8. Bố cục của nghiên cứu:
1.2.1. Khái niệm quản lý thuế và quản lý nợ thuế
1.2.1.1. Quản lý thuế
Là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc trong lĩnh vực thuế đƣợc thực hiện thông qua việc xây dựng chính sách về thuế và về quản lý thu thuế; xây dựng
chiến lƣợc về quản lý thuế trong năm năm hoặc mƣời năm và kế hoạch hàng năm; tổ chức, điều hành và giám sát nhằm đảm bảo NNT chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Quản lý nợ thuế
Là hoạt động của CQT nhằm thực hiện đôn đốc số thuế mà NNT đã kê khai, CQT đã tính, các cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho CQT, CQT xác định đây là nghĩa vụ của NNT và đã thông báo cho NNT nhƣng đã hết thời hạn quy định mà chƣa nộp vào NSNN.
Cƣỡng chế nợ thuế là biện pháp cuối cùng của quy trình đôn đốc, thu tiền thuế nợ vào NSNN, đƣợc áp dụng các biện pháp theo Luật định buộc ngƣời nợ thuế đã quá thời hạn chấp hành hoặc hoãn chấp hành các Quyết định hành chính thuế nộp đủ tiền nợ thuế vào NSNN.
- Đối với cơ quan thuế
QLNT là một quá trình: Xây dựng chƣơng trình, mục tiêu, chính sách, lập chỉ tiêu thu nợ hàng năm, chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về QLNT, xây dựng các chính sách về QLNT, xây dựng đội ngũ cán bộ QLNT, cơ sở vật chất kỹ thuật và một cơ cấu tổ chức thích hợp, duy trì một hệ thống thông tin để đảm bảo quản lý đầy đủ về đối tƣợng nợ thuế, thực hiện các thủ tục và quy trình quản lý để phân loại, đôn đốc và phạt chậm nộp tiền thuế; xem xét, giải quyết văn bản đề nghị xóa nợ, gia hạn nợ thuế, đề xuất các biện pháp và giải pháp quản lý thu nợ trên địa bàn quản lý.
- Đối với công chức thuế
QLNT bao gồm: xác định đối tƣợng nợ thuế, phân loại tiền thuế nợ theo tính chất nợ, xác định số tiền thuế còn nợ và thực hiện các bƣớc đôn đốc thu tiền thuế nợ. Nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra, nhắc nhở tính tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT, thông báo tiền chậm nộp tiền thuế theo Luật quản lý thuế, thực hiện các nghiệp vụ xử lý nợ thuế, gia hạn, xóa nợ, miễn tiền chậm nộp, tiến hành thủ tục để áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế.
1.2.1.3. Vai trò của quản lý nợ thuế 8
Trong cơ chế Tự khai tự nộp và theo lộ trình cải cách thì công tác quản lý thu nợ là một trong những chức năng có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý thuế. Điều này đƣợc thể hiện:
Quản lý nợ và cƣỡng chế thuế là một chức năng chính và cơ bản của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế Tự khai tự nộp thuế đƣợc sử dụng nhằm quản lý hệ thống thuế. Các chức năng quản lý thuế gồm: Xử lý tờ khai và kế toán thuế; Tuyên truyền hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế; Thanh tra kiểm tra đối tƣợng nộp thuế; Đôn đốc kê khai; Thu nợ và cƣỡng chế thuế.
Chức năng này đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực đảm bảo rằng đối tƣợng nộp thuế nộp các khoản nợ thuế khi đến hạn phải nộp và nộp tờ khai đúng hạn. Đảm bảo công bằng xã hội khi các cơ sở kinh doanh cùng phát sinh nghĩa vụ thuế, thể hiện qua việc đảm bảo các chính sách thuế đƣợc thực hiện đúng và triệt để: Đôn đốc tờ khai nộp kịp thời, tiền thuế nộp đầy đủ và đúng hạn; Có tác động, can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm các trƣờng hợp có hành vi vi phạm về kê khai, nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của NNT; Không để xảy ra tình trạng đối tƣợng có ý thức tuân thủ cao và đối tƣợng có ý thức tuân thủ kém đều đƣợc áp dụng cách hành xử giống nhau.
