Thực hiện quy trình quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 52 - 62)

8. Bố cục của nghiên cứu:

2.4.1.Thực hiện quy trình quản lý nợ thuế

2.4.1.1. Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

- Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện: (Dự kiến tiền thuế nợ năm thực hiện) căn cứ tiền thuế nợ năm trƣớc (tại báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ năm trƣớc, kỳ báo cáo tháng 12) và tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ (báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ năm thực hiện, kỳ báo cáo tháng 10), phân tích, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ, dự báo số tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 năm thực hiện.

- Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch: căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện đã đƣợc xác định nhƣ trên và chỉ tiêu thu tiền thuế nợ do Tổng Cục Thuế hƣớng dẫn hàng năm; Phân tích, dự báo tình hình kinh tế, các chính sách về quản lý nợ mới ban hành để đề xuất chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch, đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định và báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định về Tổng Cục Thuế.

- Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ: căn cứ vào chỉ tiêu do Tổng Cục Thuế giao và kết quả tổng hợp trên, Cục Thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho Phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế, các Chi cục Thuế hàng năm và báo cáo kết quả về Tổng Cục Thuế.

- Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cấp trên đã phê duyệt: dự kiến, trình lãnh đạo Cục Thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho Phòng Quản lý nợ, các Chi cục Thuế và giao nhiệm vụ thu tiền thuế nợ cho công chức thuộc Phòng Quản lý nợ.

Yêu cầu của việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ là đảm bảo thu hồi tối đa số nợ cũ, hạn chế số nợ mới phát sinh và đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu nợ do Tổng Cục Thuế giao. Cục Thuế đã có các Thông báo số 2357/TB-CT ngày 15/4/2010, Thông báo số 445/TB-CT ngày 25/01/2011, Thông báo số 813/TB-CT ngày 28/2/2012, Thông báo số 1505/TB-CT ngày 05/5/2013 giao cụ thể chỉ tiêu thu nợ cho Văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế.

2.4.1.2. Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ

- Phân công QLNT

Theo qui định tại qui trình, hàng tháng trƣớc ngày khoá sổ thuế một ngày làm việc, phó trƣởng phòng phụ trách quản lý nợ có trách nhiệm phân công QLNT cho công chức quản lý nợ. Tuy nhiên trên thực tế chƣa khóa sổ thì số thuế nợ chƣa đổ vào ứng dụng QTN nên việc phân công chỉ đƣợc dự kiến trên cơ sở số liệu in từ Sổ theo dõi tình hình nợ thuế trên ứng dụng QLT. Sau khi khóa sổ mới thực hiện phân công chính thức vào ứng dụng QTN.

- Phân loại tiền thuế nợ

Hàng tháng, sau ngày khoá sổ thuế (chậm nhất là ba ngày làm việc), công chức quản lý nợ và công chức phòng KKKTT thực hiện đối chiếu số tiền thuế nợ tại thời điểm ngày cuối tháng trên các ứng dụng quản lý thuế với ứng dụng quản lý nợ. Căn cứ vào số nợ trên ứng dụng quản lý nợ, tiêu thức phân loại tiền thuế nợ và hồ sơ, tài liệu liên quan đến NNT, rà soát danh sách NNT còn nợ thuế để phân loại theo từng khoản nợ, nhóm nợ.

Kết quả tổng hợp phân loại nợ thuế theo khu vực, theo sắc thuế và theo tính chất nợ đƣợc thể hiện qua biểu đồ 2.1, bảng 2.1 và biểu đồ 2.2 nhƣ sau

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Bảng 2.1 Tổng hợp phân loại nợ thuế theo sắc thuế 2010 - 2013

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng cộng 34.812 74.360 244.400 253.183

1 Thuế thu nhập cá nhân 461 857 3.823 3.034 2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 5.035 3.324 11.710 12.768 3 Thuế tài nguyên 318 328 1.202 1.119 4 Thuế giá trị gia tăng 14.805 44.040 88.181 74.276 5 Thuế tiêu thụ đặc biệt 6.239 6.562 6.824 6.566

