Im lặng thể hiện sự vui vẻ

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 58 - 60)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.9. Im lặng thể hiện sự vui vẻ

Có trường hợp im lặng thể hiện sự đau buồn, lại có những trường hợp im lặng ẩn chứa thái độ vui vẻ, sự hài lòng. Ở tác phẩm Nam Cao có 7 lần nhân vật im lặng vì lí do trên, ở tác phẩm Nguyễn Minh Châu là 2 lần.

Sự im lặng của Đức trong cuộc đối thoại với bà quản Thích là sự im lặng như vậy.

- Nào ai bảo anh rằng anh đừng cưới? Tôi bây giờ già rồi, lại chả mong anh có vợ, có con để lúc Chúa có bắt tội nằm xuống đấy cũng được yên cái lòng đấy à? Vậy anh đã tìm được đám nào chưa?

Hắn cười híp mắt lại nhưng không nói gì.”

(“Nửa đêm”, Nam Cao)

Bà quản Thích hỏi cháu mình đã tìm được đám nào chưa, Đức phải trả lời bà mới đúng, nhưng Đức lại không nói gì mà chỉ “cười híp mắt lại”. Hắn không nói gì vì lời hỏi của bà đã làm hắn nghĩ đến cái Nhi. Hắn đã “mê cái Nhi lắm lắm” và đã có ý định cưới nó. Im lặng là ngầm thông báo hắn đã tìm được người con gái mà hắn muốn lấy làm vợ. Nghĩ đến cái Nhi hắn vui vẻ hẳn lên.

Một cuộc đối thoại về chuyện hôn nhân trong truyện ngắn “Nguồn

suối” của Nguyễn Minh Châu cũng có sự im lặng như trên.

Ông cụ hỏi giọng hoan hỉ:

- Đêm nay là đêm đầu năm của người Việt Nam, nhân ngày tết tôi chúc anh đánh thằng Pháp chết nhiều hơn năm ngoái - Ông cụ dừng một lát rồi nói tiếp - Chắc anh bận nhiều việc kháng chiến nên không thể biết, con Y Khiêu, đứa con gái tôi, nó muốn làm vợ anh đấy. Đấy là tôi nói để anh biết, còn tùy ý anh.”

Ngạn ngồi nghe lời ông cụ, mặt cứ nóng bừng bừng, trong lòng dấy lên một niềm vui sướng tràn ngập và bối rối.”

Lời nói của ông cụ là lời mở đường cho chuyện hôn nhân giữa Ngạn và

Y Khiêu. Lẽ ra phải có lời đáp của Ngạn rằng đồng ý hay không đồng ý, hay

mà chỉ có lời văn của tác giả miêu tả trạng thái tâm lí của Ngạn: “mặt cứ nóng bừng bừng, trong lòng dấy lên một niềm vui sướng tràn ngập và bối rối”. Ngạn và Y Khiêu đã yêu nhau từ lâu, cho nên lời của ông cụ như khẳng định chắc chắn hơn sự gắn bó nên duyên vợ chồng của hai người. Im lặng bởi bối rối, nhưng chủ yếu là vì niềm vui đối với Ngạn quá lớn. Không cần nói mà cả ông cụ và người đọc đều hiểu Ngạn luôn mong muốn và sẵn sàng đón nhận hạnh phúc đó.

Một phần của tài liệu Phép im lặng từ góc độ dụng học trong tác phẩm nam cao và nguyễn minh châu (Trang 58 - 60)