Về nghiệp vụ quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 93 - 100)

8. Bố cục của nghiên cứu:

3.3.2.Về nghiệp vụ quản lý nợ thuế

Trƣớc mắt để góp phần xử lý giảm nợ phải tăng cƣờng đôn đốc thu nợ kịp thời, hạn chế nợ mới phát sinh; Chú ý đôn đốc tiền thuế nợ đối với đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị ủy nhiệm thu; Tăng cƣờng đối thoại với ngƣời nợ thuế để góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và nộp thuế; Công khai thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đối với NNT có mức nợ thuế lớn, tuổi nợ cao. Tập trung sức xử lý các doanh nghiệp để nợ lớn chây ỳ, kéo dài; Rà soát và chủ động chấn chỉnh công tác phối hợp với cơ quan Sở kế hoạch đầu tƣ, Công an, …để tổ chức cƣỡng chế thu hồi nợ thuế có hiệu quả cao; Củng cố, sắp xếp hồ sơ đối với các trƣờng hợp, mất tích, bỏ địa điểm kinh doanh…Tuy nhiên về lâu dài, để hoàn thiện công tác QLNT cần phải có những giải pháp căn bản sau:

3.3.2.1. Sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý nợ thuế

Nhà nƣớc quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng hệ thống pháp luật. Pháp luật là phƣơng tiện chủ yếu để Nhà nƣớc tác động lên quan hệ xã hội, là ý chí của nhân dân đƣợc chuẩn hóa mang tính quyền lực nhà nƣớc, buộc mọi công dân phải tuân theo. Vì vậy, các quy trình nghiệp vụ về QLNT đòi hỏi phải chi tiết, bám sát nội dung đƣợc quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế.

Qua quá trình triển khai thực hiện, Quy trình QLNT ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT đã phát huy hiệu quả, đó là quy định cụ thể trình tự, các bƣớc công việc mà công chức QLNT phải làm, tổng hợp đầy đủ, chi tiết các khoản tiền thuế nợ trên địa bàn.

Từ 01/7/2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế chính thức có hiệu lực, theo đó một số nội dung của Luật thay đổi so với Luật Quản lý thuế ban hành từ năm 2007. Để phù hợp với tình hình thực tế, phục vụ yêu cầu quản lý của CQT và phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế cần thiết phải sửa đổi quy trình QLNT. Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung nhƣ sau:

Bổ sung trƣờng hợp NNT thuộc đối tƣợng đƣợc kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp theo quý, cho phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

Hƣớng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, các quy định về thẩm định hồ sơ để xử lý hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế theo bốn trƣờng hợp mà Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế đã quy định.

Hƣớng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, các quy định về thẩm định hồ sơ để xử lý hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế của CQT cấp dƣới chuyển đến theo bốn trƣờng hợp mà Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế đã quy định.

Hƣớng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, các quy định về thẩm định hồ sơ đối với trƣờng hợp NNT đề nghị miễn tiền chậm nộp do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo hoặc trƣờng hợp bất khả kháng khác.

hiện hành. Nợ thuế cần đƣợc phân loại cụ thể theo các tiêu chí khác nhƣ: Theo khả năng thu nợ, theo đặc điểm sở hữu của đối tƣợng nợ, theo loại hình DN, theo ngành nghề, theo sắc thuế, theo tuổi nợ, theo nguyên nhân nợ… Việc đa dạng hóa các tiêu chí phân loại nợ trong quy trình giúp cán bộ quản lý nợ thuế và lãnh đạo CQT có cái nhìn đa chiều về nguyên nhân nợ, đặc điểm nợ, đặc điểm của đối tƣợng nợ thuế… Từ đó, có biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế phù hợp nhất hoặc có kiến nghị với CQT cấp trên trong xử lý các khoản nợ thuế. 29

