PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỒNG TƯƠNG LAI Ở VIỆT NAM
3.3.2/ nhạy cảm với lãi suất trên bảng tổng kết tài sản:
Các tài sản và nguồn vốn của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau, ngân hàng quan tâm tới kỳ hạn đặt lại thỏa thuận lại lãi suất, đó là kỳ hạn mà khi kết thúc, lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường
• Các tài sản và nguồn vốn nhạy cảm là loại mà số dư chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi bao gồm các loại có kỳ hạn thỏa thuận lại lãi suất đặt lại giá < (hoặc =) 12 tháng
• Các tài sản nợ và có và nguồn ít nhạy cảm thuộc về tài sản và nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất cố định có kỳ hạn thỏa thuận lại lãi suất đặt lại giá >12 tháng.
Khi lãi suất thay đổi thì ảnh hưởng đến ngân hàng đó là làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, để xác định ngân hàng có rủi ro lãi suất không người ta sử dụng hệ số sau:
Rủi ro lãi suất = Tài sản có nhạy cảm với lãi suất Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất
Hệ số trên chỉ ra khả năng rủi ro khi có biến động về lãi suất
• R>1 nếu lãi suất tăng thì thu lãi > trả lãi thì ngân hàng không bị rủi ro lãi suất, nếu lãi suất giảm thì thu nhập ngân hàng < chi phí trả lãi tức là rủi ro lãi suất xảy ra
• R<1 thì khi lãi suất tăng thì thu nhập < chi phí, rủi ro lãi suất xảy ra • R=1 không có thay đổi khi có biến động về lãi suất
Sự không phù hợp về kỳ hạn thỏa thuận lại lãi suất đặt giá của nguồn vốn và tài sản được đo bằng khe hở lãi suất
Khe hở lãi
suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất -
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
• Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương
Nếu lãi suất tài sản và nguồn vốn nhạy cảm cùng tăng như nhau, ngân hàng sẽ có lợi, nếu giảm xuống cùng mức độ thì chênh lệch lãi suất sẽ giảm làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi lãi suất trên thị trường giảm thì chênh lệch lãi suất giảm.
• Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm
Khi lãi suất trên thị trường tăng thì chênh lệch lãi suất giảm, làm giảm thu nhập của ngân hàng
Khi lãi suất trên thị trường giảm thì chênh lệch lãi suất tăng