Nguyên nhân, hậu quả của nợ thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 25 - 28)

8. Bố cục của nghiên cứu:

1.1.4.Nguyên nhân, hậu quả của nợ thuế

1.1.4.1. Nguyên nhân của nợ thuế

- Về phía NNT:

Nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận ngƣời dân chƣa hiểu rõ bản chất và lợi ích của công tác thuế, chƣa lên án, phê phán mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, chƣa hỗ trợ tích cực cho CQT để thu thuế. Tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu NSNN vừa không đảm bảo công bằng xã hội.

Ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của một số tổ chức, cá nhân chƣa cao, cố tình dây dƣa chậm nộp thuế nhằm chiếm dụng tiền thuế của NSNN làm vốn kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, đang trong quá trình xử lý giải thể, phá sản hoặc không còn khả năng nộp thuế. Nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế và có nợ thuế sau đó đã bỏ trốn, CQT không truy tìm đƣợc để thu nợ thuế. Do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính, lạm phát, giá cả tăng cao, lãi suất ngân hàng cao hơn tỷ lệ tiền chậm nộp thuế, thủ tục vay lại rƣờm rà nên NNT thà bị phạt chậm nộp thuế còn hơn phải đi vay với lãi suất cao hơn.

- Về phía Nhà nƣớc:

+ Do cơ chế chính sách thuế hiện hành: Cơ chế chính sách thuế có thể làm cho gánh nặng thuế quá cao, vƣợt quá sức chịu đựng của NNT trong phạm vi khả năng nộp thuế của mình, khiến cho NNT tìm mọi cách để trốn thuế; hoặc họ không có đủ khả năng để nộp thuế nên phải nợ thuế.

+ Do cơ chế quản lý: (i) NNT từ trƣớc đã quen với việc đôn đốc, ra thông báo thuế hàng tháng và đến khi có thông báo, có thúc giục, đôn đốc của CQT thì mới đi nộp thuế. Vì vậy khi chuyển sang cơ chế tự khai tự nộp, NNT chƣa hình thành thói quen trong việc tự giác nộp thuế vào NSNN. Do quản lý lỏng lẻo, thực hiện luật thuế chƣa nghiêm, một số CQT chƣa tính tiền chậm nộp ngay nên NNT lợi dụng để chiếm dụng tiền thuế trong một thời gian để đầu tƣ kinh doanh. (ii) Một thời gian dài chúng ta chƣa coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chất lƣợng cao để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của NNT. Hiện nay chúng ta mới bắt đầu thực hiện tuyên truyền rộng rãi, tuy nhiên còn chƣa thực sự hiệu quả. (iii) Thủ tục hành chính còn rƣờm rà, phức tạp, thậm chí còn chƣa phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế tiên tiến trên khu vực và thế giới. Cơ chế tự khai, tự nộp quá dễ dàng đối với NNT, chƣa có thanh tra, kiểm tra, chƣa có thúc giục của CQT nên NNT chƣa nộp. (iv) Môi trƣờng kinh tế xã hội chƣa đƣợc cải cách đồng bộ, chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế nhƣ quản lý thanh toán bằng tiền mặt. Đó cũng là một vấn đề cần quan tâm hiện nay. Nhà nƣớc ta chƣa có cơ chế quản lý thanh toán bằng tiền mặt và mới bƣớc đầu thực hiện thanh toán qua tài khoản đối với cán bộ công chức, các doanh nghiệp cần khấu trừ, hoàn thuế GTGT và đơn vị xuất nhập khẩu. Luật

việc kiểm soát đƣợc tài khoản của NNT vẫn còn là một thách thức lớn đối với CQT. Mặt khác công tác dự báo thị trƣờng của Nhà nƣớc và doanh nghiệp chƣa chính xác, kịp thời dẫn đến rủi ro cao, nhiều đơn vị thua lỗ khó có khả năng thanh toán nợ.