Bổ sung, sửa đổi một số mẫu báo cáo cho phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu quản lý của CQT, cụ thể: (i) Tách nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh ra khỏi báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ do thực chất tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh không phải là khoản nợ thuế, NNT đã nộp NSNN nhƣng có sự sai sót nên CQT chƣa hạch toán đúng nghĩa vụ của NNT; (ii) Đối với báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ sẽ theo dõi tổng số nợ thuế và phân loại theo 4 nhóm nợ là: tiền thuế nợ khó thu, tiền thuế nợ đến 90 ngày, tiền thuế nợ trên 90 ngày và tiền thuế nợ chờ xử lý, (iii) Trong nhóm tiền thuế nợ đến 90 ngày và tiền thuế nợ trên 90 ngày phải theo dõi riêng đƣợc: các khoản tiền thuế nợ đã hết thời gian gia hạn nộp thuế nhƣng NNT chƣa nộp NSNN và các khoản tiền thuế nợ đang có khiếu nại; (iv) Sửa đổi mẫu báo cáo kết quả thu tiền thuế nợ của năm trƣớc chuyển sang (mẫu 05/QLN) cho phù hợp với báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ; (v) Bổ sung báo cáo tổng hợp kết quả gia hạn nộp thuế (mẫu 15/QLN) theo quy định tại Luật quản lý thuế; (vi) Bổ sung báo cáo tổng hợp kết quả ban hành thông báo 07/QLN và các quyết định cƣỡng chế nợ thuế (mẫu 16/QLN).

3.3.2.2. Tổng Cục Thuế nghiên cứu xây dựng và ban hành sổ tay nghiệp vụ chuyên ngành, tạo thuận lợi cho công chức quản lý nợ tra cứu, sử dụng 30

Ở Việt Nam hiện nay, chính sách thuế còn phức tạp, thay đổi liên tục, nhiều văn bản hƣớng dẫn bổ sung, thay thế. Cần thiết phải ban hành Sổ tay nghiệp vụ công tác QLNT, đây là tài liệu chi tiết về QLNT, hệ thống hoá các quy định về chính sách pháp luật, nội dung quy định tại quy trình, các bƣớc công việc phải thao tác trên ứng dụng,

29 Nguyễn Xuân Trƣờng và Lê Minh Thắng (2012), “Tìm lời giải cho bài toán nợ thuế ở Việt Nam”, Tạp chí Tài

chính (3)

thuận tiện trong việc tra cứu, sử dụng của công chức quản lý nợ. Sổ tay này sẽ cập nhật các nội dung quy định về chính sách QLNT, về quy trình nghiệp vụ, trang bị kiến thức về cách sử dụng ứng dụng QLNT; là tài liệu để công chức quản lý nợ tự đào tạo.

Nội dung cơ bản của Sổ tay nghiệp vụ công tác QLNT gồm những vấn đề chung về QLNT: nội dung này phải nêu đƣợc khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của QLNT, nhằm giúp cho công chức quản lý nợ khái quát đƣợc những nét cơ bản nhất về QLNT; Giới thiệu chi tiết về quy trình QLNT bao gồm các bƣớc công việc công chức QLNT phải làm, các thao tác trên ứng dụng quản lý nợ, cách lập các mẫu biểu báo cáo; Giới thiệu chi tiết về quy trình cƣỡng chế nợ thuế bao gồm các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế, nội dung cụ thể từng việc phải làm trong từng biện pháp cƣỡng chế; Trích dẫn các quy định pháp luật về QLNT giúp cho công chức quản lý nợ tiện theo dõi; Sổ tay nghiệp vụ công tác QLNT là cuốn cẩm nang, một ngƣời bạn đồng hành không thể thiếu của công chức QLNT.

Sổ tay này đƣợc coi là tài liệu hƣớng dẫn cho tất cả công chức quản lý nợ, từ công chức mới vào ngành đến công chức lâu năm. Cuốn sổ tay đƣợc thiết kế nhƣ một cuốn từ điển để ngƣời sử dụng có thể tra cứu phần có liên quan và do vậy nội dung rất chi tiết, cụ thể. Cuốn Sổ tay này giúp cho công chức hiểu rõ về chính sách pháp luật có liên quan đến QLNT; và ngƣời đọc sẽ tìm đƣợc câu trả lời cho những nghiệp vụ liên quan khi đọc tài liệu này.

3.3.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu NNT, trong đó có dữ liệu về QLNT

Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tổ chức cá nhân nộp thuế đầy đủ, tập trung toàn quốc với sự hỗ trợ cao của công nghệ thông tin từ các nguồn thông tin về tổ chức cá nhân trong phạm vi ngành thuế và phối hợp trao đổi thông tin với các tổ chức, cá nhân ngoài ngành thuế.

