Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra NNT nhằm ngăn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 106 - 125)

8. Bố cục của nghiên cứu:

3.4.2.Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra NNT nhằm ngăn

ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế

Thực tiễn ở nƣớc ta hiện nay đã và đang xuất hiện hình thức tội phạm mới, lợi dụng một số cơ chế chính sách và sơ hở trong quản lý để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nƣớc. Lịch sử phát triển về quản lý thuế của các nƣớc trên thế giới đã chứng minh chức năng thanh tra thuế là tất yếu và là nhiệm vụ chủ yếu của CQT bảo đảm pháp luật về thuế đƣợc thi hành nghiêm túc. Vì vậy để nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra cần thực hiện các bƣớc sau:

Một: Chuyển đổi từ việc thanh tra, kiểm tra một cách đại trà, ngẫu nhiên sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo nội dung vi phạm, thanh tra những doanh nghiệp nợ thuế lớn. Chuyển hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại CQT. Chuyển từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.

Hai: Phân loại đối tƣợng để thanh tra, kiểm tra. Tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tƣợng có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm, thƣờng xuyên gian lận về thuế. Các đối tƣợng tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế thì khoảng 5 năm mới kiểm tra toàn diện một lần.

Ba: Việc thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ; giá cả bán hàng hoá, dịch vụ phải phù hợp với giá niêm yết để xác định đầy đủ các khoản phải nộp Ngân sách, các khoản đã nộp Ngân sách và các khoản còn phải nộp Ngân sách. Đối với các trƣờng hợp kê khai thiếu thuế, nộp thuế không đúng thời gian quy định, có tính gian lận về thuế sẽ bị xử phạt nghiêm minh theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành.

Bốn: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, lựa chọn, xếp loại doanh nghiệp theo mức độ tín nhiệm tƣơng ứng. Tín nhiệm là những doanh nghiệp làm ăn chân chính, tài chính lành mạnh và tuân thủ tốt pháp luật thuế; Tín nhiệm thấp là những doanh nghiệp có vi phạm về chế độ tài chính, về pháp luật thuế, tuân thủ pháp luật thuế ở mức trung bình; Tín nhiệm rất thấp là những doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật thuế, vi phạm nghiêm trọng về chế độ tài chính và các chính sách, pháp luật khác. Theo đó chỉ tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp đã đƣợc đánh giá, phân loại có mức độ tín nhiệm thấp và rất thấp. Khuyến khích và tôn trọng các doanh nghiệp có sự tín nhiệm của CQT và nâng cao mức độ tín nhiệm đối với CQT và các cơ quan hữu quan.

Năm: Xây dựng hồ sơ đánh giá về doanh nghiệp: (còn gọi là thẻ tình trạng sức khoẻ của doanh nghiệp). Hồ sơ đánh giá về doanh nghiệp sẽ ghi chép tất cả những thông tin nổi bật và chủ yếu cho phép CQT nắm sâu hơn và toàn diện hơn về hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ tối đa cho việc quản lý thuế và phân tích, đánh giá, xếp loại mức độ tín nhiệm để lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra thuế.

Sáu: Xây dựng quy trình đổi mới thanh tra, kiểm tra thuế. Quy trình đổi mới thanh tra, kiểm tra thuế phải trên cơ sở căn cứ vào hệ thống thông tin, hồ sơ đánh giá doanh nghiệp, thực hiện việc đánh giá, phân tích theo hệ thống tiêu chí đã đƣợc xây dựng để xếp loại mức độ tín nhiệm doanh nghiệp. Theo đó lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tập trung chủ yếu vào loại doanh nghiệp có độ tín nhiệm thấp và rất thấp; riêng loại doanh nghiệp có sự tín nhiệm của CQT có thể kiểm tra điểm một vài doanh nghiệp. Nhƣ vậy, quy trình thanh tra, kiểm tra chủ yếu tập trung vào kiểm tra bƣớc một - kiểm tra tại CQT và chỉ triển khai kiểm tra bƣớc hai - kiểm tra tại doanh nghiệp khi xác định doanh nghiệp có hành vi vi phạm về thuế. Điều đó cho phép CQT phân bổ hợp lý và tiết kiệm nguồn nhân lực trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Bảy: Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong CQT cũng nhƣ với các cơ quan có liên quan trong công tác QLNT và cƣỡng chế thuế.

