Đại lý kinh doanh hợp đồng chuyển đổ

Một phần của tài liệu Phân tích và quản lý thị trường tương lai (Trang 68 - 69)

Giống như thịtrường chứng khoán, tỷ giá giao ngay trong quan hệ hợp đồng tương lai sẽ chiếm ưu thế trong việc thực hiện tốt chức năng của thị trường.Ngườ

1.2.4.3Đại lý kinh doanh hợp đồng chuyển đổ

Đại lý là một bên của giao dịch chuyển đổi, cụ thể là một bên đang có một khoản phải trả với lãi suất LIBOR và nhận lãi suất cố định. Các đại lý sẽ tìm kiếm một thương nhân trong thị trường chuyển đổi mong muốn nhận được một tỷ lệ cố định và trả lãi suất LIBOR. Ví dụ, Công ty A có thể phát ban hành một trái phiếu lãi suất coupon cố định 7% và mong muốn chuyển đổi nó thành lãi suất thả nổi, trong khi công ty B có thể phát hành trái phiếu lãi suất thả nổi gắn với LIBOR thì lại mong muốn chuyển đổi thành lãi suất cố định. Các đại lý sẽ chuyển đổi với Công ty A trong đó A sẽ trả tiền lãi suất cố định và nhận được lãi suất LIBOR, và sẽ chuyển đổi với Công ty B, trong đó B trả tiền lãi suất LIBOR và nhận được một tỷ lệ cố định. Khi hai giao dịch chuyển đổi được kết hợp, vị trí của đại lý là có hiệu quả trung lập về lãi suất, trả lãi suất LIBOR trên một giao dịch chuyển đổi và nhận được lãi suất LIBOR trên một giao dịch khác. Tương tự như vậy, các đại lý thanh toán lãi suất cố định trên một giao dịch chuyển đổi và nhận được lãi suất cố định trên một giao dịch khác. Đại lý trở nên một trung gian. Đại lý này hoạt động có lợi nhuận bởi vì nó sẽ hưởng phần chênh lệch trên giao dịch. (Đại lý thu được lợi nhuận từ hoạt động này vì đại lý sẽ tính vào giao dịch một khoản chênh lệch giữa giá mua/giá bán). Sắp xếp này được minh họa trong hình dưới đây:

Công ty A đã phát hành khoản nợ lãi suất cố định 7% (mũi tên tận cùng bên trái trong hình vẽ), nhưng thực hiện một chuyển đổi để trả lãi suất LIBOR cho đại lý và nhận được

một tỷ lệ 6,95% cố định. Do đó, thanh toán thuần của công ty là 7% + (LIBOR - 6,95%) = LIBOR + 0,05%. Nó đã như vậy, Như vậy nó đã chuyển đổi nợ lãi suất cố định thành nợ lãi suất thả nổi (Như thế, công ty A đã chuyển đổi lãi suất nợ cố định thành lãi suất nợ thả nổi tổng hợp). Ngược lại, Công ty B đã phát ban hành khoản nợ lãi suất thả nổi, trả lãi suất LIBOR (mũi tên ngoài cùng bên phải), nhưng thực hiện một hoán đổi để trả một tỷ lệ lãi suất cố định 7,05% với Đại lý và nhận lại lãi suất LIBOR. Thanh toán ròng là LIBOR + (7. 05% - LIBOR) = 7,05%. Như vậy, chuyển đổi nợ có lãi suất thả nổi thành nợ có lãi suất cố định. Lợi nhuận của Đại lý là chênh lệch 0,10%.

Một phần của tài liệu Phân tích và quản lý thị trường tương lai (Trang 68 - 69)