Thông tin dữ liệu về hồ sơ pháp lý của NNT: hồ sơ đăng ký lần đầu và hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung (nếu có); Thông tin dữ liệu về các hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật; Thông tin dữ liệu về tình hình chấp hành pháp luật về thuế trong việc kê khai thuế, nộp tiền thuế, miễn giảm thuế, thanh tra, kiểm tra thuế; Thông tin dữ liệu từ các đơn vị thuộc, trực thuộc các bộ, ban, ngành phải đƣợc liên kết với nhau;

đối tác kinh doanh của NNT; Thông tin dữ liệu từ đơn thƣ tố cáo trốn thuế, gian lận thuế; Thông tin dữ liệu khác (bao gồm cả thông tin đƣợc phép mua theo quy định của pháp luật).

Các tiêu chí QLNT cần xây dựng bao gồm: thời gian để giải quyết xong một hồ sơ gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, số ngƣời nợ thuế, số khoản nợ thuế, số khoản nợ trên 90 ngày, số khoản nợ đến 90 ngày, số khoản nợ đang chờ xử lý, số khoản nợ đang chờ điều chỉnh, số khoản nợ khó thu, số ngƣời nợ thuế lớn, tình hình và nguyên nhân nợ thuế của từng NNT, số tiền thuế nợ của năm trƣớc đã thu đƣợc trong năm nay, số thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp đã ban hành, số tiền đã thu đƣợc sau khi phát hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp, số tiền chƣa thu đƣợc sau khi phát hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp, số trƣờng hợp đã áp dụng biện pháp cƣỡng chế nợ thuế (chi tiết từng biện pháp cƣỡng chế), số quyết định cƣỡng chế nợ thuế đã ban hành, số tiền đã thu đƣợc sau khi phát hành quyết định cƣỡng chế nợ thuế, số tiền chƣa thu đƣợc sau khi phát hành quyết định cƣỡng chế nợ thuế.

3.3.2.4. Tăng cường đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro, phân loại người nợ thuế

Nhiệm vụ của các cơ quan thu NSNN hiện nay là phải hƣớng đến sự cân bằng hợp lý giữa việc đảm bảo tuân thủ với việc giảm chi phí cho xã hội. Điều này có thể đạt đƣợc khi các cơ quan quản lý thuế triển khai áp dụng phƣơng pháp quản lý tuân thủ dựa trên quản lý rủi ro.

Quản lý rủi ro “là một quy trình có tổ chức, có cơ cấu, bao gồm những bƣớc đƣợc xác định tốt, theo đó việc xác định, phân tích, thiết lập ƣu tiên và xử lý rủi ro sẽ diễn ra một cách hệ thống để nâng cao chất lƣợng quá trình đƣa ra quyết định” 31

Cơ quan quản lý thuế đang áp dụng ngày càng nhiều các kỹ thuật quản lý rủi ro để xác định khu vực có nguy cơ phát sinh rủi ro lớn nhất và tìm cách phân bổ nguồn lực có hạn để quản lý những rủi ro này. Phƣơng pháp quản lý tuân thủ dựa trên quản lý rủi ro bắt đầu với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh và hệ thống pháp luật chặt chẽ, kết hợp với các lĩnh vực nhƣ xác định rõ ràng minh bạch trách nhiệm từ cấp

31

Bùi Thái Quang (2013), “Phƣơng pháp quản lý rủi ro, đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững”, Tạp chí Tài chính (11) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính phủ và các ngành đến các cấp cơ sở, bao gồm các quy định về giao tiếp điện tử, quy định các chế tài xử phạt đối với hành vi không tuân thủ pháp luật và cho phép các giải pháp xử lý nghiệp vụ linh hoạt và phù hợp.

Quản lý rủi ro đƣợc tạo dựng dựa trên cơ sở dữ liệu NNT đầy đủ, chính xác, tập trung; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ các hoạt động quản lý thuế đảm bảo tính liên kết, tự động hoá cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế.

