Hạn chế trong công tác QLNT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 75 - 82)

8. Bố cục của nghiên cứu:

2.5.2. Hạn chế trong công tác QLNT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Bên cạnh những mặt tích cực nhƣ đã nêu trên, thì công tác QLNT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cũng đang tồn tại các hạn chế, điểm yếu sau:

2.5.2.1. Về cơ chế chính sách Một: Gia hạn nộp thuế

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế chỉ quy định bốn trƣờng hợp đƣợc gia hạn nộp thuế, vì vậy, trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các trƣờng hợp NNT gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan chƣa có cơ chế xử lý giãn nợ cũng làm cho số nợ tăng thêm. Đối với nhiều doanh nghiệp thời gian qua thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhƣ sáp nhập, giao, khoán kinh doanh hoặc cổ phần hoá gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, còn nợ thuế nhƣng không đƣợc gia hạn nộp thuế. NNT cung cấp hàng hoá, dịch vụ sử dụng nguồn vốn NSNN nhƣng chƣa đƣợc NSNN thanh toán cũng chƣa đƣợc gia hạn nộp thuế.

Hai: Xóa nợ thuế

Các trƣờng hợp xoá nợ tiền thuế, tiền phạt theo Luật Quản lý thuế chƣa thể thực hiện đƣợc do hồ sơ chƣa hoàn chỉnh hoặc không thể có những chứng từ theo nhƣ quy định.

Theo quy định tại Thông tƣ 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 hƣớng dẫn xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trƣớc ngày 01/7/2007 thì trƣờng hợp khoản tiền thuế nợ đã quá 10 năm, CQT đã thực hiện hết các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế theo qui định thì đƣợc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đồng thời xóa cả tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh từ khoản nợ đó. Tuy nhiên đối với những hồ sơ nợ thuế do NNT đã bỏ địa chỉ kinh doanh, CQT không tiếp cận đƣợc với NNT thì không thể thực hiện đƣợc đủ tất cả các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế theo qui định, do đó hồ sơ xóa nợ đối với trƣờng hợp này không đầy đủ dẫn đến việc không thể xóa nợ đối với các trƣờng hợp này, nhƣ vậy tiền thuế nợ cùng với tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phân loại nợ khó thu ngày càng nhiều mà không có khả năng thu hồi đƣợc.

Ba: Tiền chậm nộp

Một số NNT vừa có khoản nợ thuế vừa có khoản tiền thuế đề nghị hoàn vẫn bị tính tiền chậm nộp. Nhƣ vậy chƣa công bằng đối với NNT.

Theo quy định hiện tại thì chỉ có nợ chờ điều chỉnh là không tính tiền chậm nộp, còn lại tất cả các khoản nợ đều tính tiền chậm nộp, do đó nợ khó thu cũng bị tính tiền chậm nộp và khoản này đƣơng nhiên cũng rất khó thu, số tiền nợ của NNT ngày càng chất lên cao khó có khả năng thu hồi. Cục Thuế đang thực hiện tạm ngừng tính tiền chậm nộp đối với các khoản nợ khó thu cho đến khi có khả năng thu hồi để tránh làm cho nợ khó thu ngày càng tăng nhƣng việc này chƣa đúng với qui định của qui trình QLNT.

Một số doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị CQT miễn tiền chậm nộp đối với trƣờng hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, CQT khó xác định căn cứ xác định là bất khả kháng để xử lý miễn tiền chậm nộp cho NNT.

2.5.2.2. Về nghiệp vụ QLNT

Một: Quy trình nghiệp vụ về quản lý nợ không sửa đổi, bổ sung kịp thời với sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế. Qui trình QLNT tuy đã đƣợc ban hành làm căn cứ cho CQT các cấp thực hiện, giám sát và xây dựng báo cáo thống nhất kết quả hoạt động QLNT song lại chƣa có quy trình thực hiện đánh giá và kiểm tra lại kết quả thực hiện, do đó, độ thống nhất, tin cậy và chính xác của các chỉ tiêu còn chƣa đảm bảo.

Hai: Sổ tay nghiệp vụ công tác QLNT là cẩm nang nghiệp vụ, tạo thuận lợi cho công chức quản lý nợ tra cứu, sử dụng. Tuy nhiên Tổng Cục Thuế chƣa triển khai cho công chức làm công tác QLNT trên phạm vi toàn quốc sử dụng sổ tay nghiệp vụ.

