Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 44 - 46)

8. Bố cục của nghiên cứu:

1.5.2.Bài học rút ra cho Việt Nam

Từ nghiên cứu kinh nghệm QLNT của các nƣớc, bài học rút ra để áp dụng cho tình hình thực tiễn của Việt nam là:

1.5.2.1. Về nghiệp vụ QLNT

Quy trình nghiệp vụ đầy đủ, rõ ràng tạo cơ sở cho công chức QLNT thực hiện đúng các quy định nghiệp vụ về QLNT; Ban hành sổ tay nghiệp vụ công tác QLNT để nâng cao hiệu quả của công tác QLNT; Xây dựng hợp lý tiêu chí phân loại các khoản nợ; xây dựng cơ sở dữ liệu NNT, kể cả thông tin từ các ngành khác nhƣ thông tin về tài sản, việc làm,… phục vụ cho việc quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế; Áp dụng phƣơng pháp đánh giá rủi ro từ đó lập kế hoạch thu nợ hàng năm; Đánh giá lịch sử tuân thủ của NNT và hoàn cảnh cụ thể trƣớc khi thực hiện các biện pháp cƣỡng chế.

1.5.2.2. Về ứng dụng công nghệ thông tin:

Sử dụng tối đa ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác QLNT. Tích hợp thông tin từ các ứng dụng lẻ để truy cập thông tin dễ dàng. Thiết lập trung tâm điện thoại về tình hình nộp thuế với hệ thống tập trung, nhiệm vụ là yêu cầu NNT nộp khoản nợ thuế mà CQT thông báo qua thƣ tín hoặc gọi điện thoại đối với những khoản nợ nhỏ.

1.5.2.3. Về tổ chức bộ máy

Công tác nhân sự cần bố trí đủ nhân lực để thực hiện QLNT. Công tác đào tạo công chức cần tổ chức nhiều khóa đào tạo dƣới các hình thức khác nhau, đào tạo công chức thành thạo về nghiệp vụ, thuần thục về việc sử dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, ngoài ra còn phải đào tạo kỹ năng giao tiếp để công chức thu nợ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, có kỹ năng điều tra, phân tích, nâng cao hiệu quả công việc.

1.5.2.4. Về sự phối hợp trong và ngoài ngành

Phối hợp tốt giữa các bộ phận liên quan trong ngành; Điều chỉnh các hoạt động kinh tế xã hội của NNT chây ỳ nộp thuế và gây sức ép để họ trả các khoản nợ thuế bằng cách không gia hạn hoặc thu hồi các giấy phép đã cấp, phải xuất trình Giấy chứng nhận không nợ thuế mới nhận đƣợc tiền thanh toán từ phía các cơ quan Chính phủ…

Kết luận chƣơng 1

Nợ thuế là số tiền thuế đƣợc xác định phải nộp vào NSNN nhƣng đã quá hạn nộp theo qui định của pháp luật mà NNT chƣa nộp vào NSNN. Nợ thuế gây thất thu lớn cho NSNN, tạo “sân chơi” không bình đẳng giữa những NNT đồng thời gây tốn kém cho nhà nƣớc về thời gian, tiền của và nhân lực. Vì vậy yêu cầu QLNT là một vấn đề thời sự cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Căn cứ vào đặc điểm, vai trò của việc QLNT, tác giả đã đƣa ra những vấn đề cơ bản nhất về QLNT, nội dung cơ bản của công tác QLNT hiện hành ở Việt Nam, kinh nghiệm QLNT của một số nƣớc trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam để tham khảo trong quá trình đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế.

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÕA

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 44 - 46)