+ Do công nghệ quản lý: Việc triển khai áp dụng phần mềm quản lý nợ chƣa thực sự hiệu quả. Bƣớc đầu mới chỉ áp dụng phần mềm để in thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp, công tác quản lý nợ nửa hiện đại, nửa thủ công, mất nhiều thời gian và công sức

+ Do đội ngũ công chức thuế: Đại bộ phận công chức QLNT chƣa có kỹ năng chuyên sâu, chuyên nghiệp, khả năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học vào quản lý thuế chƣa phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính thuế, thậm chí một bộ phận công chức quản lý thuế chƣa nắm vững và thực hiện tốt các chính sách thuế và qui trình biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế nói chung và QLNT nói riêng.

1.1.4.2. Hậu quả của nợ thuế

Nợ thuế có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội. Thứ nhất, nợ thuế gây thất thu NSNN.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Xuất phát từ chức năng cơ bản của thuế là chức năng huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nƣớc. Để đảm bảo nguồn thu, Nhà nƣớc phải dùng quyền lực của mình thông qua pháp luật qui định nguồn thu của NSNN (trong đó có thuế), qui định thu NSNN hàng năm, qui định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Do vậy việc nợ thuế sẽ gây thất thu lớn cho NSNN. Đối với những khoản nợ thuế trong thời gian ngắn, trƣớc mắt sẽ làm Nhà nƣớc thiếu hụt một lƣợng tài chính nhất định để giúp cho bộ máy nhà nƣớc hoạt động đƣợc trôi chảy, bình thƣờng. Đối với những khoản nợ thuế dây dƣa, khó đòi thì đòi hỏi Nhà nƣớc cần phải có những hoạch định chiến lƣợc lâu dài để bù đắp khoản nợ đó, Khi đó Nhà nƣớc cần phải sử dụng đến các biện pháp nhƣ khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí là xóa nợ và điều đó sẽ làm thất thu NSNN. Vì vậy dù là nợ thuế trong ngắn hạn hoặc nợ lâu dài thì cũng gây thất thu lớn cho NSNN.

Thứ hai, nợ thuế còn gây mất công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trƣờng kinh doanh không bình đẳng giữa các tổ chức và cá nhân đang kinh doanh trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Những tổ chức, cá nhân nợ thuế đã tạo ra sự mất công bằng về nghĩa vụ thuế với những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Giả sử cũng một tổ chức, cá nhân có quy mô kinh doanh nhƣ nhau, ngành nghề kinh doanh nhƣ nhau, lợi nhuận kinh doanh trƣớc thuế là nhƣ nhau, khi đó đối với những tổ chức cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế sau khi tiến hành xong hoạt động sản xuất kinh doanh, họ phải nộp một khoản thuế nhất định cho Nhà nƣớc, làm lợi nhuận sau thuế của họ bị giảm một phần. Còn đối với những tổ chức, cá nhân nợ thuế, sau khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh xong, họ chậm nộp hoặc không nộp thuế cho Nhà nƣớc, khi đó lợi nhuận sau thuế của họ không hề thay đổi, thậm chí còn sinh lời hơn vì khoản tiền đáng lẽ ra họ phải nộp thuế cho Nhà nƣớc nay họ chiếm dụng và sử dụng chúng vào mục đích khác. Do đó gây mất công bằng giữa những NNT, tạo “sân chơi” không bình đẳng giữa những NNT với nhau.

Thứ ba, nợ thuế đã tạo ra chi phí không cần thiết đối với xã hội, đó là những khoản chi phí có liên quan đến công tác quản lý nợ thuế, gây mất thời gian, công sức, tiền bạc của xã hội cho việc QLNT và cƣỡng chế thuế.

Khi xuất hiện các khoản nợ thuế, đòi hỏi Nhà nƣớc phải có một bộ phận chuyên đảm nhận chức năng quản lý các khoản nợ thuế đó, hơn nữa các khoản nợ thuế này xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều sắc thuế khác nhau, từ nhiều nguyên nhân khác nhau và biện pháp thu hồi cũng khác nhau. Do vậy việc quản lý những khoản nợ này rất phức tạp, đòi hỏi tốn kém về thời gian, tiền của và nhân lực.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 25 - 28)