Ba: Tổng cục Thuế đã có phần mềm TPH để tập hợp cơ sở dữ liệu NNT với thông tin về kê khai nộp thuế trên cả nƣớc. Tuy nhiên cơ sở dữ liệu về NNT nghèo nàn, chỉ có thông tin về kê khai, nộp thuế trong một địa phƣơng, không có đầy đủ dữ liệu chi tiết của NNT trên toàn quốc cũng nhƣ chƣa có các thông tin khác liên quan từ các ngành khác ngoài thông tin về kê khai, nộp thuế.

Bốn: CQT đã và đang tiến hành xây dựng và phát triển hệ thống ứng dụng nghiệp vụ để tự động đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT; đánh giá rủi ro cho các nghiệp vụ quản lý của ngành thuế, căn cứ mức độ rủi ro của NNT trong việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế để thực hiện hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ trong việc lựa chọn đối tƣợng đƣa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế. Tuy nhiên lĩnh vực QLNT chƣa đƣợc áp dụng kỹ thuật này.

Năm: Chƣa phân tích đặc điểm tuân thủ của từng nhóm NNT, chƣa có kế hoạch QLNT đối với các nhóm NNT có sự tuân thủ khác nhau; công tác cƣỡng chế chủ yếu nhằm mục tiêu giảm số thuế nợ đọng, chƣa quan tâm đến những giải pháp làm thay đổi hành vi tuân thủ của doanh nghiệp.

Sáu: Chƣa xây dựng và áp dụng phƣơng pháp dự báo tình hình nợ thuế.

Bảy: Kết quả thực hiện công tác QLNT và cƣỡng chế thuế do phòng báo cáo theo định kỳ. Giai đoạn 2010 - 2013 chƣa có cuộc kiểm tra nội bộ nào thực hiện tại phòng Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế. Do đó kết quả thực hiện công tác QLNT và cƣỡng chế thuế chƣa đƣợc kiểm tra, phân tích khách quan đánh giá việc thực hiện qui trình QLNT, qui trình cƣỡng chế thuế của công chức đƣợc phân công có đạt yêu cầu hay không, cần khắc phục điểm nào, kết quả thu nợ đạt đƣợc ở mức độ nào?

2.5.2.3. Về ứng dụng công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin chƣa tối ƣu.

Các ứng dụng còn bị lỗi và trục trặc trong quá trình thực hiện, nhiều khi bị treo, không chạy đƣợc, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý cũng nhƣ công tác báo cáo. Các ứng dụng phải nâng cấp thƣờng xuyên nên chƣa ổn định về số liệu, mỗi lần nâng cấp thƣờng xảy ra lỗi nên việc khai thác, sử dụng chƣa đƣợc thuận lợi.

Với ứng dụng quản lý thuế (QLT): là ứng dụng đã đƣợc nâng cấp nhiều lần, xử lý dữ liệu tƣơng đối tốt nhƣng chỉ bó hẹp trong phạm vi một địa phƣơng, không có dữ liệu lịch sử của NNT chuyển CQT quản lý trên ứng dụng gây khó khăn cho công tác quản lý; không đáp ứng đƣợc yêu cầu thông tin báo cáo kịp thời, phải chờ đợi tập hợp báo cáo từ cấp dƣới gửi lên mới có thể tổng hợp đƣợc số liệu, làm cho việc chỉ đạo của lãnh đạo chƣa kịp thời, sát thực tiễn.

Ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân (PIT): đây là ứng dụng đƣợc coi là tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực quản lý thuế. Ứng dụng có thể khai thác sâu về dữ liệu và đặc biệt do quản lý tập trung nên bất cứ thời điểm nào ở cấp nào cũng có thể lấy đƣợc số liệu mà không cần chờ cấp dƣới báo cáo...Tuy nhiên, hầu hết công chức đều “ngại” ứng dụng này, nhiều số liệu trên PIT chƣa chuẩn, ví dụ NNT bị truy thu, phạt và tính tiền chậm nộp, sau đó NNT nộp tiền nhƣng không ghi số ngày quyết định truy thu trên chứng từ nộp, ứng dụng lại không bù trừ số tiền này mà để treo đó, tại một thời điểm trên hệ thống cùng một tiểu mục vừa có số thuế phải nộp, vừa có số nộp thừa, sau đó khi có số phải nộp phát sinh thì tiền này lại đƣợc bù trừ với số phát sinh đó, đến khi phát hiện số liệu không chuẩn xác thì công chức phòng KKKTT phải hủy toàn bộ dữ liệu đã bù trừ và bù trừ thủ công lại cho toàn bộ các khoản phát sinh từ sau chứng từ nộp mà không đƣợc bù trừ cho khoản phải nộp trên quyết định truy thu đó về sau, công chức QLNT phải hủy tiền chậm nộp trên hệ thống, mất nhiều thời gian, công sức dò tìm.