Căn cứ trên cơ sở thông tin dữ liệu đã thu thập đƣợc để xây dựng các bộ tiêu chí cho nghiệp vụ QLNT phù hợp với yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. Bộ tiêu chí quản lý rủi ro phải phù hợp với các quy định của pháp luật thuế, các chính sách quản lý nhà nƣớc và phải đƣợc thủ trƣởng cơ quan phê duyệt.

Hiện nay ngành thuế đã sử dụng phần mềm TINC, PIT cung cấp thông tin đăng ký thuế, QLT, PIT cung cấp tình hình nộp tờ khai, nộp thuế của NNT, QTN lƣu đƣợc lịch sử nợ đọng của NNT, lịch sử các biện pháp đôn đốc nợ thuế của CQT. Do đó có thể dựa trên những thông tin này để xây dựng một hệ thống tính điểm NNT, đánh giá mức độ rủi ro của từng NNT trong QLNT.

Khi triển khai áp dụng đƣợc kỹ thuật quản lý rủi ro trong QLNT kết hợp với kinh nghiệm của công chức thuế làm công tác QLNT, Cục Thuế sẽ có căn cứ để áp dụng từng nhóm biện pháp phù hợp cho nhóm đối tƣợng có mức rủi ro về nợ thuế khác nhau, đảm bảo công tác QLNT đạt đƣợc ở mức cao nhất. Đây là công việc cần nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên nếu thực hiện đƣợc thì chắc chắn hiệu quả công tác QLNT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ đƣợc nâng cao.

3.3.2.5. Xây dựng bộ chỉ số đánh giá tác động của các hình thức cưỡng chế thuế đến sự thay đổi hành vi của NNT

Mục đích của hoạt động QLNT và cƣỡng chế thuế hiện nay là đảm bảo chống thất thu thuế hiệu quả, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN và xử lý nghiêm minh đối với NNT không nộp thuế và không nộp thuế đúng hạn định, chƣa coi trọng mục đích làm thay đổi hành vi của NNT theo hƣớng tích cực. Điều tra của Nguyễn Thị Lệ Thúy trong luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện quản lý thu thuế của

nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội) cho thấy 100% doanh nghiệp đồng ý với ý kiến cho rằng hai mục đích cƣỡng chế và thu nợ của ngành thuế Hà Nội là nhằm thu đúng, đủ, và kịp thời các khoản nợ thuế và nhằm xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp kê khai sai, chậm nộp hay không nộp thuế, chỉ 3,5% đồng ý rằng ngoài hai mục đích nói trên, cƣỡng chế còn nhằm hiểu những nguyên nhân của kê khai thuế sai, nộp thuế chậm hoặc không nộp để có những giải pháp cƣỡng chế thích hợp nhằm làm thay đổi dần hành vi của doanh nghiệp theo hƣớng tích cực hơn.

Hệ thống các biện pháp cƣỡng chế hiệu quả phải đƣợc định hƣớng là không chỉ làm thay đổi hành vi tuân thủ của những doanh nghiệp bị cƣỡng chế mà cả những doanh nghiệp khác trong môi trƣờng tuân thủ thuế, không chỉ trong hiện tại mà cả tƣơng lai.32

Vì vậy các chỉ số đánh giá tác động của các hình thức cƣỡng chế đến sự thay đổi hành vi của NNT, để cải thiện sự tuân thủ cần đƣợc xây dựng và áp dụng khi đánh giá hoạt động cƣỡng chế thuế.

3.3.2.6. Xây dựng phương pháp dự báo số nợ thuế và dự báo ảnh hưởng của sự thay đổi các nhân tố bên ngoài (kinh tế hay lập pháp) tới số thuế nợ của NNT.

Cũng nhƣ tất cả các lĩnh vực khác, QLNT cũng cần phải có phƣơng pháp dự báo số nợ thuế và dự báo ảnh hƣởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô, của việc thay đổi chính sách pháp luật tác động đến nghĩa vụ và khả năng nộp thuế của NNT có thể dẫn đến nợ thuế.

3.3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ tại CQT, kiểm tra việc thực hiện theo các quy trình về quản lý nợ mà Tổng Cục Thuế đã ban hành

Những nội dung chính cần kiểm tra về QLNT nhƣ sau: (i) Kiểm tra việc phân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 93 - 100)