commodity Exchange - VNX),
Tiền thân là Sở Giao dịch hàng hóa Triệu Phong, giao dịch kỳ hạn dành cho ba mặt hàng được Bộ Công Thương cấp phép là cà phê, cao su và thép (tháng 9/2010)
Sàn VNX ra đời từ tháng 9-2010, bắt đầu có giao dịch từ tháng 3-2011, cho đến nay trên sàn này chỉ niêm yết ba nhóm hàng là cà phê, cao su và thép. Theo báo cáo của VNX, trong quý 1-2012 tổng khối lượng giao dịch hợp đồng của VNX chỉ đạt 12.000 lot (đơn vị tính trên sàn giao dịch), tương đương tổng giá trị giao dịch hợp đồng hơn 530 tỉ đồng. Năm 2011, tổng khối lượng giao dịch của VNX chỉ đạt trên 93.000 lot với tổng giá trị giao dịch hơn 7.300 tỉ đồng. Trong đó chủ yếu là giao dịch cà phê, cao su thì ít, riêng nhóm thép gần như chưa có giao dịch.
Số lượng tài khoản mở tại các thành viên của VNX tính đến tháng 3-2012 cũng chỉ nằm ở mức 1.981 tài khoản. Theo VNX, các chủ đầu tư chỉ là cá nhân và tham gia chủ yếu để tìm hiểu, thăm dò thị trường.
Sàn giao dịch vàng kỳ hạn (còn gọi là giao dịch vàng tài khoản):
Mở tại các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại (giai đoạn trước 31/3/2010).
Trước ngày 31/3/2010 trên cả nước có khoảng 20 sàn vàng được tổ chức theo 4 dạng: + Do ngân hàng thương mại thành lập và nhà đầu tư mở tài khoản tại ngân hàng như Trung tâm giao dịch Vàng Á Châu, Phương Nam, Sacombank, Việt Á...;
+ Do các tổ chức, cá nhân hình thành và nhà đầu tư tham gia đóng tiền vào một tài khoản đứng tên công ty thành lập sàn, như Trung tâm giao dịch vàng Phố Wall, Châu Á, 24K...
+ Do các tổ chức cùng với ngân hàng tham gia góp vốn thành lập qua hình thức công ty và nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, như Trung tâm giao dịch Vàng Việt Nam...
+ Do các công ty tổ chức, nhà đầu tư kinh doanh trực tiếp vàng bằng USD ra nước ngoài, như Kim Thiệu, Kim Minh Ðạt...
Tại mỗi sàn, doanh số giao dịch mỗi ngày lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Mô hình giao dịch vàng tại một số sàn vàng ở Việt Nam hiện này là khách hàng muốn tham gia kinh doanh chỉ cần ký quỹ một lượng tiền rất nhỏ (7%) giá trị giao dịch số còn lại được ngân hàng (phục vụ sàn vàng) cho vay và như vậy người kinh doanh có thể thực hiện lệnh mua (bán) gần gấp hơn 14 lần lượng vốn mình có. Đó là về mô hình, còn những nền tảng cho hoạt động của sàn vàng thì từ trước tới giờ rõ ràng là đáng quan ngại và dường như chỉ dựa vào niềm tin để kinh doanh là chính.
Như vậy, người đầu tư và chủ sàn giao dịch chỉ kinh doanh dựa vào nền tảng khá mong manh và thiếu cơ sở pháp lý, cơ sở kinh tế, kỹ thuật và hiểu biết.
luôn trong tình trạng “vừa làm vừa lo”, còn nhà đầu tư thường bị thua thiệt khi có tranh chấp. Trong điều kiện như vậy, loại hình kinh doanh sàn vàng hiện nay là khá rủi ro cho giới đầu tư và cả hệ thống tài chính vì kinh doanh vàng tài khoản là một ngành đặc thù có liên quan đến cung cầu tiền tệ quốc gia. Ngày 30/03/2010 chính phủ ra quyết định đóng cửa toàn bộ các sàn vàng vào, có thể
thấy đây là một quyết sách đúng đắn trong giai đoạn hiện nay, khi mà tiềm ẩn rủi ro của sàn vàng đã bắt đầu hiển hiện, đòi hỏi cần tăng cường sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh này. Bởi các hoạt động kinh doanh liên quan đến vàng đều có ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ và bảo đảm ổn định kinh tế-xã hội.