6 Thuế môn bài 50 46 76 95

7 Thuế bảo vệ môi trƣờng 0 114 179 8 Phí, lệ phí 59 119 2.960 1.084 9 Thu tiền sử dụng đất 0 0 23.365 34.695 10 Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nƣớc 0 0 53.009 64.589 11 Thu tiền phạt 7.703 18.942 52.993 54.737 12 Các khoản thu khác 142 142 142 142

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Biểu đồ 2.2 Tổng hợp phân loại nợ thuế theo tính chất nợ 2010 - 2013

- Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ

Ngay sau ngày làm việc kế tiếp ngày hoàn thành việc phân loại nợ thuế nêu trên, công chức quản lý nợ nhập các dữ liệu nhật ký theo dõi tiền thuế nợ đối với từng NNT theo mẫu số 08/QLN trên ứng dụng QTN, theo dõi quá trình tự động lập và ghi nhật ký tại ứng dụng này. Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ đƣợc lập riêng cho từng NNT để theo dõi từng khoản tiền thuế nợ. Hàng ngày, công chức quản lý nợ phải ghi chi tiết về thời gian và các bƣớc công việc đã thực hiện vào Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của từng NNT (mẫu số 08/QLN), đồng thời theo dõi quá trình tự động lập và ghi nhật ký vào QTN; Công chức đƣợc giao nhiệm vụ tổng hợp của Phòng Quản lý nợ tổng hợp theo mẫu số 09/QLN.

- Đối chiếu số liệu

Sau khi phân loại tiền thuế nợ, nếu phát hiện có sai sót về tiền thuế nợ, công chức quản lý nợ mời NNT hoặc ngƣời đại diện pháp luật của NNT đến trụ sở CQT để thực hiện đối chiếu tiền thuế nợ. Căn cứ đối chiếu là bản sao hồ sơ khai thuế, chứng từ thu NSNN (Giấy nộp tiền vào NSNN, Biên lai thu thuế, Lệnh thu NSNN, Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN…) để xác định chính xác số liệu kê khai và nộp thuế, xác định số chênh lệch về tiền thuế nợ giữa NNT và CQT; Lập biên bản ghi nhận kết quả đối chiếu; Chuyển biên bản kèm theo các chứng từ liên quan (hồ sơ khai thuế, chứng từ thu NSNN…) cho Phòng KKKTT thực hiện lập phiếu điều chỉnh nội bộ.

+ Nếu xác định đƣợc số liệu nợ thuế tại các biên bản thanh tra, kiểm tra không thống nhất với số liệu tại ứng dụng quản lý nợ, công chức quản lý nợ kết hợp với các phòng, thanh tra, kiểm tra, KKKTT đối chiếu, xác định nguyên nhân chênh lệch, lập phiếu điều chỉnh nội bộ; chuyển phòng KKKTT điều chỉnh tiền thuế nợ.

+ Nếu NNT phản ánh về số liệu tiền thuế nợ tại Thông báo số 07/QLN không chính xác thì công chức quản lý nợ mời NNT đến Cục Thuế để đối chiếu: (i) Nếu nguyên nhân chênh lệch từ phía NNT thì đề nghị NNT giải trình, lập biên bản theo mẫu số 12/QLN; sau đó chuyển biên bản kèm theo các chứng từ liên quan (hồ sơ khai thuế, chứng từ thu NSNN…) cho phòng KKKTT thực hiện lập phiếu điều chỉnh nội bộ; (ii) Nếu nguyên nhân chênh lệch từ phía CQT thì phòng QLNT xác định nguyên nhân, lập tờ trình đề xuất (có xác nhận của lãnh đạo phòng), chuyển phòng KKKTT nhập lại dữ liệu.

- Thực hiện đôn đốc thu nộp

Căn cứ vào nhật ký theo dõi tiền thuế nợ, việc đối chiếu số liệu:

+ Đối với khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức các phòng kiểm tra thuế thực hiện đôn đốc thu nộp bằng hình thức gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thƣ điện tử cho NNT hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của NNT;

+ Đối với khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ lập thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp theo mẫu số 07/QLN; các khoản nợ thuế của NNT tại thông báo 07/QLN bao gồm cả khoản nợ mới phát sinh từ 01 ngày trở lên trình lãnh đạo Cục Thuế phê duyệt và phát hành. Sau khi phát hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông báo số 07/QLN, nếu phát hiện có sai sót, phòng QLNT phải ban hành lại Thông báo 07/QLN, trong đó nêu rõ thông báo này thay thế cho thông báo đã ban hành.

+ Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế; NNT có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn: phòng QLNT lập thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp cƣỡng chế nợ thuế theo mẫu 09/TB-CCNT (ban hành kèm theo quy trình cƣỡng chế nợ thuế).

+ Đối với nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang điều chỉnh không ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp.

Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, hoàn kiêm bù trừ

+ Xoá nợ tiền thuế

Công chức quản lý nợ trực tiếp lập hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế đối với các trƣờng hợp thuộc đối tƣợng đƣợc xoá nợ tiền thuế. Hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt đƣợc lập theo hƣớng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, trình lãnh đạo phòng QLNT xem xét, sau đó chuyển hồ sơ sang phòng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán thẩm định. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đƣợc hồ sơ, bộ phận này phải có ý kiến thẩm định. Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc ý kiến tham gia của phòng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán, phòng QLNT tổng hợp và trình lãnh đạo CQT phê duyệt, gửi CQT cấp trên. Khi có quyết định xoá nợ của cơ quan có thẩm quyền, phòng QLNT thực hiện sao gửi phòng KKKTT để điều chỉnh giảm số tiền thuế nợ trên QLT; Phòng QLNT lƣu toàn bộ hồ sơ liên quan đến xóa nợ thuế cho NNT, bao gồm: các văn bản đề nghị xóa nợ, tài liệu liên quan đến việc đề nghị xoá nợ, quyết định xoá nợ.

+ Gia hạn nộp thuế

Nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế: trƣờng hợp hồ sơ NNT lập đã đầy đủ thủ tục nhƣng không thuộc đối tƣợng đƣợc gia hạn nộp thuế thì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ, phòng QLNT trình lãnh đạo Cục Thuế ký duyệt và phát hành văn bản không chấp nhận đề nghị gia hạn nộp thuế. Trƣờng hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế chƣa đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn ba

cho NNT hoàn chỉnh hồ sơ; nếu NNT không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của CQT thì không xem xét gia hạn nộp thuế. Trƣờng hợp NNT lập hồ sơ đầy đủ thủ tục, đúng đối tƣợng đƣợc gia hạn nộp thuế, thuộc thẩm quyền của Cục Thuế thì dự thảo văn bản gia hạn nộp theo mẫu tại phụ lục số 03 và gửi phòng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán để thẩm định. Trong thời gian ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ, bộ phận thẩm định phải có ý kiến tham gia. Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc ý kiến của phòng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán, phòng QLNT tổng hợp và trình lãnh đạo Cục Thuế phê duyệt và phát hành.

Khi có văn bản chấp thuận gia hạn nộp thuế, phòng QLNT thực hiện sao gửi phòng KKKTT để điều chỉnh lại hạn nộp cho khoản nợ thuế đƣợc gia hạn vào các ứng dụng quản lý thuế; phòng kiểm tra để biết.

Công chức đƣợc giao nhiệm vụ quản lý nợ đối với NNT lƣu toàn bộ hồ sơ liên quan đến gia hạn nợ thuế của NNT, bao gồm: các văn bản đề nghị gia hạn của ngƣời nợ thuế; các văn bản bổ sung hồ sơ, không chấp thuận/chấp thuận gia hạn của CQT.

+ Thu tiền thuế nợ thông qua hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN

Nhận đƣợc đề nghị của phòng KKKTT về việc xác nhận tiền thuế nợ của NNT, phòng QLNT căn cứ vào số tiền thuế nợ đang theo dõi trên ứng dụng QTN lập phiếu xác nhận tình trạng nợ thuế, sau đó chuyển lại phòng KKKTT để có cơ sở lập Quyết định hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN.