Kết luận chƣơng 3

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế của bất cứ thời đại, quốc gia nào, nợ thuế tồn tại là điều hết sức bình thƣờng. Tuy nhiên, sẽ là không bình thƣờng nếu nhƣ NNT cố tình tìm kẽ hở của pháp luật nhằm trì hoãn nghĩa vụ thuế. Bởi vậy, nhiệm vụ của QLNT là phải phân tích nguyên nhân nợ thuế trên tất cả các mặt có liên quan nhƣ: Nợ ở sắc thuế nào? Đối tƣợng nợ là ai? Chính sách thuế còn phù hợp thực tiễn hay không? Tổ chức thực hiện chính sách thuế đó nhƣ thế nào? Sự tác động của các chính sách khác đến chính sách thuế ra sao? …Từ đó tìm ra đƣợc giải pháp khắc phục.

Với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa; bài học kinh nghiệm QLNT từ các nƣớc thành viên OECD; qua phân tích thực trạng, nguyên nhân hạn chế của công tác QLNT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa và quan điểm đề xuất giải pháp, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNT ở Việt Nam nói chung và QLNT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nói riêng, với các nhóm giải pháp về chính sách, về nghiệp vụ QLNT, về ứng dụng công nghệ thông tin, về tổ chức bộ máy, về quan hệ trong và ngoài ngành; trên cơ sở các điều kiện để thực hiện giải pháp đƣợc thực thi sẽ mang lại hiệu quả tốt cho công tác QLNT, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN và tạo sự bình đẳng giữa những NNT, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

KẾT LUẬN

Với các nội dung nghiên cứu đã đƣợc trình bày, Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa” đã góp phần làm rõ bản chất, các nội dung yêu cầu, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.

Trong đề tài, tác giả trình bày những khái niệm về nợ thuế, quản lý thu thuế, QLNT, Trên cơ sở đó, đã vận dụng nghiên cứu phân tích thực trạng của công tác QLNT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả phân tích những kết quả đã đạt đƣợc, những vấn đề cần phải khắc phục và nguyên nhân của nó làm hạn chế hiệu quả công tác QLNT ở Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, nghiên cứu học tập kinh nghiệm QLNT của CQT các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), rút ra bài học cho Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNT ở Việt Nam nói chung và ở Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

Đề tài đã hoàn thành đƣợc những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những nhận thức cơ bản về nợ thuế, QLNT.

- Giới thiệu kinh nghiệm về QLNT của một số quốc gia thành viên OECD và bài học rút ra cho Việt nam.

- Đánh giá thực trạng QLNT ở Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNT.

Hạn chế của đề tài: Do đề tài đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp truyền thống dựa trên số liệu thứ cấp, chƣa có phần định lƣợng để kiểm định lại các nhận định, đánh giá, các đề xuất. Vì vậy những giải pháp đề xuất chỉ có tính chất gợi ý, chƣa hoàn toàn thuyết phục. Tác giả rất mong những đề tài kế tiếp đi vào nghiên cứu định lƣợng.

Trân trọng cảm ơn sự đóng góp của các của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học với hy vọng đề tài này có thể đóng góp đƣợc nhiều hơn nữa các giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNT ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tiếng Việt

[1] Vũ Thị Ngọc Ánh (2013), Các giải pháp hoàn thiện công tác QLNT và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Thường Tín – TP Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Tài chính.

[2] Bộ Nội vụ (2013), Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25 tháng 6 năm 2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

[3] Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 8/9/2011 ban hành “Đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế giai đoạn 2011-2020”.