Ứng dụng quản lý nợ (QTN) : Số liệu sai trên ứng dụng QLT dẫn đến sai trên ứng dụng QTN, do đó việc phải điều chỉnh lại tiền chậm nộp gặp nhiều khó khăn và mất thời gian. Ứng dụng QTN chƣa phân loại nợ thuế theo nhiều chỉ tiêu khác nhau mà chỉ phân loại nợ thuế theo tính chất nợ, theo khu vực, theo sắc thuế; chƣa bóc tách đƣợc thu nợ của năm trƣớc chuyển qua nên rất khó đánh giá kết quả thu nợ theo chỉ tiêu đƣợc giao.

Theo qui định của Luật Quản lý thuế thì tiền phạt không bị tính phạt chậm nộp nên toàn bộ tiền phạt chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính đều đƣợc hạch toán vào tiểu mục 4254. Luật Quản lý thuế sửa đổi bổ sung đã thay đổi, tiền phạt vi phạm hành chính sẽ bị tính tiền chậm nộp, vì vậy số liệu từ tháng 9/2013, tiền chậm nộp đƣợc hạch toán sang tiểu mục 4911 mục đích để ứng dụng QTN tính tiền chậm nộp trên tiểu mục 4254. Tuy nhiên nếu tính chậm nộp trên 4254 hiện tại thì sẽ không chính xác , do đó phải chuyển đổi số chi tiết tiền phạt chậm nộp trên thông báo phạt chậm nộp, tách số liệu của các quyết định truy thu trƣớc đó đã nhập vào tiểu mục 4254 bao gồm cả tiền phạt vi phạm hành chính và phạt chậm nộp, tách số liệu tiền chậm nộp của NNT chuyển nghĩa vụ từ nơi khác đến đƣa sang tiểu mục 4911. Tuy nhiên công cụ chuyển

đổi chƣa hạch toán đúng hạn nộp và nội dung đối với các trƣờng hợp có số liệu phạt vi phạm hành chính cùng kỳ với tiền phạt chậm nộp nhƣng có hạn nộp trƣớc.

Kết xuất số liệu từ ứng dụng còn bị lỗi, số liệu giữa biểu này và biểu khác còn chƣa thống nhất hoặc không đúng với thực tế. còn thiếu hỗ trợ trong công tác báo cáo nhƣ số thu nợ năm trƣớc chuyển sang, có sự chênh lệch giữa các sổ thuế…Một số khoản nợ thuế không chính xác do sai sót của NNT khi kê khai và nộp thuế không đúng mục lục ngân sách, nhầm cơ quan thu, nhầm kho bạc, nhầm mã số thuế …và không kịp thời điều chỉnh khi nộp sai, do CQT nhập không chính xác số liệu và nhập không kịp thời số thuế phát sinh theo tháng, do Ngân hàng, Kho bạc ghi nhận thông tin của NNT sai nên số tiền đã nộp không trừ đúng số thuế phải nộp theo quy định, ... dẫn đến tình trạng nợ thuế ảo.

Hệ thống QLNT chƣa tự động gửi thông báo nợ và tiền chậm nộp đến hộp thƣ điện tử mà NNT đã khai báo với CQT đƣợc mà vẫn phải thực hiện bằng bản giấy, vừa tốn kém giấy mực, tem thƣ, vừa dễ bị thất lạc, NNT vin vào cớ không nhận đƣợc thông báo của CQT nên không nộp tiền thuế nợ, không đến làm việc khi CQT mời. Quản lý việc NNT nhận thông báo, giấy mời… của CQT lại phát sinh thêm nhiều khâu trung gian theo dõi từ phòng QLCCN đến văn thƣ, từ văn thƣ sang bƣu điện và ngƣợc lại, rất mất thời gian và rất dễ thất lạc.

Điều 34 Thông tƣ 156/2013/TT-BTC qui định trƣờng hợp Ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật, Kho bạc nhà nƣớc, CQT, tổ chức đƣợc CQT ủy nhiệm thu thuế thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của NNT nhƣng chậm nộp số tiền đã thu vào NSNN thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế đã thu nhƣng chƣa nộp NSNN. Tuy nhiên hiện tại ứng dụng chƣa thiết kế đáp ứng qui định này, NNT chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để nộp NSNN đúng ngày nhƣng do ngân hàng chuyển tiền vào NSNN chậm thì ứng dụng vẫn ghi nhận ngày nộp thuế của NNT là ngày ngân hàng chuyển tiền vào Kho bạc, tính tiền chậm nộp đối với NNT mà chƣa có thiết kế tính tiền chậm nộp đối với Ngân hàng.