Quản lý chặt chẽ tiền thuế nợ và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ và cƣỡng chế thuế là một phần thƣớc đo để đánh giá và nâng cao hiệu quả của công tác khác, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra thuế: NNT kê khai thuế đầy đủ, kịp thời nhƣng không nộp đầy đủ và kịp thời số thuế vào NSNN sẽ làm ảnh hƣởng đến nhiệm vụ chính trị chung của toàn ngành khi không hoàn thành kế hoạch thu hàng năm; Số thuế nợ đọng không kiểm soát đƣợc sẽ dẫn đến khả năng phát sinh các khoản thuế không có khả năng thu hồi. Đặc biệt hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra sẽ bị hạn chế khi số thuế truy thu, xử phạt không đƣợc thực hiện nộp vào NSNN.
1.2.1.4. Yêu cầu của công tác QLNT 9
Công tác QLNT phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, trong Quản lý thuế nói chung và QLNT nói riêng, việc quản lý đầy đủ, không bỏ sót các khoản thu của NSNN là yêu cầu tất yếu của công tác QLNT. Nếu việc QLNT của CQT không đầy đủ, không bao quát hết các khoản thu của ngân sách thì sẽ dẫn tới thất thoát NSNN. Mặt khác, công tác cƣỡng chế thuế sẽ không thực hiện đƣợc hoặc thực hiện không chính xác, đôi khi việc cƣỡng chế thuế của CQT đối với các khoản nợ ảo do quản lý không tốt mang lại tác dụng ngƣợc khi gặp phản ứng từ phía NNT. Chính vì vậy, việc đảm bảo quản lý đầy đủ, chính xác các khoản nợ thuế của NSNN là yêu cầu quan trọng trong công tác QLNT.
Thứ hai, phải đảm bảo quản lý chính xác các khoản nợ thuế để CQT có biện pháp quản lý phù hợp. Bên cạnh việc phân loại nợ theo các tiêu thức tại phần trên, việc phân loại phải đƣợc nghiên cứu một cách khoa học, các tiêu thức phân loại phải đƣợc kết hợp với nhau một cách hợp lý, để cơ quan quản lý đánh giá, xem xét đƣa ra các biện pháp thu nợ phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Thứ ba, phải đảm bảo thu nợ kịp thời, tránh thất thu NSNN. Yêu cầu này cũng chính là định hƣớng nghiên cứu xuyên suốt đề tài, đó cũng chính là yêu cầu đƣợc các nhà quản lý thuế nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể trong quá trình quản lý thuế nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN, góp phần phát triển đất nƣớc.
1.2.1.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác QLNT
Công tác quản lý thuế hiện đại đã đặt ra yêu cầu cho CQT phải kiểm soát đƣợc chất lƣợng, hiệu quả của từng phần công việc, trong đó có công tác QLNT. Việc đánh giá đƣợc chất lƣợng, hiệu quả QLNT sẽ giúp cho công chức lãnh đạo điều hành nắm bắt đƣợc bộ phận quản lý nợ đã thực thi nhiệm vụ nhƣ thế nào: khâu nào hiệu quả, khâu nào không hiệu quả, thậm chí đánh giá đƣợc cả năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo của từng công chức làm công tác quản lý nợ. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác QLNT, cƣỡng chế thuế còn là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải tiến
9
Nguyễn Danh Hùng (2013), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Giang
hoạt động QLNT và cƣỡng chế thuế của CQT. Kinh nghiệm cải cách của CQT các nƣớc cũng đã chỉ ra rằng, chỉ với những kết quả có thể đo đƣợc một cách cụ thể mới đảm bảo tính khả thi trong thực hiện và mới đặt ra mục tiêu rõ ràng để các tổ chức, cá nhân trong CQT cùng phấn đấu và cùng đi theo một hƣớng nhất định.