[4] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

[5] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 hướng dẫn xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007.

[6] Chính phủ (2013), Nghị định Số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế.

[7] Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[8] Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa (2011), Báo cáo đánh giá công tác thuế năm 2010; nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2011.

[9] Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa (2012), Báo cáo đánh giá công tác thuế năm 2011; nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2012.

[11] Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa (2014), Báo cáo đánh giá công tác thuế năm 2013; nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2014.

[12] Cục Thuế (2012), Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế năm 2011.

[13] Cục Thuế (2013), Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế năm 2012.

[14] Cục Thuế (2014), Báo cáo chuyên đề công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế năm 2013.

[15] Cục Thuế (2011), Báo cáo phân loại nợ thuế tháng 12/2010. [16] Cục Thuế (2012), Báo cáo phân loại nợ thuế tháng 12/2011. [17] Cục Thuế (2013), Báo cáo phân loại nợ thuế tháng 12/2012.

[18] Cục Thuế (2014), Báo cáo phân loại nợ thuế tháng 12/2013.

[19] Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012), “Quản lý thuế ở Việt Nam Hoàn thiện và đổi mới”, Tạp chí phát triển và hội nhập, (7).

[20] Nguyễn Việt Hà (2010), Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh – TP Hà Nội . Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

[21] Phạm Việt Hà (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng Cục Thuế.

[22] Nguyễn Danh Hùng (2013), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Giang. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Tài chính.

[23] Trần Thị Thu Huyền (2013), Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng công tác quản lý thu nợ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng Cục Thuế.

[24] Đỗ Thị Ngọc (2012), Tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Tài chính.

[25] Hoài Phƣơng (2012) “Chống nợ đọng thuế cần cơ chế quản lý cứng rắn hơn”.

Tạp chí Tài chính, (3).

[26] Bùi Thái Quang (2013), “Phƣơng pháp quản lý rủi ro, đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững”, Tạp chí Tài chính, (11).

[28] Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế số 21/2013/QH13 ngày 20/11/2012.

[29] Thủ Tƣớng Chính Phủ (2011), Quyết định 732/QĐ-TTg, ngày 17/05/2011 ban hành Chiến lược cải cách ngành thuế 2011-2020.

[30] Tổng Cục Thuế (2010), Quyết định số 502 /QĐ-TCT ngày 29 /3/2010 về việc qui định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế.

[31] Tổng Cục Thuế (2011), Quyết định số 1395/TCT/QĐ/TCCB ngày 14/10/2004 về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế.

[32] Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội), Luận án tiến sĩ kinh tế.

[33] Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Cục Thuế tỉnh Lào Cai. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Tài chính.

[34] Nguyễn Xuân Trƣờng và Lê Minh Thắng (2012), “Tìm lời giải cho bài toán nợ thuế ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (3).

[35] Lê Xuân Trƣờng (2011): Nâng cao hiệu quả công tác QLNT và cưỡng chế thuế ở Việt Nam, công trình nghiên cứu khoa học cấp học viện. Học viện Tài chính. [36] Lê Xuân Trƣờng (2010), Giáo trình quản lý thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà

nội.

[37] Thanh Uyên (2012), “Quảng ngãi: Tìm giải pháp thu hồi nợ thuế”, Tạp chí thuế nhà nước,(15).

[38] Website Bộ Tài chính www.mof.gov.vn

[39] Website Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa www.khanhhoa.gdt.gov.vn [40] Website Tạp chí Tài chính www.tapchitaichinh.vn

[41] Website Tổng Cục Thuế www.gdt.gov.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Anh

[43] Jane Whyte, Therese McCormick, Nicholas Scholar and Mark Harradine (2012), “The engagement of external debt collection agencies”, Australian National Audit Office, ANAO Audit Report (No. 54, 2011-12).

[44] Kazuyuki Furuya (2012), “National tax agency report 2012”, Japan Commissioner National Tax Agency report.