2.5.2.4. Về tổ chức bộ máy

Một: Nhân lực cho công tác QLNT chƣa đủ về số lƣợng và chất lƣợng

Số lƣợng NNT ngày càng tăng và nợ thuế ngày càng nhiều, số lƣợng NNT nợ thuế rất lớn, chiếm khoảng 45% số lƣợng NNT thuộc diện quản lý, trong khi số lƣợng công chức làm công tác quản lý nợ lại ít, bình quân một công chức quản lý nợ phải quản lý khoảng 120 ngƣời nợ thuế, vừa làm công tác QLNT, vừa đảm nhiệm công tác cƣỡng chế nợ thuế. Do đó dẫn đến tình trạng công chức quản lý nợ không đảm trách đƣợc hết các công việc theo chức năng. Theo qui định tại qui trình QLNT, sau khi phát hành thông báo 07/QLN mƣời ngày làm việc, nếu NNT chƣa nộp tiền thuế nợ vào NSNN thì phòng quản lý nợ mời NNT hoặc ngƣời đại diện pháp luật của NNT đến làm việc tại trụ sở CQT để nắm thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nộp tiền thuế. Trƣờng hợp NNT không đến CQT hoặc đã đến nhƣng không giải trình đầy đủ hoặc không bổ sung thông tin, tài liệu thì tổ chức làm việc trực tiếp tại trụ sở của NNT; Sau khi làm việc, lập biên bản ghi nhận kết quả, tại biên bản phải yêu cầu NNT cam kết thực hiện nộp thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế 24. Tuy nhiên thời gian qua việc này chƣa đƣợc thực hiện tốt.

Theo qui trình cƣỡng chế thuế thì tất cả các khoản nợ trên 90 ngày đều phải có biện pháp cƣỡng chế phù hợp. Với số lƣợng nhân lực nhƣ hiện tại thì việc triển khai các biện pháp cƣỡng chế đến tất cả ngƣời nợ thuế trên 90 ngày sẽ không thể kịp thời và thƣờng xuyên đƣợc, ảnh hƣởng đến kết quả đôn đốc nợ thuế.

Mọi tác nghiệp đều phải đƣợc ghi chép vào nhật ký nhƣng hiện nay công chức chỉ có thể ghi chép một số trƣờng hợp có số thuế nợ lớn, thời gian nợ thuế lâu.

Năm 2010 - 2012 công chức trong phòng bị điều động bổ sung nhân lực cho bộ phận thanh kiểm tra nhằm hoàn thành chỉ tiêu số cuộc thanh kiểm tra nên cũng có ảnh hƣởng đến công tác QLNT.

Việc khai thác dữ liệu trên các ứng dụng của công chức QLNT có khi chƣa thành thạo, đôi lúc chƣa hiểu rõ việc sinh ra số liệu trên các ứng dụng nên ít nhiều cũng ảnh hƣởng đến công tác QLNT và cƣỡng chế nợ thuế.

Hai: Việc đào tạo bồi dƣỡng chuyên sâu về QLNT chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Ba: Việc khen thƣởng công chức tận tụy, tỉ mỉ, thực hiện tốt công tác QLNT chƣa đƣợc chú trọng cũng nhƣ chƣa xử lý kịp thời công chức lơ là, chƣa thực hiện nghiêm túc công tác QLNT. Có ngƣời mang tƣ tƣởng e ngại, không thích làm việc ở phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế.

2.5.2.5. Về sự phối hợp trong và ngoài ngành

Chƣa có sự phối hợp thật tốt giữa các bộ phận trong và ngoài ngành phục vụ cho quản lý nợ thuế nhƣ:

- Trong cơ quan thuế: Việc triển khai các biện pháp chỉ đạo của Cục Thuế luôn đồng bộ và kịp thời. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, sự phối hợp giữa các bộ phận trong CQT (QLNT và KKKTT) đôi khi chƣa tốt dẫn đến không điều chỉnh kịp thời nợ ảo, làm cho nợ chờ điều chỉnh tăng lên (năm 2012). Các bộ phận làm việc độc lập theo qui trình công việc liên quan, hầu hết chỉ đối chiếu đối với số liệu của NNT khi có thắc mắc của NNT, hàng tháng trƣớc khi phát hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp đều có đối chiếu kiểm tra giữa bộ QLNT và KKKTT. Tuy nhiên một số lỗi khi

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)