- Xử lý tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh; khó thu + Đối với tiền thuế đã nộp NSNN chờ điều chỉnh do sai sót

(i) Trƣờng hợp NNT ghi sai các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền: Căn cứ đăng ký thuế, khai thuế và mục lục NSNN, nếu phát hiện sai sót, phòng QLNT lập danh sách các sai sót gửi sang phòng KKKTT để thông báo cho NNT thực hiện điều chỉnh kê khai, nộp tiền thuế vào NSNN theo đúng quy định.

(ii) Trƣờng hợp có sai sót do Kho bạc nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại: Phòng QLNT đề xuất với lãnh đạo Cục Thuế chỉ đạo phòng KKKTT thực hiện: (i) Đề nghị Kho bạc nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại thực hiện đúng quy định khi lập chứng từ thu NSNN hoặc chứng từ chuyển tiền thuế đã thu từ Ngân hàng thƣơng mại vào tài

khoản thu NSNN của Kho bạc nhà nƣớc phải ghi đầy đủ các thông tin về mã số thuế, mục lục ngân sách, chi tiết theo từng khoản nộp, số và ngày Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra (kiểm tra) việc chấp hành pháp luật thuế và ngày nộp thuế; (ii) Yêu cầu Kho bạc nhà nƣớc ghi đầy đủ thông tin trên Bảng kê chứng từ nộp NSNN gửi CQT nhƣ tên NNT, mã số thuế, số và ngày chứng từ, mục lục ngân sách, kỳ thuế, số và ngày Quyết định xử lý về thuế; (iii) Đề nghị Kho bạc nhà nƣớc và Ngân hàng thƣơng mại thực hiện điều chỉnh kịp thời các khoản tiền thuế đã nộp NSNN bị sai lệch.

(iii) Trƣờng hợp có sai sót do CQT: Đối với sai sót do nhập sai dữ liệu: phòng QLNT thông báo cho phòng KKKTT thực hiện điều chỉnh; Đối với các khoản tiền thuế đã nộp nhƣng chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, phòng QLNT thông báo cho phòng KKKTT xác định chứng từ nộp thuế của NNT tại Kho bạc nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại để điều chỉnh giảm số tiền thuế nợ của NNT trên hệ thống ứng dụng QLT; Đối với các khoản nộp đƣợc thực hiện bằng hình thức ghi thu - ghi chi qua ngân sách, phòng QLNT đề nghị phòng KKKTT xác định thời hạn nộp ngân sách, theo đó điều chỉnh lại thời hạn nộp thuế trên ứng dụng QLT; Đối với các nguyên nhân từ quá trình nâng cấp ứng dụng quản lý thuế: Phòng QLNT phối hợp với phòng KKKTT phát hiện các khoản nợ chênh lệch do nguyên nhân này, chuyển bộ phận tin học để tiến hành sửa lỗi ứng dụng.

+ Đối với nợ khó thu

(i) Tiền thuế nợ của NNT đƣợc pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự chƣa có hồ sơ đề nghị xoá nợ, chƣa đƣợc xóa nợ phòng QLNT báo cáo lãnh đạo Cục Thuế chỉ đạo các phòng kiểm tra thuế; đội quản lý nợ; đội thuế liên xã, phƣờng, thị trấn tiến hành xác minh về các trƣờng hợp này. Căn cứ kết quả xác minh, trình lãnh đạo Cục Thuế phê duyệt biện pháp đôn đốc hoặc xử lý tiền thuế nợ: Nếu NNT vẫn sinh sống trên địa bàn, có tài sản thì đề xuất các biện pháp thu tiền thuế nợ theo quy định; Nếu NNT đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì thực hiện theo quy định tại mục xóa nợ tiền thuế.

(ii) Tiền thuế nợ của NNT có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, chƣa hoàn

Kiểm tra thuế để xác minh về NNT, căn cứ kết quả xác minh, trình lãnh đạo Cục Thuế phê duyệt biện pháp đôn đốc hoặc xử lý tiền thuế nợ: Nếu NNT vẫn còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn thì phòng QLNT tiến hành đôn đốc thu tiền thuế nợ; Nếu NNT không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn thì phòng QLNT theo dõi và đề xuất biện pháp xử lý khoản tiền thuế nợ này.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 52 - 62)