[45] Peter Veld (2013), “Working Smarter in Tax Debt Managemen”, Forum on Tax Administration (9/2013).

[46] Richard Highfield (2012), “Working smarter in structuring the administration, in compliance, and through legislation”, Forum on Tax Administration (01/2012). [47] http://annualreport.ato.gov.au/Our-performance/Revenue-debt-and-administered-

programs/Collecting-debt/ [48] http://www.ato.gov.au

[49] http://www.oecd.org/ctp/administration/tax-administration-series.htm [50] http://www.oecd.org/site/ctpfta/taxadministrationdatabase.htm

PHỤ LỤC



Phụ lục 1 Cơ cấu tổ chức hệ thống cơ quan thuế của các nƣớc OECD

NƢỚC

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC NỘI BỘ TRONG CÁC CƠ QUAN THUẾ

Tiêu chí chủ yếu của cơ cấu tổ chức 1 Bộ phận quản lý ĐTNT lớn đƣợc tách riêng Chức năng thu nợ đƣợc tách riêng Chức năng quản lý trốn thuế/gian lận về thuế nghiêm trọng đƣợc tách riêng Các hoạt động tuân thủ- kết hợp hoặc tách riêng theo từng loại thuế Chức năng công nghệ thông tin tổng hợp Úc Tất cả Có Có Có Tách riêng Có 2 Áo F, T Có 3 Có Có Kết hợp Có 4 Bỉ Tất cả Không Có Có Tách riêng Canada F Không 3 Có Có Kết hợp Có Séc F, T Không Có Có Kết hợp Có Đan Mạch F, TP Có Có Có Kết hợp Không 5 Phần Lan TP,T Có Có Có Tách riêng Có Pháp F, TP Có Có Không Kết hợp Có Đức F, TP Không Có Có Kết hợp Có 2 Hy Lạp Tất cả Có Có Có Kết hợp Có 4 Hungary F, TP Có Có Không 2 Kết hợp Có

Iceland F Không Không Không Kết hợp Không 5

Ireland F, TP Có Có Có Kết hợp Có

Ý F, T Có Có Có Kết hợp Có

Nhật Tất cả Có 3 Có Có Kết hợp Có

NƢỚC

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC NỘI BỘ TRONG CÁC CƠ QUAN THUẾ

Tiêu chí chủ yếu của cơ cấu tổ chức 1 Bộ phận quản lý ĐTNT lớn đƣợc tách riêng Chức năng thu nợ đƣợc tách riêng Chức năng quản lý trốn thuế/gian lận về thuế nghiêm trọng đƣợc tách riêng Các hoạt động tuân thủ- kết hợp hoặc tách riêng theo từng loại thuế Chức năng công nghệ thông tin tổng hợp

Lucxembourg T,F Không Có Có Tách riêng Có 2

Mexico F, TP Có Có Có Kết hợp Có

Hà Lan F Có Có Có Kết hợp Có

New Zealand Tất cả Có Có Có Kết hợp Có

Na uy F, TP Có 2 Có Có Tách riêng Có

Ba Lan F, TP Có Có Có Kết hợp Có 4

Bồ Đào Nha T Không Có Có Kết hợp Không

Slovakia F Có Có Có Kết hợp Không 2

Tây Ban Nha Tất cả Có Có Có Kết hợp Có

Thụy Điển T Có Có Có Tách riêng Có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thụy Sĩ 2 Tất cả Không Có Có Tách riêng Có

Thổ Nhĩ Kỳ T Không Có Có Kết hợp Không 5

Anh - IRD F, TP Có Có Có Tách riêng Không 5

Anh - C&E F, TP Có Có Có Tách riêng Không 5

Mỹ F, TP Có Có Có Tách riêng Có

Nguồn: Phạm Việt Hà (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLNT

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ THUẾ tại cục THUẾ TỈNH KHÁNH hòa LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 106 - 125)