Hiện nay Tổng Cục Thuế đang sử dụng một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả công tác QLNT nhƣ sau:
- Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế
+ Mục đích sử dụng: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế (theo dõi, đôn đốc, cƣỡng chế thu nợ thuế...), ý thức tuân thủ của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và việc thực hiện mục tiêu chiến lƣợc công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế.
+ Nội hàm tiêu chí:
Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá: Là tổng số tiền nợ thuế của tất cả NNT thuộc phạm vi quản lý của CQT tính đến thời điểm 31/12/Năm đánh giá.
Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý: Là tất cả các khoản thuế, phí ngành thuế thu đƣợc trong năm, bao gồm cả thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất.
+ Công thức tính: Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực
hiện thu của ngành thuế =
Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá
x 100% Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý
- Tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trƣớc thu đƣợc trong năm nay so với số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trƣớc
+ Mục đích sử dụng: Đánh giá hiệu quả công tác theo dõi, đôn đốc việc thu các khoản nợ thuế có khả năng thu nhƣng chƣa thu đƣợc từ năm trƣớc; kết quả việc thực hiện mục tiêu chiến lƣợc công tác QLNT.
Số tiền nợ thuế từ năm trƣớc thu đƣợc trong năm nay: Là tổng số tiền thuế NNT còn nợ tính đến thời điểm 31/12 năm trƣớc mà CQT đã thu đƣợc trong năm đánh giá.
Tổng số tiền nợ thuế có khả năng thu tính đến thời điểm 31/12 năm trƣớc bao gồm tổng số tiền nợ thuế đến 90 ngày và trên 90 ngày tính đến thời điểm 31/12 năm trƣớc.
+ Công thức tính: Tỷ lệ số tiền nợ thuế từ năm trƣớc thu đƣợc trong năm nay =
Số tiền nợ thuế từ năm trƣớc thu đƣợc trong năm nay
x 100% Tổng số tiền nợ thuế có khả năng thu tại
thời điểm 31/12 năm trƣớc - Tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN chờ điều chỉnh
+ Mục đích sử dụng: Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chiến lƣợc công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế, kết hợp đánh giá tính kịp thời, tính chính xác trong việc quản lý, theo dõi nợ thuế của NNT.
+ Nội hàm tiêu chí:
Tổng số tiền thuế đã nộp NSNN chờ điều chỉnh: Là số tiền thuế NNT đã nộp nhƣng có một số sai sót trên chứng từ nộp tiền hoặc chứng từ chậm luân chuyển hoặc thất lạc, ... (trừ các khoản nợ chờ điều chỉnh do có khiếu nại) tính đến thời điểm 31/12/Năm đánh giá, CQT đang chờ điều chỉnh theo đúng quy định.
Tổng số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá: là tổng số tiền nợ thuế của tất cả NNT tính đến thời điểm 31/12/Năm đánh giá.
+ Công thức tính: Tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN chờ điều chỉnh =
Tổng số tiền thuế đã nộp NSNN chờ điều chỉnh
x 100% Tổng số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNT 10
QLNT là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng, là khâu quản lý tiếp theo của chức năng KKKTT thực hiện quản lý, theo dõi, đôn đốc NNT nộp số tiền đã kê khai vào NSNN; có mối quan hệ chặt chẽ với chức
năng tuyên truyền, hỗ trợ nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tuân thủ đúng qui định pháp luật thuế của NNT. Do vậy, công tác QLNT bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, trong đó:
1.2.2.1. Yếu tố nội tại của cơ quan thuế:
Việc tuyên truyền để NNT hiểu và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là rất quan trọng; đồng thời, việc kê khai, hạch toán đúng nghĩa vụ của NNT cũng ảnh hƣởng đến kết quả của công tác QLNT; thanh tra, kiểm tra phát hiện việc chấp hành nghĩa vụ của NNT cũng là một nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác QLNT.
1.2.2.2. Yếu tố ngoài cơ quan thuế:
Ý thức chấp hành pháp luật của NNT và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn trong việc đôn đốc thu nợ, cƣỡng chế nợ thuế cũng là nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả của công tác QLNT.
1.3. Nội dung công tác quản lý nợ thuế
1.3.1. Lập chỉ tiêu thu nợ
Lập chỉ tiêu thu nợ là nội dung đầu tiên trong QLNT vì nó gắn liền với việc xác định chƣơng trình hoạt động trong một thời gian nhất định (thƣờng là hàng năm, 5 năm).
1.3.2. Xây dựng và thực hiện các quy trình, quy chế quản lý nợ thuế.
Nội dung của quy trình, quy chế quản lý thu nợ thuế bao gồm: Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của tổ chức, cá nhân trong CQT; Trình tự, thủ tục hành chính của các bƣớc công việc: đảm bảo hoạt động đồng bộ giữa các bƣớc công việc cũng nhƣ về thời gian; Mối quan hệ công tác giữa các tổ chức cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ: phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan, giữa các cơ quan trong ngành; kết hợp các công việc của các cá nhân trong bộ phận.
1.3.3. Chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy trình, quy chế
Nội dung này đóng vai trò quan trọng, giúp ngƣời lãnh đạo đánh giá lại quá trình QLNT đối với 2 đối tƣợng là:
Nội bộ ngành thuế: hoạt động kiểm tra nhằm (i) phát hiện sai sót vƣớng mắc trong quá trình quản lý để có giải pháp kịp thời giải quyết vƣớng mắc; (ii) làm rõ những việc đã làm đƣợc, chƣa làm đƣợc trong chƣơng trình, dự án để khen thƣởng và xử lý kịp thời;
Các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhằm hƣớng dẫn: (i) NNT thực hiện đầy đủ, đúng quy định đối với các thủ tục đề nghị gia hạn nộp thuế, miễn phạt chậm nộp, xoá nợ tiền thuế; (ii) các tổ chức, cá nhân phối hợp với CQT trong QLNT.
1.3.4. Tổng kết, đánh giá kết quả QLNT
1.4. Quy trình QLNT
1.4.1. Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ
Yêu cầu của việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ là đảm bảo thu hồi tối đa số nợ cũ, hạn chế số nợ mới phát sinh và đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu nợ do cấp trên giao. Các bƣớc cụ thể nhƣ sau: (i) Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện; (ii) Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch; (iii) Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định cho CQT cấp trên; (iv) Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ; (v) Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trên cơ sở phê duyệt.
1.4.2. Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ
Qui trình đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ bao gồm các bƣớc (i) Phân công QLNT; (ii) Phân loại tiền thuế nợ; (iii) Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ; (iv) Đối chiếu số liệu; (v) Thực hiện đôn đốc thu nộp; (vi) Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, hoàn kiêm bù trừ; (vii) Xử lý tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh; khó thu (trừ trƣờng hợp đã đƣợc xóa nợ tại điểm trên và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ); (viii) Đôn đốc tiền thuế nợ đối với đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị ủy nhiệm thu; (ix) Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ; (x) Lƣu trữ tài liệu về quản lý nợ.
Sơ đồ 1.1 là sơ đồ tổng thể qui trình quản lý nợ thuế do Tổng Cục Thuế ban hành tại Quyết định số 1395/TCT/QĐ/TCCB ngày 14/10/2011.
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổng thể qui trình quản lý nợ thuế
Nội dung Thời gian thực hiện Phòng, đội và công chức
Nguồn: Tổng Cục Thuế (2011), Quyết định số 1395/TCT/QĐ/TCCB ngày 14/10/2011
Xác định số nợ năm thực hiện
Lập chỉ tiêu thu nợ năm kế hoạch Báo cáo chỉ tiêu thu nợ cho CQT cấp trên
Phê duyệt chỉ tiêu thu nợ
Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu nợ XÂY DỰNG CHỈ TIÊU THU NỢ Tháng 11 hàng năm Tháng 11 hàng năm Tháng 11 hàng năm Cục Thuế: Tháng 11 Chi Cục Thuế: Tháng 12 Từ tháng 02 năm kế hoạch
Sau khi phân loại nợ, nhận HS đề nghị gia hạn, đề
nghị hoàn